Trồng lúa bao lâu thì thu hoạch mới là thời điểm tốt nhất
Lúa khi thu hoạch không được quá xanh hoặc qua chín. Bài viết dưới đây, mayepcamvien.net xin chia sẻ cho bà con một số kinh nghiệm trồng lúa nước cũng như giải đáp cho câu hỏi: Trồng lúa bao lâu thì thu hoạch?
Thời gian sinh trưởng phát triển của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến khi chín hoàn toàn, thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh.
-
Đối với lúa cấy: Bao gồm thời gian ở ruộng mạ và thời gian ở ruộng lúa cấy.
-
Đối với lúa gieo thẳng: Được tính từ thời gian gieo hạt đến lúc thu hoạch.
Ở miền Bắc các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng 90 – 120 ngày, giống lúa trung ngày là 140 – 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ, do thời vụ gieo cấy có điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian sinh trưởng kéo dài 180 – 200 ngày.
Ở đồng bằng sông Cửu Long các giống lúa địa phương có thời gian sinh trưởng 200 -240 ngày ở vụ mùa , cá biệt những giống lúa nổi có thời gian sinh trưởng đến 270 ngày.
Tham khảo: Máy xay nghiền đa năng trục liền 2,2kW năng suất cao!
Trồng lúa bao lâu thì thu hoạch- đâu là thời điểm thích hợp?
Thu hoạch vào thời điểm thích hợp
Để trả lời cho câu hỏi trồng lúa bao lâu thì thu hoạch, đó còn tùy theo nhóm giống và mục đích sử dụng khác nhau mà xác định thời điểm thu hoạch lúa khác nhau. Hiện nay, phần lớn lúa gạo được thu hoạch để xay xát nên nông dân cần tranh thủ thời tiết và căn cứ vào tỷ lệ hạt chín trên bông để thu hoạch lúa đạt hiệu quả cao.
-
Đối với nhóm lúa nếp nên thu hoạch khi trên 87% tổng số hạt đã chín. Thu xong cần tuốt và phơi ngay.
-
Đối với nhóm giống lúa chất lượng cần thu hoạch sớm hơn (bông lúa có khoảng 90% số hạt đã vàng). Thu hoạch vào lúc này sẽ bảo đảm cho tỷ lệ gạo trong cao hơn, hạt gạo ít bị gãy khi xay xát, chất lượng cơm gạo sẽ ngon hơn.
-
Nhóm lúa thường: Cần thu hoạch muộn hơn khi lúa đã chín hoàn toàn (khoảng 95% số bông và số hạt đã vàng).
Bà con nông dân nên thu hoạch lúa đúng độ chín, khi quan sát đồng ruộng thấy chín từ 85 – 90% là có thể thu hoạch. Không nên để lúa quá chín mới gặt vì sẽ làm tăng tỷ lệ rơi rụng hạt. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi để thu hoạch.
Xem thêm: Lý do không nên bỏ lỡ máy xay lúa mini SIÊU HIỆN ĐẠI là gì?
Các phương tiện thu hoạch lúa phổ biến
Cắt lúa bằng liềm:
Là phương pháp thủ công cổ truyền và thích hợp các hộ nông dân, sản xuất nhỏ, không đủ điều kiện đầu tư. Tuy nhiên phương pháp này có ưu điểm là phù hợp với mọi tình huống lúa đứng, lúa ngã. Nhược điểm là năng suất lao động thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực lao động thời vụ.
Cắt lúa bằng máy cắt hoặc máy gặt đập liên hợp:
Đối với máy gặt đập liên hợp công việc gặt lúa trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Vừa tiết kiệm sức lao động, thời gian, lại an toàn khi hoạt động.
Ngoài ra với máy gặt đập liên hợp còn có thêm công dụng nữa.Sau khi cắt, bà con cần tuốt lúa. Ngày trước cũng như việc gặt, quá trình này thực hiện bằng sức lao động của con người.
Với máy gặt đập liên hợp, cả hai công việc chính yếu này đều được thực hiện liên tiếp nhau trong một quy trình. Nhờ đó, thời gian thu hoạch lúa diễn ra nhanh chóng gấp 3-4 lần trước đây và một phần giải phóng sức lao động của người nông dân.
Hiện nay Trâu Vàng đang cung cấp máy cấy lúa động cơ với các mức giá như sau:
Máy móc nông nghiệp chính hãng 100% tại Điện máy Trâu Vàng
Trâu Vàng là đơn vị chuyên cung cấp máy móc nông nghiệp với chất lượng tuyệt vời và giá thành hấp dẫn. Liên hệ ngay với qua số hotline 0985.486.138 để được tư vấn trong trồng trọt cũng như sở hữu nhiều thiết bị trồng lúa tiện lợi nhé.
Hướng dẫn mua hàng tại Trâu Vàng
Hi vọng thông qua bài viết này, mọi người nhận được câu trả lời thích hợp cho câu hỏi: trồng lúa bao lâu thì thu hoạch. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong những tin tức sau!
>> Kinh nghiệm bảo quản lúa sau thu hoạch hiệu quả >>