Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức – Trường Tiểu học Thủ Lệ
Bạn đang xem: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng thực hành nói và nghe về một vấn đề trước tập thể lớp học. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Đề bài: Qua các văn bản đọc ở bài Gõ cửa trái tim, em đã cảm nhận được ý nghĩa của gia đình đối với tất cả chúng ta. Nhưng trong thực tế, đời sống gia đình còn nhiều vấn đề khác, cả tích cực lẫn tiêu cực, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Sau đây, em hãy chia sẻ về một vấn đề trong đời sống gia đình khiến em quan tâm và suy nghĩ.
a. Trước khi nói:
* Chuẩn bị nội dung nói:
– Dựa vào trải nghiệm của bản thân để lựa chọn đề tài phù hợp. (Gợi ý: Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; việc chăm sóc lắng nghe thấu hiểu của cha mẹ với con cái; thái độ cư xử của con cái với cha mẹ…).
– Đọc lại văn bản trong SGK để có thêm ý tưởng.
– Tìm các thông tin liên quan từ sách, báo hoặc các phương tiện khác.
– Chuẩn bị tranh, ảnh minh họa (nếu cần).
– Ghi ra giấy những ý chính cần nói và sắp xếp theo trình tự.
– Mục đích nói: chia sẻ ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình.
– Người nghe: thầy cô, bạn bè, người thân…
* Tập luyện:
– Trình bày trước người thân và bạn bè…
– Cách nói tự nhiên, gần gũi.
b. Trình bày bài nói:
– Trình bày theo các ý chính đã chuẩn bị.
– Tập trung vào vấn đề đã chọn, liên hệ với trải nghiệm của bản thân.
– Kết hợp sử dụng tranh ảnh, bài hát để hấp dẫn hơn.
c. Sau khi nói:
– Người nghe: chia sẻ và nhận xét về cách trình bày.
– Người nói: Phản hồi về nhận xét, đóng góp.
1.2. Thực hành nói và nghe
Gợi ý đề bài: Vấn đề cần trình bày: Những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương.
– Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi xin phép được trình bày về vấn đề… (nội dung vấn đề)
– Trình bày vấn đề:
Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đây là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.
Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
– Kết thúc: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Bài tập: Em hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Nêu một số định hướng nhằm tháo gỡ những xung đột giữa con cái và cha mẹ.
a. Hướng dẫn giải:
– Xem lại cách trình bày một vấn đề để giải bài tập này.
– Vạch ra các ý cần nói về định hướng cụ thể, ví dụ: Cha mẹ nên làm gì? Con cái nên làm gì?
b. Lời giải chi tiết:
– Mở đầu: Cha mẹ và con cái luôn có những xung đột, điều này là không nên vì gia đình cần phải có sự hòa thuận.
– Trình bày vấn đề:
Về cách ứng xử trong gia đình: Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Nếu cảm thấy không còn phù hợp nữa cần phải điều chỉnh để đáp ứng với cuộc sống ở thời điểm mà con cái đang sống.
Cha mẹ chủ động san lấp khoảng cách về tâm lý giữa các thế hệ trong gia đình, không nên bảo thủ áp đặt bằng những điều đã lỗi thời, biết cách hòa nhập vào cuộc sống hiện tại, tiếp thu và điều chỉnh theo sự đổi mới của cuộc sống.
Nhận ra sự phát triển của cơ thể, tâm sinh lý của con mình ở tuổi dậy thì về nhu cầu độc lập, nhu cầu tự khẳng định, quyền riêng tư và những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống để có những ứng xử kịp thời phù hợp.
Luôn tìm hiểu, tâm sự với để nắm bắt những thay đổi, tâm tư nguyện vọng, sở thích và những nhu cầu của con. Một mặt tôn trọng và đáp ứng hợp lý những nhu cầu chính đáng, đồng thời phải kiên quyết ngăn chặn những suy nghĩ hành động tự do mất phương hướng, những tiêu cực, những cám dỗ, cạm bẫy có thể mắc phải. Giúp học sinh tháo gỡ những băn khoăn, lo lắng, lúng túng những khủng hoảng về tâm lý trong gia đoạn này.
Cần trao đổi tìm ra tiếng nói chung phù hợp giữa các thế hệ, cha mẹ cần có nhận thức đúng, biết định hướng cho con bằng những phân tích có cơ sở sâu sắc, có sức thuyết phục cao, không nên áp đặt cứng nhắc theo kiểu gia trưởng để tạo sự tin yêu cảm thông sẻ chia của con đối với cha mẹ.
Cha mẹ liên hệ chặt chẽ với nhà trường, Đoàn Thanh niên và các tổ chức xã hội liên quan để hướng con vào những hoạt động tích cực, phù hợp vừa nâng cao nhận thức xã hội vừa thể hiện sự quan tâm, tạo sự đồng thuận cao giữa các thế hệ nhằm xây dựng gia đình tiến bộ hạnh phúc.
– Kết thúc: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.
Lời kết
– Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nắm được các bước trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình.
+ Chuẩn bị được một bài thực hành nói trước tập thể về một vấn đề cụ thể.
+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng thực hành nói trước tập thể lớp học.
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
Bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình nhằm giúp các em có cơ hội chia sẻ những câu chuyện, vấn đề về gia đình đã để lại cho các em nhiều bài học hay và bổ ích. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc dưới đây:
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
- Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
Hỏi đáp bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ sớm trả lời cho các em.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6