Tư duy hệ thống là gì? Cách rèn luyện tư duy hệ thống hiệu quả
Tư duy hệ thống là kỹ năng cần thiết và có ảnh hưởng nhất định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ mang ý nghĩa trong công việc, sở hữu kỹ năng này giúp bạn xử lý nhanh chóng các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Nhờ đó, bạn có thể tối ưu năng suất công việc, đạt được kết quả mong muốn trong thời gian ngắn.
Tư duy mở là gì? Cách rèn luyện tư duy mở hiệu quả
Tư duy sáng tạo là gì? Các phương pháp rèn luyện tư duy sáng tạo
Video 28. TƯ DUY ĐÚNG VỀ TTCK, GIÁ CỔ PHIẾU – 25/01/2022
Khái niệm về tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống là khái niệm xuất hiện lần đầu vào năm 1956 do một nhóm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo sư Jay W. Forrester tại trường Sloan ở MIT định nghĩa. Nhìn chung, bạn có thể hiểu đây là cách nhìn nhận sự vật, sự việc trong một mối liên kết, liên hệ với sự vật, sự việc khác.
Thay vì đánh giá, xử lý công việc theo từng phần, bạn cần đặt chúng trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác có liên quan. Bước này giúp bạn nhìn nhận được vấn đề từ khái quát chung đến chi tiết. Nhờ đó, bạn có thể tìm ra giải pháp để xử lý công việc theo cách tốt nhất.
Có rất nhiều cách để bạn bắt đầu áp dụng tư duy hệ thống vào công việc cũng như cuộc sống thường ngày. Cụ thể:
- Tư duy môi trường. Nhìn nhận sự việc dựa trên mối liên kết với môi trường xung quanh thay vì tập trung vào chi tiết của vấn đề.
- Tư duy mạng lưới. Nhìn nhận sự việc dựa trên mối liên kết với các sự việc khác ở cùng cấp độ để có cái nhìn tổng quan.
- Tư duy quy trình. Nhìn nhận sự việc khi được đặt trong một chuỗi công việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định với các bước thực hiện cụ thể.
- Tư duy hồi quy. Nhìn nhận sự việc với mục tiêu kiểm tra và đặt vấn đề để xử lý dứt điểm.
Ví dụ: Apple phát hành IPod vào năm 2001. Với mong muốn tối ưu trải nghiệm người dùng, thiết bị không chỉ cung cấp khả năng lưu trữ âm thanh. Apple đã đặt ra những yếu tố đem đến sự thân thiện khi sử dụng máy nghe nhạc cá nhân và từ đó phát triển IPod với khả năng: tải nhạc, cấp phép, bản quyền, thanh toán, quản lý giao dịch và lưu trữ,… trong một thiết bị.
Nhờ nhóm quản lý đã áp dụng phương pháp tư duy hệ thống trong quá trình phát triển và hướng đến mục tiêu chung là nâng cao trải nghiệm khách hàng, Apple đã đạt doanh số vượt qua 20 triệu thiết bị mỗi năm từ năm 2005.
Vai trò của tư duy hệ thống
1. Hiểu được bức tranh tổng thể
Tư duy hệ thống cho phép bạn nhìn nhận vấn đề trong mối tương quan giữa nhiều yếu tố. Từ đó, bạn có thể xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ, có sự phân công hợp lý để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu. Đó cũng là lý do đây là kỹ năng quan trọng với người làm lãnh đạo.
Chẳng hạn, khi ra mắt sản phẩm mới, công việc cần tiến hành không chỉ ở bước hóa nghiệm, tạo ra hợp chất mới. Bước này còn phụ thuộc vào đội nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nguyên vật liệu được sử dụng, giá cả dành cho nhóm đối tượng hướng đến, bao bì, sản xuất, giao hàng,… và rất nhiều công việc khác. Tất cả cần được kết nối liền mạch, sắp xếp một cách hệ thống trước khi bắt đầu triển khai để giảm rủi ro.
2. Giải quyết vấn đề gốc rễ
Các vấn đề phát sinh có thể xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa. Nếu chỉ nhìn nhận vào tác động trực tiếp dẫn đến rủi ro thì bạn không lường trước được những sự cố có thể xảy ra trong giai đoạn tiếp theo. Đó là lý do cần có tư duy hệ thống nếu muốn giải quyết vấn đề gốc rễ.
Bởi cách tư duy này giúp bạn nhìn nhận và xem xét vấn đề trên nhiều khía cạnh và góc độ. Bạn cần đánh giá tình huống dưới sự tác động của môi trường, từ những nhiệm vụ/công việc khác và phân tích trong từng giai đoạn. Khi hoàn thành các bước này, bạn có thể tìm ra chính xác vấn đề đang gặp phải và đưa ra phương án khắc phục phù hợp.
Đặc điểm của người có tư duy hệ thống
Những người có tư duy hệ thống sẽ:
- Có cái nhìn tổng thể. Nhìn nhận sự việc trong mối tương quan chung thay vì xem xét từng bộ phận, từng vấn đề riêng lẻ.
- Có mục tiêu. Đây là bước giúp xây dựng kế hoạch, sắp xếp công việc liền mạch có liên kết chặt chẽ theo hệ thống nhất định.
- Suy nghĩ đa chiều. Đây là đặc điểm mang tính cốt lõi của tư duy hệ thống. Bạn không bắt đầu ngay vào giải quyết vấn đề mà cần phân tích tình huống dưới nhiều góc độ. Từ đó, tìm ra nguyên nhân cốt lõi và đưa ra phương án xử lý.
Rèn luyện tư duy hệ thống hiệu quả nhất
Tư duy hệ thống không phải là kỹ năng bẩm sinh. Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện mỗi ngày khi thay đổi những thói quen nhỏ nhất. Cụ thể:
- Áp dụng các bài tập rèn luyện não bộ với phương pháp Loci. Đây là phương pháp sắp xếp dữ liệu vào một “cung điện ký ức”. Tất cả những thông tin có liên quan đến nhau được xếp vào một “phòng”, từ đó tìm ra mối liên hệ để giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện tư duy logic. Tính logic sẽ hỗ trợ bạn trong việc phân loại, sắp xếp dữ liệu theo một trật tự nhất định. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng tìm ra mối tương quan giữa các sự việc và hình dung được bức tranh tổng thể.
- Rèn luyện tư duy phản biện. Bạn cần tập suy nghĩ theo nhiều hướng, thay vì chấp nhận một quan điểm, nhận định là đúng.
Tư duy hệ thống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống và công việc của chúng ta. Chính vì thế, mỗi ngày, bạn cần rèn luyện não bộ để nâng cao kỹ năng này.
Miễn trừ trách nhiệm (Disclaimer): Thông tin trong bài viết chỉ mục đích chia sẻ thông tin và quan điểm cá nhân của tác giả. Đây không phải là lời khuyên đầu tư từ Hocchungkhoan.vn. Hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, Tiền của bạn ko phải của mình nên hãy có trách nhiệm tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư
Kỷ nguyên của tư duy về đầu tư đã đến