Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây 45 năm xây dựng và phát triển

Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây 45 năm xây dựng và phát triển

03 Tháng Mười Một 2008 (GMT+7)

8746 Lượt xem

Danh mục: Giáo dục đào tạo

Năm 1946, một năm sau Cách mạng Tháng 8 thành công, nhân dân ta cùng nhau ra sức xây dựng đất nước và quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được. Cũng tại thời điểm đó, Bác Hồ đã ra Quyết định thành lập Nha thể dục và thanh niên, nhằm phát triển phong trào khoẻ vì nước và thực hành giáo dục thể chất trong nhân dân đặc biệt trong đối tượng học sinh, thanh niên. Sự ra đời của Nha thể dục và thanh niên, bước đầu đưa chương trình giáo dục thể chất vào trường học

Năm 1946, một năm sau Cách mạng Tháng 8 thành công, nhân dân ta cùng nhau ra sức xây dựng đất nước và quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được. Cũng tại thời điểm đó, Bác Hồ đã ra Quyết định thành lập Nha thể dục và thanh niên, nhằm phát triển phong trào khoẻ vì nước và thực hành giáo dục thể chất trong nhân dân đặc biệt trong đối tượng học sinh, thanh niên. Sự ra đời của Nha thể dục và thanh niên, bước đầu đưa chương trình giáo dục thể chất vào trường học.

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí dục, đức dục, mỹ dục, thể dục và lao động nghề nghiệp để cung cấp nguồn lực cho công cuộc kiến thiết xây dựng XHCN ở Miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trường Trung cấp Sư phạm TDTT (nay là Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây) đã được ra đời.

Những mốc son đáng nhớ

Khoá học đầu tiên

Ngày 15/10/1961 khoá học đầu tiên của Trường Trung cấp TDTT đã chính thức khai giảng. Lời phát biểu hùng hồn, thuyết phục của thày Hiệu trưởng Hoàng Mai Hãn, lời hứa quyết tâm thi đua hoàn thành nhiệm vụ của thày Đỗ Hữu Gi và hình ảnh 3 khối học sinh diễu hành biểu dương lực lượng qua khán đài trong ngày khai trường sẽ mãi là dấu ấn in đậm trong lòng nhân dân xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội (nằm trên đường Nguyễn Trãi, km 9 Hà Nội, nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc hoạ TW).

Lực lượng nòng cốt đầu tiên của trường có: Thày Hoàng Mai Hãn – Hiệu trưởng Nhà trường, Thày Trương Quang Địch – Bí thư Đảng uỷ, các thày, cô: Đỗ Hữu Gi, Lê Xuân Cường, Thái Văn Du, Ngô Tiến Luận, Lê Thị Bạch Cát, Lê Gia Tường, Nguyễn Văn Vỹ, Lê Văn Đệ, Trịnh Nhật Thăng, Nguyễn Đình Thảo, Mạc Thị Cần, Nguyễn Thị Châu …

Sau ngày khai giảng, thày và trò Nhà trường cùng hăng say học tập và rèn luyện. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô như Bà Va-ri-a (HLV Điền Kinh), ông Sa-Sa (HLV TDDC), cùng sự quan tâm, tận tình dạy dỗ của các thày các cô, lứa học sinh đầu tiên đã vượt qua khó khăn, vươn lên bằng ý chí, bằng dựng xây, làm vẻ vang, dạng dỡ cho Ngành, tiêu biểu như: Nhà giáo ưu tú (NGƯT) Vũ Đức Thu, NGƯT Thế Lợi, NGƯT Đào Ngọc Dũng, thày Võ Đức Phùng, Chu Bình Diệu, Nguyễn Văn Kiệu, Lý Quốc Điển…

Chi viện cho tuyền tuyến lớn (1963 – 1967)

Thực hiện chỉ thị 05/TTg của Thủ tướng Chính phủ, chuyển hướng hoạt động TDTT trong thời kỳ chống Mỹ (giai đoạn từ tháng 6 – 1964 đến cuối năm 1966), nhà trường tạm ngừng nhiệm vụ đào tạo, chuyển sang phục vụ cho tuyền tuyến. Cũng trong giai đoạn này, nhiều giáo viên được phân công về giảng dạy ở các trường phổ thông, Đại học, Trung học chuyên nghiệp (như thày Hoàng Đình Ái, Lê Văn Lý, Trịnh Sâm, cô giáo Lê Thị Bạch Cát… được điều động sang công tác ở trường Đại học TDTT I – Từ Sơn).

Khoá 2 ra trường đã kịp cung cấp cho các trường ở miền Bắc gần 100 giáo viên, đáp ứng nhu cầu về chất và lượng cho công tác giáo dục thể chất ở các trường phổ thông. Nhà trường tiếp tục tuyển sinh khoá tiếp theo được hơn 100 học viên hệ 10+3 (hệ đào tạo giáo viên trung học thể dục đầu tiên sau 6 năm bị gián đoạn). Nhiều người có mặt từ ngày ấy đã bám trụ kiên cường và gắn bó cả cuộc đời với sự nghiệp cho đến hôm nay như các đồng chí: Nguyễn Thị Cúc, Đỗ Thị Minh, Phạm Văn Nam, Nguyễn Đức Cường…

Nhận thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên Âm nhạc – Hội hoạ (1969 – 1985)

Năm 1968 Bộ Giáo dục giao cho trường thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên Âm nhạc và năm 1970 giao thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên Hoạ. Tên trường được đổi thành Trường Sư phạm Thể dục Nhạc – Hoạ TW gồm 3 Hệ: Hệ Thể dục do thầy Đỗ Hữu Gi làm Hệ trưởng; Hệ Nhạc do thầy Phạm Ngữ làm Hệ trưởng; Hệ Hoạ do thầy Trịnh Thiệp làm Hệ trưởng.

Trận lụt năm 1971 là một thử thách lớn đối với tập thể cán bộ, giáo viên Nhà trường. Học sinh và CB – CNV nhanh chóng được đưa đi sơ tán. Sau cơn lũ, mọi thứ tan hoang, phải mấy tháng sau mới khôi phục được.

30/4/1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất, non sông thu về một mối. Trong niềm vui chung của ngày chiến thắng, nhiều cán bộ CNV – giáo viên đã được đoàn tụ cùng gia đình (sau hơn 30 năm xa cách). Cùng với sự thay đổi của đất nước, Nhà trường lại chuyển sang một giai đoạn mới.

Tách thành trường độc lập (1985 đến nay)

Năm 1985 do yêu cầu phát triển, Chính phủ quyết định tách trường sư phạm Thể dục Nhạc – Hoạ thành hai trường: Cao đẳng Sư phạm Nhạc – Hoạ Trung ương và Cao đẳng Sư phạm Thể dục TW số I. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng với tinh thần đoàn kết và quyết tâm phấn đấu hết lòng vì sự nghiệp trồng người, tập thể cán bộ giáo viên, CNV, sinh viên, trường CĐSP Thể dục TW số I đã không ngừng vươn lên và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tháng 5 năm 2003 Chính phủ ra Quyết định nâng cấp thành trường Đại học Thể dục Thể thao Hà Tây.

Đến nay, trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Tây đã đạt được những thành tựu nổi bật về các mặt: nghiên cứu khoa học, đào tào, quan hệ quốc tế, an ninh quốc phòng… xứng đáng được nhận nhiều danh hiệu cao quý và là một trong những lá cờ đầu của ngành.

Hoa Hường (tổng hợp)
 

Print

8746

Đánh giá bài viết này:

2.0

Đánh giá bài viết này:

Liên kết:Xổ số miền Bắc