Tư duy phản biện là gì? Rèn luyện tư duy phản biện như thế nào?
Tư duy phản biện là kỹ năng có thể giúp chúng ta hình thành nên quan điểm riêng của bản thân một cách tốt nhất. Kỹ năng này cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện và phát triển các kỹ năng mềm khác. Hãy cùng iSchool khám phá thêm những thông tin bổ ích về tư duy phản biện qua bài viết dưới đây.
>> Tham khảo thêm:
Mục Lục
1. Tư duy phản biện (Critical Thinking) là gì?
Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking là kỹ năng xem xét, phân tích, đánh giá những giả thiết, giả định từ đó hình thành các cách nghĩ và đưa ra quan điểm đúng đắn khi đứng trước vấn đề nào đó. Nói cách khác, kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng nêu ra quan điểm trước một vấn đề nào đó và cho rằng quan điểm ấy là đúng đắn, hợp lý có tính nhất quán và logic.
Chính vì vậy, kỹ năng tư duy phản biện đặc biệt quan trọng trong đời sống vì nó được phân chia theo các cấp bậc khác nhau và mang lại nhiều ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay.
2. Vai trò của tư duy phản biện trong học tập và cuộc sống
Kỹ năng tư duy phản biện đóng vai trò rất quan trọng trong cả việc học tập lẫn cuộc sống. Cụ thể, kỹ năng này sẽ giúp chúng ta:
- Thúc đẩy được khả năng phát triển toàn diện: Người có khả năng tư duy phản biện có thể đoán được trước các hệ quả từ những điều họ hiểu và học cách vận dụng điều đó vào giải quyết vấn đề. Đồng thời, người có tư duy phản biện cũng không ngừng tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo nhằm tăng cường nhận thức của bản thân đối với vấn đề đó. Điều này giúp nâng cao nhiều kỹ năng cho bản thân hơn trong việc học tập và công việc.
- Giúp liên kết các quan điểm theo hướng logic nhất: Người có tư duy phản biện thông thường sẽ có khả năng đưa ra lập luận, phân tích, phát triển và chứng minh những lập luận đúng sai nhanh, chính xác. Vì vậy, họ có thể nhanh chóng thay đổi môi trường sống và được đánh giá cao về năng lực của chính mình.
- Giải quyết các vấn đề rất hệ thống và hiệu quả: Người có tư duy phản biện sẽ đưa ra cách xử lý mọi vấn đề một cách khoa học. Họ có khả năng nhận thức vấn đề rất rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Từ đó họ có thể so sánh, đối chiếu nhằm lựa chọn được phương án, giải pháp hợp lý và khả thi nhất.
3. Các đặc điểm quan trọng của tư duy phản biện
Thông thường, những người có tư duy phản biện sẽ tồn tại những khả năng:
- Hiểu rõ các liên kết logic giữa các luận điểm
- Nhận dạng, phân tích và đánh giá các luận cứ liên quan
- Tìm thấy những sự không thống nhất và lỗi sai nghiêm trọng trong cách diễn đạt
- Giải quyết vấn đề theo một trình tự hệ thống
- Nhận dạng được những vấn đề cần thiết và tầm quan trọng của mỗi vấn đề
- Xem xét và đánh giá chuẩn xác cách thức lập luận của người khác
Chúng ta không nên nhầm lẫn kỹ năng tư duy phản biện với việc muốn công kích hoặc phê phán người khác. Vấn đề về kỹ năng tư duy phản biện không được dùng để phơi bày sự thiếu sót và sai lầm khi lập luận, nhưng kỹ năng này có vai trò then chốt trong việc hình thành nên các quyết định sáng suốt và mang tính chiến lược, từ đó có thể giúp chúng ta nâng cao được hiệu quả xử lý và giải quyết các vấn đề.
4. Phân loại tư duy phản biện
4.1. Tư duy phản biện tự điều chỉnh
Mỗi khi chúng ta muốn đánh giá một vấn đề nào đó, bản thân đều sẽ có những ý kiến chủ quan. Những ý kiến ấy có thể đúng, hoặc sai tuy nhiên muốn làm được việc ấy thì cần phải có tư duy phản biện tự điều chỉnh.
Như vậy, tư duy phản biện tự điều chỉnh là quá trình mà bản thân cần phải đấu tranh với các ý kiến của riêng mình trong nội tâm. Người có loại tư duy này phải tự nhận thấy đâu là ý kiến hợp lý và phù hợp nhất thông qua việc xem xét và đánh giá trên nhiều góc độ so sánh khác nhau. Từ đó tự hoàn thiện và rút ra những kết luận hoàn chỉnh nhất.
4.2. Tư duy phản biện ngoại cảnh
Không như tư duy phản biện điều chỉnh, tư duy phản biện ngoại cảnh được hình thành để giải quyết các vấn đề môi trường. Cụ thể, trong một cộng đồng, từng cá thể sẽ có nhiều kiểu tư duy và quan điểm khác nhau. Do đó, các ý kiến, quan điểm cũng sẽ lệch nhau và đôi khi sẽ chệch đi so với chân lý.
Vậy sau khi nhiều người đưa ra những ý kiến cá nhân dựa trên các thông tin khách quan có được từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi người sẽ cùng nhau nhìn nhận, đánh giá và phản biện nhằm đi đến kết luận đúng đắn nhất cho vấn đề đó. Bên cạnh đó, dựa trên tư duy của mỗi người mà họ còn có thể tranh luận để bác bỏ những tư duy nào mình chưa hoàn toàn đồng thuận.
5. Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ hiệu quả?
Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy rằng tư duy phản biện là kỹ năng vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết. Hình thành kỹ năng này cho bé từ nhỏ có thể giúp bé yêu phát triển bản thân một cách hoàn thiện nhất. Để rèn luyện tư duy phản biện cho trẻ hiệu quả, bố mẹ cần phải lựa chọn những phương pháp giáo dục hiệu quả để giúp bé:
- Trau dồi các kiến thức qua từng ngày
- Dạy cho bé có một tầm nhìn khách quan với mọi vấn đề
- Tập cho bé thói quen tự đặt câu hỏi dưới nhiều góc độ
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các cách dạy con thông minh để hướng dẫn bé cách lập luận logic hơn khi giải quyết vấn đề. Điều này không chỉ giúp bé phát triển tư duy phản biện hiệu quả mà còn có thể kích thích sự phát triển các loại trí thông minh vốn có của bé.
Có thể thấy rằng, tư duy phản biện là kỹ năng tuyệt vời giúp trẻ tạo ra được những bước ngoặt lớn trong cuộc sống cũng như học tập. Thông qua bài viết trên, hy vọng quý phụ huynh có thể thành công trong việc hướng dẫn con mình rèn luyện tư duy phản biện một cách tốt nhất.
>> Có thể phụ huynh quan tâm: