Trường từ vựng là gì? Tác dụng, phân loại, cách xác định
Đối với ngôn ngữ, mọi từ vựng sẽ không thể tồn tại theo phương thức biệt lập mà chúng sẽ có những quan hệ nhất định liên quan với nhau. Cùng với đó, những mối quan hệ ý nghĩa sẽ cho chúng ta hiểu nhiều hơn về ngôn ngữ cũng như cách sử dụng linh hoạt nhất. Và đặc biệt, mối quan hệ nghĩa mà ta vừa nhắc tới chính là gốc của trường từ vựng.
Và để có thể nắm rõ về trường từ vựng là gì cũng như cách sử dụng trường từ vựng, chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Trường từ vựng là gì? Khái niệm trường từ vựng
Với tiếng Việt, có thể nói rằng trường từ vựng chính là những khái niệm rất đặc biệt cũng như quan trọng, chúng rất có ý nghĩa trong cách thức sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Và bạn cũng có thể hiểu rằng, trường từ vựng được coi là một tập hợp các đơn vị của từ vựng có những liên kết với nhau theo một điều kiện cụ thể.
Hầu hết thì trường từ vựng sẽ hình thành dựa trên quan hệ nghĩa theo hướng đa chiều, sẽ gồm có trường từ vựng theo quan hệ ngang và trường từ vựng theo quan hệ dọc. Và trường từ vựng sẽ bao gồm những từ mang những nét chung nhất về ý nghĩa.
Tác dụng của trường từ vựng
Trường từ vựng gồm tập hợp những đơn vị về từ vựng có mối quan hệ, liên quan với nhau về những tiêu chí cụ thể (quan hệ trực tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ tiên tưởng). Vì vậy mà qua đó chúng sẽ giúp tăng thêm độ biểu cảm, sinh động và tính hấp dẫn cho đoạn văn của bạn.
Các loại trường từ vựng
Dựa trên mối quan hệ ý nghĩa sẽ phân loại trường từ vựng như sau:
- Trường tuyến tính
Tập hợp các từ vựng thông qua trục tuyến tính. Qua đó có thể thấy rõ chúng sẽ kết hợp được với một từ hay cũng có thể là nhiều từ trên trục đó.
Ví dụ: Từ “Làm” kết hợp được với bài tập, bác sĩ, giáo viên,…
- Trường trực tuyến gồm có trường từ vựng về biểu vật, trường từ vựng về biểu niệm.
Trường từ vựng về biểu vật được hiểu là một tập hợp các từ đồng nghĩa đối với những ý nghĩa để biểu thị vật. Để xác định được điều này, bạn hãy chọn ra một danh từ dùng để biểu thị cho sự vật làm gốc, tiếp theo đó tìm thêm những từ nằm trong phạm vi biểu vật cùng danh từ gốc.
Ví dụ: Từ “Cá” được chọn là danh từ gốc. Những trường từ vựng phù hợp như sau:
- Tên cá: Cá vàng, cá chép, cá cờ, cá trắm,…
- Tên bộ phận: Vây, đầu, mắt,…
- Kích thước: Nhỏ, to,…
- Ý nghĩa sử dụng: cảnh, giống,…
Trường từ vựng về biểu niệm được xem là tập một hợp những từ mang chung các ý nghĩa về biểu niệm. Để xác định được điều này, bạn hãy chọn ra một danh từ dùng để biểu thị cho sự vật làm gốc, tiếp theo đó tìm thêm những từ chung cấu trúc với phần biểu niệm gốc.
- Trường liên tưởng, hệ thống những từ vựng được xuất hiện bởi sự liên tưởng dựa trên một từ trung tâm. Để xác định được điều này, bạn hãy chọn ra một từ trung tâm, sau đó hãy tìm ra từ khác dựa trên những mối quan hệ khác nhau.
Cách sử dụng trường từ vựng
Với những tác dụng là giúp tăng thêm độ biểu cảm, sinh động và tính hấp dẫn cho đoạn văn của bạn mà trường từ vựng được làm rõ hơn những đặc điểm của chúng, bạn cần dựa trên những đặc điểm đó để có thể sử dụng chúng theo phương thức hợp lý và phù hợp với mục đích nhất.
- Trong một trường từ vựng sẽ gồm có những trường từ vựng nhỏ:
Ví dụ liên quan đến trường từ vựng về thực vật, trong đó bao gồm một số trường nhỏ hơn như:
- Tên của thực vật: Cây hoa, cây lúa, cây thông, cây cảnh,…
- Những loài thực vật: Cây lá nhọn, cây lá kim, cây bụi, cây tầng thấp,…
- Bộ phận cây: Thân, lá, quả, cành, rễ,…
- Trạng thái: héo úa, tươi tốt, xanh ngát,…
- Một từ cũng có thể có mặt trong các trường từ vựng với những từ mang nhiều nghĩa.
Ví dụ về từ “cá” cũng đã có mặt trong những trường từ vựng khác:
- Tên về loài: cá cờ, cá chép, cá vàng,…
- Hoạt động: cá độ, cá cược,…
- Cùng với độ là chuyển nghĩa từ qua phương thức hoán dụ, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa cũng sẽ là hiện tượng của chuyển các trường từ vựng chỉ hiện tượng, sự vật này thành từ chỉ hiện tượng, sự vật khác.
Bài tập ví dụ minh họa về trường từ vựng
Bạn hãy đặt tên cho dãy trường từ vựng sau:
- nơm, lưới, vó, câu.
- rương, tủ, va li, hòm, lọ, chai.
- đạp, đá, xéo, giẫm.
- vui, buồn, sợ hãi, phấn khởi.
- độc ác, hiền lành, cởi mở.
- bút chì, phấn, bút bi, bút máy.
Lời giải:
- Dụng cụ để đánh bắt.
- Vật đựng, chứa.
- Hoạt động chân.
- Cảm xúc con người.
- Tính cách của con người.
- Loại bút.
Xem thêm:
Qua bài viết trên mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trường từ vựng là gì? Tác dụng, phân loại, cách xác định trường từ vựng, khi nắm rõ được các kiến thức trên chắc chắn kiến thức về bộ môn ngữ văn của bạn sẽ được nâng cao hơn rất nhiều. Chúc bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!