Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính thực hiện như thế nào ?

Quyết định hành chính được nhiều chủ thể ban hành với những mục đích và nội dung khác nhau vì vây trình tự xây dựng và ban hành các loại quyết định cũng không giống nhau. Bài viết phân tích cách thức xây dựng và ban hành một số quyết định hành chính thông dụng và thường gặp, cụ thể:

Ở đây chúng ta chỉ đề cập trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính quy phạm, bởi lẽ đây là loại quyết định đặt ra những quy tắc xử sự cũng như xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính. Mặt khác, trình tự xây dựng và ban hành loại quyết định này cũng đã được pháp luật quy định tương đối đầy đủ.

Việc xây dựng và ban hành một quyết định hành chính quy phạm thông thường phải qua các bước sau đây:

– Sáng kiến ban hành quyết định: Đây được coi là khâu đầu tiên của việc ra quyết định, tuy nhiên, ở khâu này còn phụ thuộc vào các loại quyết định khác nhau để có những thao tác khác nhau.

Ví dụ, sáng kiến để ban hành quyết định chủ đạo khác với sáng kiến ra quyết định quy phạm.

Theo quy định của pháp luật thì Chính phủ quyết định chương trình xây dựng nghị định ba tháng, sáu tháng và hàng năm theo sáng kiến của mình và theo đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

Chính phủ quyết định cơ quan chủ trì để soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo thành lập ban soạn thảo và ban soạn thảo phải làm một số công việc như sau:..

– Tổng kết tình hình thi hành pháp luật, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hàồh có liên quan;

– Tổ chức nghiên cứu xây dựng dự thảo>

– Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, tập hợp ý kiến và chỉnh lí dự thảo;

– Chuẩn bị tờ trình, dự thảo và các tài liêu cần thiết khác để trình Chính phủ.

Theo quy định của pháp luật, trước khi trình Chính phủ dự thảo thì Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo.

Nội dung của dự thảo sẽ được Chính phủ xem xét tại phiên họp của Chính phủ. Tại phiên họp của Chính phủ, đại diện cơ quan soạn thảo sẽ thuyết trình dự thảo, Bộ trưởng Bộ tư pháp trình bày ý kiến thẩm định dự thảo, đại diện các cơ quần được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến. Sau đó các thành viên của Chính phủ sẽ thảo luận.

. Dự thảo sẽ được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người kí nghị định.

1. Trình tự xây dựng và ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ sẽ dự thảo đã được xây dựng tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và những cơ quan, cá nhân, tổ chức liên quan.

– Đơn vị được giao soạn thảo sẽ chỉnh lí dự thảo trước khi đem trình bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét lại dự thảo lần cuối trước khi kí các quyết định, chỉ thị, thông tư.

2. Soạn thảo và ban hành các quyết định hành chính liên tịch

– Việc soạn thảo dự thảo quyết định hành chính liên tịch trước hết phải được các cơ quan hữu quan cùng nhau thảo luận để phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.

– Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo phải có trách nhiêm tổ chức xây dựng dự thảo quyết định và lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan.

– Cơ quan chủ trì việc soạn thảo sẽ tiếp tục tập hợp những ý kiến và đi đến việc chỉnh lí dự thảo.

– Cuối cùng là những người đứng đầu các cơ quan cùng tham gia xem xét lần cuối để đi đến việc kí quyết định hành chính liên tịch.

3. Quyết định của ủy ban nhân dân

Với vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ưỷ ban nhân dân căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của hội đồng nhân dân phạm pháp luật.

Ví dụ: Luật quy định trong việc xây dựng và ban hành quyết định quy phạm của Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội, việc đầu tiên là phải thành lập ban soạn thảo. Khoản 2 Điều 25 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:

“Việc soạn thảo dự án luật, dự án pháp lệnh do ban soạn thảo đảm nhiệm. Ban soạn thảo chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án về tiến độ và chất lượng dự án”.

Sau đó, Luật còn quy định về trình tự thẩm tra dự án của các quyết định cũng như vai trò của ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc xem xét và cho ý kiến về các dự án đó. Đặc biệt, việc ra những quyết định này còn có sự đóng góp tích cực của nhân dân cũng như việc đóng góp ý kiến của đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội. Tiếp đến là việc thông qua dự án luật cũng như dự thảo nghị quyết và công việc cuối cùng là công bố quyết định. Luật quy định Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật, nghị quyết của Quốc hội cũng như pháp lệnh và nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)