Truyện cười là gì, đặc trưng, phân loại và tính chất truyện cười

Chắc hẳn chúng ta đều sẽ cảm thấy quá quen thuộc khi nhắc đến truyện cười. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu những ý nghĩa mà thể loại truyện đầy thú vị này đem lại. Những thông tin được Cotich.net cung cấp thông qua bài viết ngay sau đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về truyện cười

Truyện cười là gì?

Truyện cười là gì

Truyện cười là gì? 

Truyện cười là thể loại truyện thuộc khối văn học dân gian. Đây là những tác phẩm tự sự ngắn nhưng cấu trúc chặt chẽ và có những kết thúc khá bất ngờ để tạo tiếng cười cho người đọc. Đối với kho tàng truyện cười Việt Nam, những câu chuyện hài trong cuộc sống hằng ngày sẽ chính là nguồn tư liệu hết sức phong phú. Bằng những phương pháp mỉa mai, châm biếm mà câu chuyện sẽ trở thêm dí dỏm nhưng vẫn không hề kém phần nhân văn, sâu sắc. 

Đặc trưng của truyện cười

Thông thường, truyện cười sẽ có một số đặc trưng sau đây:

  • Luôn mang yếu tố gây cười cho người đọc.

  • Thường được xây dựng, tạo nên từ những yếu tố gây cười.

  • Một câu chuyện hay và dí dỏm sẽ được quyết định dựa vào kết cấu.

  • Các phương pháp gây cười được áp dụng vào câu chuyện một cách linh hoạt, nên áp dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước. 

Phân loại truyện cười

Thông thường, dựa vào kết cấu của mỗi câu chuyện, mỗi tình huống thì truyện cười sẽ được chia thành hai nhóm. Hai nhóm này là truyện cười dạng kết chuỗi và truyện cười dạng không kết chuỗi. Cụ thể về hai nhóm truyện này như sau:

Truyện cười dạng kết chuỗi

Với dạng kết chuỗi này, truyện cười cũng sẽ được chia thành hai nhóm nhỏ như sau:

  • Nhóm truyện với nhân vật trung tâm chính là đối tượng làm tiếng cười phê phán được tạo nên. 

  • Nhóm truyện với nhân vật trung tâm là người được ca ngợi về việc chống lại cái xấu, cái ác tạo nên tiếng cười. 

Truyện cười dạng không kết chuỗi

Với dạng không kết chuỗi này, truyện cười cũng sẽ được chia thành ba nhóm nhỏ như sau:

  • Nhóm truyện trào phúng mang tính phê phán là chủ yếu. 

  • Nhóm truyện khôi hài mang tính giải trí là chủ yếu.

  • Nhóm truyện tiếu lâm mang yếu tố châm biếm. 

Tính chất của truyện cười 

Đối với truyện cười, khi đọc thì người đọc sẽ nhận được những tiếng cười. Để có được những tiếng cười này, truyện cười cần có được những nội dung mang tính dí dỏm hài hước. Bên cạnh đó, tính chất của các tiếng cười cũng khác nhau. 

Thông thường, có khá nhiều câu chuyện chỉ đem lại những tiếng cười giải trí cho người đọc. Trong số đó, truyện khôi hài chính là thể loại sẽ có nhiều tiếng cười mua vui nhất. Tuy nhiên đôi khi, song song với tiếng cười mua vui thì thể loại này còn thêm sự phê phán một cách nhẹ nhàng.

Ngoài ra, đối với truyện trào phúng thì tính chất của thể loại này chính là sự phê bình, đánh giá về thói hư tật xấu hay phê phán những mặt tối của nhiều vấn đề trong xã hội. Người đọc sẽ cười dựa vào những sai lầm của các nhân vật, tình huống trong truyện. Thế nhưng sau khi đọc những mẩu chuyện này, người đọc sẽ có những suy ngẫm riêng. 

Các ví dụ về truyện cười

Để các bạn có thể hình dung một cách trực quan hơn những thông tin trên thì sau đây là một số ví dụ về truyện cười. Đây đều là những câu chuyện cười dân gian được ông bà ta truyền lại và được AnyBooks sưu tầm. Đừng bỏ lỡ nhé! 

Anh chồng tham ăn

 Anh chồng tham ăn

Anh chồng tham ăn. 

Có một anh chồng đã gần già rồi mà còn tham ăn. Thường ngày, vợ đi vắng, đến bữa nấu cơm, hay bỏ thêm gạo để ăn cho no. Thế nhưng cơm bữa nào cũng thừa. Chị vợ lấy làm lạ, sao gạo thì ít cơm lại nhiều.

Một hôm, chị đi cuốc cỏ. Gần trưa, chị về nấp ở sau nhà. Lúc anh chồng nấu cơm gần sôi liền vào buồng, hai tay bốc hai nắm gạo, rồi đem ra bếp để bỏ thêm vào nồi. Vì hai tay đều cầm gạo nên không biết làm thế nào để mở vung, loanh quanh một hồi, anh chàng há miệng ngậm vung. Lửa trong bếp đang đỏ rực. Lửa liếm rát mặt và liếm luôn cả bộ râu.

Ngẫm lại thấy thẹn, anh chàng lên giường, đắp chiếu, nằm rên hừ hừ. Chị vợ hỏi, anh ta bảo bị mệt. Chị giả đem trầu cau đi bói. Một lát trở về, chị thuật lại lời thầy bói: “Thượng tấn hạ tấu, hai tay bốc gấu, miệng ngậm lấy vung, lửa cháy tứ tung, cháy râu quai hết”.

Anh chồng biết ý, mặt đỏ ngượng ngùng. Từ đó mỗi khi nấu cơm, anh ta không bốc thêm gạo bỏ vào nồi nữa.

Hai anh lười

 Anh chàng lười há miệng chờ sung rụng.

Anh chàng lười há miệng chờ sung rụng. 

Một anh lười đến mức cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung, há miệng chờ, sung rụng vào thì nuốt luôn. Ðợi, mãi, chẳng có quả sung nào rơi đúng vào miệng, cứ hơi chệch ra ngoài.

Chợt có người đi qua, anh ta gọi lại, nhờ nhặt bỏ quả sung vào miệng hộ. Ấy thế mà lại gặp phải một anh cũng lười không kém, anh này lấy chân gắp lấy quả sung dưới đất, bỏ vào miệng cho anh kia.

Anh kia thấy thế, gắt:  

– Khốn nạn, người chi mà lười thế không biết!

Có con giun đất

 Truyện cười có con giun đất

Truyện cười có con giun đất. 

Quan tuần rậm râu sang nhà ngồi ăn cơm với quan án không râu. Có hạt cơm dính vào râu quan tuần, anh lính hầu quan tuần vội bẩm:

– Bẩm cụ lớn, trong bộ râu cụ lớn có hòn ngọc minh châu. 

Nghe xong, quan tuần thủng thẳng vuốt râu để cho hạt cơm rơi xuống. 

Quan án về nhà, bảo anh lính hầu mình:

– Ðấy mày xem! Lính bên quan tuần khôn ngoan thế đấy! Giá mà mày học được như nó thì có phải tao cũng được mát mặt không? Cách mấy hôm sau, quan tuần sang quan án ăn cơm. Có sợi bún dính ở mép quan án, anh lính hầu quan ăn trông thấy vội bẩm:

– Bẩm cụ lớn, trên mép cụ lớn có con giun đất đấy ạ!

Qua bài viết, các bạn đã có được những thông tin khá thú vị về truyện cười. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu một cách sâu sắc hơn về thể loại truyện này. Nếu cần tìm hiểu thêm về các thể loại văn học khác như truyện dân gian hoặc những câu chuyện cổ tích hay thì đừng quên truy cập vào trang web của Cotich.net nhé!

Xem thêm: