Trứng vịt lộn bao nhiêu calo, thành phần dinh dưỡng ?
Trứng vịt lộn hay miền nam hay gọi là Hột vịt lộn một quả chứa bao nhiêu calo, thành phần dinh dưỡng ?
Trứng vịt lộn vừa là đặc sản và là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng rất tốt để bồi bổ sức khỏe đặc biệt là tốt cho bà bầu, người gầy muốn tăng cân, người hoạt động nhiều cần bổ sung năng lượng và dinh dưỡng…
Trứng vịt lộn bao nhiêu calo, thành phần dinh dưỡng của Hột vịt lộn?
Nghiên cứu khoa học trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 gam protein; 12,4 gam lipit; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt, gluxit,…
Theo đông và tây y trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng nguồn năng lượng từ trứng rất thích hợp để tăng cường hoạt động thể chất, cũng như tinh thần của chúng ta.
Trứng Vịt Lộn nên ăn vào lúc nào ? ăn bao nhiêu quả là đủ ?
Trứng Vịt Lộn nên ăn vào lúc nào ?
Tuy bổ dưỡng nhưng món này rất khó tiêu do chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao nên thích hợp ăn vào buổi sáng.
Bởi vì sau bữa ăn sáng, quá trình tiêu thụ calo diễn ra mạnh nhất nên với nguồn năng lượng dồi dào từ trứng vịt lộn, cơ thể có thể nhanh chóng hấp thụ và tiêu hao. Ngược lại, vào buổi tối, cơ thể ít hoạt động, chúng ta không nên ăn món ăn này bởi chúng dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Nên ăn bao nhiêu quả trứng vịt lộn là đủ ?
- Mỗi buổi sáng các bạn chỉ nên ăn một đến hai quả trứng vịt lộn và cũng chỉ nên ăn 15 ngày liên tục.
- Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2-3 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu nên ăn ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi. ( hạn chế ăn ở cuối thai kì vì trứng vịt lộn chứa nhiều đạm )
Người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cần hạn chế ăn món này.
Với trẻ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa kém thì không nên cho ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng sình bụng, tiêu chảy và nếu ăn nhiều thì trứng lộn lại gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra ăn trứng vịt lộn nên ăn kèm rau răm, gừng tươi vì rau răm có tác dụng sáng mắt, mạnh chân gối, ấm bụng. Gừng tươi là bổ sung, có tác dụng kích thích tiêu hóa, mạnh tim, giải độc thức ăn, chống suy giảm tình dục.
1
/
5
(
1
bình chọn
)