Truyện ngụ ngôn là gì? Tìm hiểu truyện ngụ ngôn Việt Nam
2.7
(53.33%)
3
votes
Khái niệm truyện ngụ ngôn là gì đã được chúng ta tìm hiểu khá kĩ trong chương trình văn học Ngữ Văn lớp 6. Tuy nhiên, đến nay vẫn có không ít người chưa biết gì về truyện này.
Truyện ngụ ngôn là gì
Để giúp các học sinh chưa hiểu về khái niệm cũng như để hỗ trợ tất cả mọi người có nhu cầu tìm hiểu thông tin liên quan đến thể loại truyện ngụ ngôn, vanhocquenha xin chia sẻ bài viết dưới đây.
Truyện ngụ ngôn là gì?
Truyện ngụ ngôn cũng là một thể loại văn học, được viết theo hình thức văn xuôi tương đối ngắn. Truyện sử dụng các biện pháp ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con người để chỉ đến một vấn đề triết lý, luân lý mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc hoặc lên án về một thực tế, về những tật xấu của con người.
Lịch sử hình thành truyện ngụ ngôn được cho là từ khi con người bắt đầu có ý thức dùng câu chuyện của con vật để nói về chuyện của loài người nhờ cuộc sống của họ trước đây, sống theo bầy đàn, không tách rời tự nhiên, họ qua sát cách săn bắn, tự vệ của các loài động vật.
Đặc điểm của truyện ngụ ngôn Việt Nam
Nội dung của truyện ngụ ngôn có những đặc trưng cơ bản sau đây.
Phê phán thói hư tật xấu của con người trong xã hội: bệnh chủ quan, tham lam ích kỉ, đoán mò, thói huênh hoang,…Ví dụ các tác phẩm như: Người nông dân và con lừa, Ếch ngồi đáy giếng, Cà cuống với người tịt mũi, Thả mồi bắt bóng…,
Đả kích giai cấp (thống trị): nhất là trong xã hội cũ thói đời ngang ngược, những kẻ đạo đức giả nhân giả nghĩa, với các truyện ngụ ngôn như: Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay…
Bài học thực tiễn: đưa ra những lời khuyên cho con người về cách đối nhân xử thế, về lối sống, sức mạnh của đoàn kết, vai trò của việc gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Những tác phẩm tiêu biểu như:Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo…
Thầy bói xem voi là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng ở nước ta
Phân tích ý nghĩa của một vài truyện ngụ ngôn tiêu biểu
Ếch ngồi đáy giếng
Một trong những truyện ngụ ngôn Việt Nam nổi tiếng phải kể đến đó là “Ếch ngồi đáy giếng”. Nội dung câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một chú ếch, quanh năm chỉ sống ở dưới đáy giếng nhỏ nên cứ coi mình là “vua”, chỉ coi trời bằng cái vung. Một hôm mưa lớn nước mưa tràn giếng khiến ếch bị đẩy ra ngoài nhưng chú ếch vẫn với thói huênh hoang cũ nên đã bị trâu dẫm chết.
Qua câu truyện trên, nhân dân ta muốn ngụ ý phê phán thói xấu của con người trong xã hội xưa cũng như ngày nay. Thực tế, có không ít người kiêu ngạo, cứ cho mình là giỏi, là nhất, xem thường người khác, thậm chí chế nhạo người đời. Đằng sau lên án là lời cảnh cáo đến toàn thể những ai đang mắc phải những thói xấu trên tự thay đổi chính mình, phải nhận định được bản thân đang ở vị trí nào, xuất phát điểm ra sao. Hãy nhớ rằng thế giới này bao la rộng lớn, mình chỉ là hạt cát bụi bé nhỏ mà thôi. Thậm chí nếu thực sự có giỏi giang, học sâu biết rộng, tài cao thế nào đi chăng nữa thì cũng không nên tự nâng cao bản thân mình lên vì “phàm ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên”. Bên cạnh đó, hãy nhớ con người sống trên đời cần có tập thể chứ không chỉ riêng một cá thể nhất định nào đó, hãy đối xử tử tế, công bằng với tất cả mọi người, kể cả những người mang thân phận thấp hèn nhất bởi vì biết đâu có một ngày mình cần đến họ.
Câu chuyện bó đũa
Truyện ngụ ngôn “bó đũa” muốn ca ngợi sức mạnh đoàn kết của các anh chị em trong nhà sâu rộng ra là toàn xã hội. Cốt truyện hết sức đơn giản, chỉ xoay quanh nhân vật người cha già và những đứa con. Người cha đã có tuổi bèn sai các con đến rồi giao ai bẻ gãy được bó đũa thì được thưởng. Các người ngon ai cũng muốn nhận thưởng nên lần lượt xung phong để bẻ. Người thứ nhất, người thứ hai rồi người thứ ba vẫn không tài nào bẽ gãy. Tưởng như không ai có thể bẽ gãy thì người cha già mới lấy từng chiếc ra và bẻ….
Vậy đấy, ca dao ta từ xưa cũng đã dạy rất nhiều về bài học sức mạnh của đoàn kết “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Đoàn kết thực sự là sức mạnh. Anh chị em đoàn kết với nhau giúp không khí gia đình luôn vui vẻ, mọi chuyện kinh tế, sinh hoạt trong gia đình luôn thuận buồm xuôi gió và ngược lại.
Lịch sử của dân tộc ta cũng chứng minh rất rõ điều này. Tuy trải qua nhiều thăng trầm biến đối, đất nước phải gồng mình đấu tranh chống nhiều cuộc kháng chiến khốc liệt, trường kì, tiêu biểu là kháng chiến chống pháp và chống Mỹ. Các nhà lý luận hàng đầu đã lý giải rằng một trong những nguyên nhân thắng lợi hàng đầu của cuộc kháng chiến chính là sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất trong tác phẩm “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Chinh: Hễ là người Việt Nam thì đều phải đấu tranh đánh giặc, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc,…Toàn thể người dân Việt Nam không phân biệt già, trẻ, trai gái “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,…” đã vùng lên chống lại quân thù, bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc.
Tóm lại truyện ngụ ngôn là loại truyện lấy câu chuyện là loài vật để nói đến con người, hoặc những câu chuyện thực tế để giáo dục khuyên răn con người. Truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ Pháp, phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam vào thời cổ đại với nền văn học cổ điển. Cốt truyện, nhất là truyện viết về nhân vật khá giống với các truyện cổ tích. Truyện không chỉ giáo dục về đạo đức mà có những truyện còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc và có vị trí nhất định trong dòng văn học hiện đại. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về đặc điểm, cấu trúc, lịch sử hình thành và phát triển của thể loại văn học này.
Xem thêm