Truyền thống là gì? Ý nghĩa của truyền thống
Chắc hẳn ai cũng từng nghe về truyền thống dân tộc, nhưng để hiểu về truyền thống là gì chắc chưa nhiều người nắm được. Luật Minh Khuê xin giải đáp qua nội dung bài viết sau đến độc giả.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có bề dày văn hóa, phong tục tập quán, nhất là những truyền thống tốt đẹp. Đó là những giá trị đã có từ lâu đời, được duy trì và phát huy qua từng thế hệ. Vậy truyền thống là gì? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống nào đáng quý?
Mục Lục
1. Truyền thống là gì?
Truyền thống là một từ trong tiếng Latin traditio và điều này lần lượt từ động từ tradere có nghĩa là để cung cấp hoặc tuyền tải. Truyền thống được hiểu là truyền tải các phong tục, hành vi, ký ức, biểu tượng, tín ngưỡng, truyền thuyết, cho người dân của một cộng đồng và những gì được truyền tải trở thành một phần của văn hóa.
Để một cái gì đó được thiết lập như một truyền thống, phải mất một thời gian dài, vì vậy thới quan được tạo ra. Các nền văn hóa khác nhau và thậm chí các gia đình khác nhau có truyền thống khác nhau.
Các lễ kỷ niệm, nghi lễ và lễ hội định kỳ được chia sẻ bởi xã hội, cùng như tất cả các biểu hiện của văn hóa dân gian, nói chung là một phần của truyền thống. Thông thường một số người theo một truyền thống cụ thể mà thậm chí không nghĩ về ý nghĩa thực sự của truyền thống trong câu hỏi.
Theo dân tộc học, truyền thống cho thấy một tập hợp các phong tục, tín ngưỡng, tập quán, học thuyết và luật pháp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và điều đó cho phép sự liên tục của một nền văn hóa hoặc một hệ thống xã hội.
2. Sự hình thành và phát triển truyền thống
Truyền thống được tồn tại và phát triển nhờ vào hoạt động sáng tạo của con người, của tập thể, của cộng đồng dân tộc. Bản chất của truyền thống là sự lặp đi, lặp lại có tuyển chọn, là sự tích lũy truyền bá, sự kế thừa và sáng tạo những kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau.
Ông cha ta đời này qua đời khác đã coi trọng việc xây dựng những truyền thống tốt đẹp và chuyển giao nó cho các thế hệ con cháu mai sau. Do vậy, việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ là một vấn đề mà xã hội và các nhà giáo dục cần quan tâm.
Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng duy trì phát triển, giữ gìn và vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó. Việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, dân tộc là việc làm quan trọng và thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng.
3. Ý nghĩa của truyền thống
Một đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thì không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Do đó truyền thống có ý nghĩa và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống nhân dân và đất nước.
Truyền thống luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển trong con người, nó theo chiều hướng của tương lai. Mỗi người đều mang trong mình những giá trị truyền thống ở các mức độ khác nhau.
Truyền thống là do con người xây dựng và phát triển, nó là một bộ phận không thể thiếu được của nền văn minh. Truyền thống được coi là thứ keo kết dính các thành viên với nhau làm cho tập thể trở thành một chỉnh thể đoàn kết và thống nhất. Vì vậy mà truyền thống có sức mạnh to lớn trong đời sống xã hội.
Nói đến truyền thống không thể không nhắc đến bộ phận quan trọng của nó là phong tục, tức là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số nhân dân thừa nhận và làm theo. Tuy nhiên không phải tất cả các phong tục truyền thống đều cần phải giữ gìn và phát huy. Chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, đất nước. Tuy nhiên đối với truyền thống nhưng đã lạc hậu, không còn phù hợp thì cần loại bỏ để tiếp thu những cái mới góp phần làm phong phú hơn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, đất nước.
Truyền thống có vai trò quan trọng, nhưng không nên cường điệu những truyền thống đặc biệt của mình. Cái mà ta cần tìm là con đường nào dẫn một dân tộc ra khỏi quá khứ và đến tương lai một cách thuận lợi và ngắn nhất chứ không phải là những giá trị của quá khứ.
4. Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
Việt Nam là một quốc gia giàu giá trị truyền thống, gồm nhiều những thói quen, lối sống, tinh thần tích cực được hình thành từ xa xưa.
4.1. Truyền thống yêu nước
- Đáng quý, đáng trân trọng nhất là phải kể đến truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Từ khi Tổ quốc bị xâm lăng cho đến thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tinh thần yêu nước của cả dân tộc như một vũ khí mạnh mẽ, có sức mạnh vô song. Khi đất nước có chiến tranh, già trẻ, gái trai đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tinh thần yêu nước, truyền thống yêu nước là yếu tố tiên quyết để họ đưa ra quyết định xông pha chiến trường.
4.2. Tinh thần đoàn kết
- Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết cũng là một giá trị truyền thống lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa người Việt. Mỗi khi đất nước gặp thiên tai, dịch bệnh, tinh thần đoàn kết lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ.
- Trên khắp đất nước quyên góp tiền, hiện vật, giúp đỡ bà con sửa sang lại nhà cửa, khắc phục hậu quả sau thiên tai. COVID-19 lũ lụt miền Trung không làm giảm đi tinh thần đoàn kết của đồng bào Việt Nam.
4.3. Truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thế hệ trẻ Việt Nam
- Cuối cùng phải kể đến truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng như thế hệ trẻ Việt Nam. Sức trẻ, sự nhiệt huyết của họ là một tuyền thống quý báu, lan tỏa đến toàn dân tộc.
- Trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể, sức trẻ ấy được biểu hiện một cách sáng tạo, đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh. Quả thực, đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. Thế hệ trẻ là lực lượng nòng cốt để xây dựng và phát triển đất nước, để giữ gìn và phát huy những truyền thống dân tộc.
5. Một số nguyên tắc giữ gìn và phát huy truyền thống
- Bài trừ, loại bỏ tận gốc những điều tiêu cực, trái với sự phát triển, tiến bộ trong thời buổi hiện nay. Đó là những tàn dư của quá khứ, đang làm xấu hình ảnh của quốc gia, dân tộc. Có thể kể đến như tư tưởng lạc hậu, tư tưởng phong kiến,…
- Giữ gìn và phát huy một cách sâu rộng những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, những nếp sống đẹp của đồng bào trên cả nước.
- Không ngừng đổi mới, sáng tạo những giá trị văn hóa truyền thống sao cho phù hợp, phù hợp với tình hình đất nước, xu thế hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, không được làm mất bản chất vốn có, không kệch cỡm, lố lăng.
- Thế hệ trẻ có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị tuyền thống đã có từ xa xưa. Bên cạnh đó phải hình thành những giá trị mới.
6. Truyền thống có tác động như thế nào đến cuộc sống hiện nay?
6.1. Tác động tích cực
- Làm phong phú thêm bản sắc văn hóa – truyền thống của quốc gia, dân tộc. Đây là một yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch, đặc biệt là du lịch trải nghiệm, khám phá. Góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà.
- Giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ. Từ đó hình thành lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần dân tộc, hiểu được công lao to lớn của các thế hệ đi trước.
- Những giá trị truyền thống còn hình thành những thói quen sống, suy nghĩ tốt đẹp với mỗi cá nhân, nhất là thế hệ trẻ. Đây là tiền đề quan trọng để con người sống tốt, có ích hơn cho xã hội, cho đất nước.
- Giá trị truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác mang ý nghĩa tích cực. Đó cũng là sức mạnh để dân tộc vượt qua khó khăn, thách thức, đối mặt với những kẻ thù xâm lăng trên mọi mặt trận.
6.2. Tác động tiêu cực
- Những giá trị cổ hủ, lạc hậu vẫn tồn tại trong một bộ phận cộng đồng, dân tộc. Những yếu tố đó đang đi ngược lại với xu thế phát triển của xã hội, đi ngược với sự tiến bộ của loài người.
- Nhiều cá nhân, tập thể vẫn giữ những quan điểm cổ hủ nên việc đổi mới, sáng tạo còn gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều cá nhân phản động dựa vào việc đổi mới, sáng tạo giá trị truyền thống để truyền bá những tư tưởng kệch cỡm, sai lệch với truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc.
Trên đây là nội dung giải đáp về vấn đề truyền thống là gì? Luật Minh Khuê muốn chia sẻ tới bạn bọc. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!