Trường từ vựng là gì? Hướng dẫn xác định trường từ vựng chính xác – Clever Junior®

Để hiểu rõ hơn trường từ vựng là gì, cha mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Clever Junior để hướng dẫn phần kiến thức này cho các bé nhà mình nhé!

Trường từ vựng là gì? Làm thế nào để xác định và phân loại trường từ vựng? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được Clever Junior giải đáp ngay dưới đây. Cha mẹ hãy tham khảo để hướng dẫn cho các con phần kiến thức này nhé!

Khái niệm về trường từ vựng

Trường từ vựng là tập hợp những đơn vị từ vựng có mối quan hệ / liên kết với nhau theo một tiêu chí nào đó. Các trường từ vựng sẽ được xây dựng dựa vào mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều. Từ đó, ta có trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc quan hệ dọc. 

Phân loại trường từ vựng

Sau khi đã hiểu rõ trường từ vựng là gì, mời các bậc phụ huynh và các con cùng tìm hiểu cách phân loại trường từ vựng trong tiếng Việt nhé!

Trường từ vựng tuyến tính

Đây là tập hợp những từ vựng có quan hệ với nhau theo hàng dọc. Để xác định được trường tuyến tính, bạn cần lựa chọn một từ vựng gốc, rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với từ gốc này để tạo thành cụm từ hoặc câu (gọi là chuỗi tuyến tính).

Ví dụ: Trường từ vựng với từ gốc “làm” bao gồm: làm bác sĩ, làm việc nhà, làm bài tập,…

Trường từ vựng trực tuyến

Trường trực tuyến gồm những từ vựng về biểu vật và biểu niệm. 

Trường biểu vật: bao gồm những từ đồng nghĩa với nhau theo ý nghĩa biểu thị về vật. Ta xác định trường biểu vật bằng cách chọn một danh từ biểu thị sự vật làm từ gốc, sau đó thu thập những từ khác có chung phạm vi biểu vật so với danh từ đã chọn.

Ví dụ: Trường từ vựng gốc “Chim” bao gồm những trường từ vựng nhỏ hơn như:

  • Tên gọi các loài chim: chim bồ câu, chim sẻ, chim sơn ca,…

  • Tên gọi các bộ phận của loài chim: mắt, mỏ, đuổi, lông,…

Trường biểu hiện: bao gồm những từ có cùng ý nghĩa biểu niệm. Ta xác định trường biểu niệm bằng cách chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, từ đây thu thập các từ khác có chung cấu trúc đó. 

Trường từ vựng liên tưởng

Trường liên tưởng bao gồm các từ vựng xuất hiện nhờ sự liên tưởng linh hoạt từ một từ gốc. Bạn có thể xác định trường liên tưởng bằng cách chọn một từ trung tâm, sau đó tìm các từ khác dựa vào mối quan hệ với từ gốc đã chọn. 

Ví dụ: Trường từ vựng về “Gia đình” bao gồm:

  • Các hoạt động trong gia đình: dạy dỗ, chăm sóc, nuôi dưỡng,…

  • Mối quan hệ trong gia đình: anh chị em, bố mẹ, ông bà, chú bác,….

Đặc điểm của trường từ vựng là gì?

Thứ nhất, trường từ vựng lớn có thể chứa những trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ: Trường từ vựng về “Thực vật” sẽ bao gồm các trường từ vựng nhỏ sau đây:

  • Tên gọi của thực vật: cây thông, cây lúa, cây nhãn,…

  • Loài thực vật: Cây bụi, cây lá nhọn, cây tầng thấp,…

Thứ hai, những từ vựng đa nghĩa có thể nằm trong nhiều trường từ vựng khác nhau. 

Ví dụ: Từ “Chạy” có thể hiểu với những hàm nghĩa sau:

  • Chỉ hoạt động của đôi chân: con người chạy, con mèo chạy, động vật chạy,…

  • Chỉ sự trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,…

Thứ ba, việc sử dụng các phương thức biểu đạt khác nhau như nhân hoá, so sánh hay hoán dụ, ẩn dụ chính là quá trình chuyển trường từ vựng chỉ hiện tượng, sự vật này sang hiện tượng, sự vật khác. 

Hướng dẫn xác định trường từ vựng

Để trả lời câu hỏi cách xác định trường từ vựng là gì, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây. 

Xác định trường từ vựng dựa trên nguồn gốc của từ

  • Từ thuần Việt:

    Từ thuần Việt là những từ đã có từ lâu và có vai trò quan trọng nhất đối với tiếng Việt. Từ thuần Việt hoàn toàn do người Việt sáng tạo để mô tả các đặc điểm, sự vật,… Những từ thuần Việt trong đời sống mà chúng ta hay gặp có thể kể đến: cười, nói, vợ, chồng, mẹ, bố,…

  • Từ Hán Việt:

    Từ Hán Việt bao gồm những từ tiếng Việt nhưng có nguồn gốc từ tiếng Hán. Từ Hán Việt được hình thành nhờ ghép các từ ngữ tiếng Việt với gốc Hán lại. Ví dụ về một số từ Hán Việt quen thuộc là an phận, tử tế, kiên nhẫn,…

  • Từ có gốc Ấn – Âu:

    Đây là những từ đi mượn từ tiếng Nga, Pháp và Anh. Ví dụ: bít tết (beef steak), cao su, lô cốt hay xúc xích (sausage),…

Xác định trường từ vựng dựa trên phạm vi sử dụng 

Phạm vi sử dụng từ có thể được chia làm 5 loại là: thuật ngữ, từ nghề nghiệp, từ địa phương, tiếng lóng và lớp từ chung.

  • Thuật ngữ:

    Là những từ dùng để chỉ khái niệm hoặc các đối tượng đã được xác định rành mạch, chặt chẽ và chính xác trong các ngành/ lĩnh vực khác nhau. Ví dụ về thuật ngữ trong sinh học: kháng thể, phân bào, miễn dịch,…

  • Từ nghề nghiệp:

    Là tập hợp những đơn vị từ được sử dụng phổ biến đối với những người cùng làm công việc đó. Ví dụ những từ quen thuộc đối với nghề thợ mộc là: chàng tách, cất nóc, cầu bẩy,….

  • Từ địa phương:

    Là những từ riêng biệt chỉ thuộc một vùng địa lý, địa phương nhất định. Ví dụ: mần = làm, má = mẹ, mắc cỡ = xấu hổ,…

  • Tiếng lóng:

    Từ lóng là các từ dùng để chỉ sự việc, sự vật hoặc hiện tượng, hành động,… đã có sẵn trong vốn từ vựng nhưng theo một cách gọi khác. Ví dụ: sử dụng từ “goá phụ” để chỉ những người đàn bà mất chồng.

  • Lớp từ chung:

    Lớp từ chung chính là tất cả những từ được mọi người sử dụng vào mọi lúc, ở mọi nơi. Đây là lớp từ có số lượng từ lớn nhất và phổ biến ở cuộc sống thường ngày.

Tổng kết: Thông qua những thông tin trên đây, Clever Junior tin chắc rằng các con đã nắm rõ trường từ vựng là gì cũng như cách phân loại và xác định trường từ vựng. Để cải thiện vốn từ vựng, đây là phần kiến thức không thể thiếu đối với các bạn nhỏ. Chúc các con thành công trên quá trình chinh phục ngôn ngữ!

Hãy cùng Clever Junior tham khảo thêm các mẹo học tiếng Anh mới nhất nhé!