TRUNG TÂM CÔNG TÁC XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

Trả lời: Công tác xã hội (CTXH) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho tất cả mọi người có nhu cầu cần được giúp đỡ để điều chỉnh, thay đổi hay phục hồi các chức năng xã hội của mình. Các dịch vụ thông thường tập trung vào cáccá nhân đối tượng yếu thế/thiệt thòi trong xã hội, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn đến những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cộng đồng kém phát triển và thể chế cấu trúc, chính sách xã hội.

 

Có thể đưa ra đây một số những đối tượng điển hình hoạt động CTXH thường hướng tới:
– Trẻ em: trẻ em có hoàn cảnh khó khăn/trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt: trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang đường phố, trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em bị lạm dụng, ngược đãi, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam, trẻ em vi phạm pháp luật v.v.;
– Phụ nữ: những người là nạn nhân của bạo lực, buôn bán người, bất bình đẳng giới, những người có hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất, tinh thần, tâm lý, tình cảm và xã hội;
– Người cao tuổi: người già cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi không được chăm sóc, bị ngược đãi, lạm dụng;
– Những người khuyết tật;
– Những người có rối nhiễu tâm trí, tâm thần;
– Người mắc bệnh hiểm nghèo, nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
– Các nạn nhân của bạo lực gia đình;
– Các nạn nhân do thiên tai, hiểm hoạ;
– Người nghèo;
– Người thiểu số gặp khó khăn;
– Người thất nghiệp, vô gia cư;
– Cha mẹ đơn thân;
– Những người phạm pháp;
– Những người nghiện;
– Người mại dâm;
– Gia đình có vấn đề trong hôn nhân, nuôi dạy con cái;
– Gia đình nghèo;
– Gia đình có những đối tượng yếu thế gặp khó khăn;
– Cộng đồng nghèo;
– Cộng đồng thiếu nguồn lực;
– Cộng đồng lạc hậu, chưa phát triển.