Trồng chè bao lâu thì thu hoạch – Giải đáp chi tiết giúp bà con – Blog chia sẻ kiến thức tổng hợp
Trồng và chế biến chè là một nghề truyền thống tại nước Việt Nam, với 3 vùng chè lớn là Tây Bắc, Thái Nguyên và chè Lâm Đồng. Đối với mỗi vùng miền thì chè lại có hương vị khác nhau, tuy nhiên quy trình trồng chè khá giống nhau. Cách chế biến chè thì mỗi nơi sẽ khác nhau, đem lại hương vị đặc trưng riêng. Trồng chè bao lâu thì thu hoạch? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Theo thư tịch cổ Việt Nam, cây chè đã có từ xa xưa dưới 2 dạng: cây chè vườn hộ gia đình vùng châu thổ Sông Hồng và cây chè rừng ở miền núi phía Bắc. Uống nước chè không những là thưởng thức vị ngon mà còn có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, do đó nhu cầu sử dụng chè lại càng gia tăng.
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Trồng một lần là có thể thu hoạch từ 30 – 40 năm hoặc lâu hơn.
Để trả lời câu hỏi: Trồng chè bao lâu thì thu hoạch? Đó là tùy vào giống cây chè, mỗi giống sẽ có những phương thức hái chè khác nhau. Thời điểm thu hoạch, cách chăm sóc cũng khác nhau. Thông thường, cây chè sau trồng 2 năm có chiều cao 65 – 70 cm, đường kính gốc 1,0 cm trở lên ta bắt đầu đốn lần 1.
Hiện nay, thực tế sản xuất chè vẫn còn áp dụng kỹ thuật canh tác, thu hái, vận chuyển và bảo quản lạc hậu, do đó dẫn đến chất lượng chè thành phẩm không cao, giá bán thấp. Nhằm nâng cao chất lượng của lá chè, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, hiện nay các cơ quan đang hỗ trợ, khuyến khích trồng và thu hoạch chè theo các phương pháp hiện đại, để đạt năng suất cao hơn, cũng như chất lượng lá trà được cải thiện, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân trồng chè trên mỗi địa phương.
Thời điểm trồng trà thường rơi vào tháng 8 cho tới tháng 10 trong năm, hoặc cũng có thể vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 3. Khoảng thời gian này, có các cơn mưa phùn, thích hợp cho trà phát triển. Còn đối với khu vực miền nam, trà lại được trồng vào tháng 5 cho tới tháng 7. Đây là những khoảng thời gian thuận lợi để cây chè phát triển tốt.
Đối với mỗi giai đoạn chăm sóc, thu hoạch lá chè đều có những loại máy móc hỗ trợ như máy đốn chè, máy hái chè,… Giúp giảm sức lao động cho người nông dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ sản xuất, giúp lá chè được xử lý nhanh, chế biến đem lại hương vị thơm ngon cho người thưởng thức.