Triển vọng các lĩnh vực kinh tế của Nhật Bản và hoạt động ngoại thương

Mặc dù Nhật Bản có một số mỏ vàng, magiê, than đá và bạc, nước này có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế và do đó phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và năng lượng cho hoạt động sản xuất. Trong khi đó nhờ có vùng biển rộng lớn, quốc gia này là một trong những nhà sản xuất các sản phẩm đánh bắt cá lớn nhất thế giới.

Chỉ có 11% diện tích của Nhật Bản là thích hợp để trồng trọt, nên ngành nông nghiệp ở Nhật Bản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP (1,2%) và chỉ sử dụng 3,4% lực lượng lao động.

 Chè và gạo là hai loại cây trồng lớn nhất của đất nước, mặc dù toàn bộ ngành được trợ cấp và bảo hộ rất cao.

Công nghiệp:

Ngược lại, lĩnh vực công nghiệp rất đa dạng, sản xuất các sản phẩm từ hàng hóa cơ bản (như thép và giấy) đến công nghệ phức tạp. Nhật Bản thống trị các lĩnh vực ô tô, robot, công nghệ sinh học, công nghệ nano và năng lượng tái tạo. Nhật Bản là quê hương của một số nhà sản xuất sản phẩm điện tử lớn nhất thế giới, đó là lý do tại sao lĩnh vực công nghiệp của nước này thường gắn liền với đẳng cấp công nghệ cao. Nhật Bản là nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba thế giới và nhà sản xuất tàu thủy lớn thứ hai. Khu vực công nghiệp chiếm 29,1% GDP và sử dụng 24,1% lực lượng lao động.

Dịch vụ:

Lĩnh vực dịch vụ chiếm 69,3% GDP và sử dụng 72,6% lực lượng lao động. Các dịch vụ chính ở Nhật Bản bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, vận tải và viễn thông. Đất nước này cũng có một ngành du lịch quan trọng, tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây cho đến khi bị ngưng trệ vì dịch bệnh COVID-19 trong năm 2020.

Bảng: Các lĩnh vực kinh tế chính của Nhật Bản năm 2019

Các chỉ tiêu

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Tỷ lệ việc làm trong tổng số việc làm(%)

3.4

24.1

72.6

Giá trị gia tăng (% GDP)

1.2

29.1

69.3

Tăng/giảm giá trị gia tăng so với năm trước(%)

1.5

1.2

0.4

Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2020

 

  1. Hoạt động ngoại thương và triển vọng

Ngoại thương có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, nhưng cần lưu ý là nước này không mở cửa hoàn toàn và áp đặt các hàng rào phi thuế quan rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nhật Bản là nước xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 4 thế giới. Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu xe có động cơ (13,4%), linh kiện và phụ tùng ô tô (4,9%), mạch tích hợp điện tử và vi lắp ráp (3,8%), máy móc và thiết bị cơ khí (3,1%) và tàu thuyền (1,7%).

Các mặt hàng nhập khẩu chính của nước này bao gồm dầu mỏ (10,8%), khí ga và các hydrocacbon ở dạng khí khác (6,6%), thiết bị truyền dẫn điện thoại vô tuyến (3,5%), than đá và các nhiên liệu rắn tương tự (3,4%), và các mạch tích hợp điện tử và vi lắp ráp (2,7%).

Các đối tác chính của nước này là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Australia, Hong Kong (TQ), Saudi Arabia và Thái Lan. Nhật Bản hiện đang đàm phán một số hiệp định thương mại tự do. EU và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế, có hiệu lực vào năm 2019. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU ở châu Á sau Trung Quốc và hai nước này hiếm khoảng 1/4 GDP của thế giới.

Từ năm 2019, hoạt động ngoại thương của Nhật Bản bị ảnh hưởng do xuất khẩu đến Trung Quốc và các thị trường khu vực giảm mạnh, khi nhu cầu toàn cầu yếu và mâu thuẫn thương mại Mỹ – Trung đã ảnh hưởng đến nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại.

Bảng: Các chỉ tiêu về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản giai đoạn 2015-2019

Các chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

Nhập khẩu hàng hóa (triệu USD)

648,494

606,927

671,434

748,488

720,957

Xuất khẩu hàng hóa (triệu USD)

624,939

644,933

698,367

738,143

705,564

Nhập khẩu dịch vụ (triệu USD)

173,689

184,710

190,822

198,837

201,713

Xuất khẩu dịch vụ (triệu USD)

157,863

173,821

181,599

188,812

200,541

Nguồn: IMF, World Economic Outlook

Bảng: Dự báo các chỉ tiêu về xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2020-2024

Dự báo

2020 (e)

2021 (e)

2022 (e)

2023 (e)

2024 (e)

Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)

-11.6

9.6

3.5

2.9

2.7

Tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)

-8.3

8.3

5.9

2.2

2.7

Nguồn: IMF, World Economic Outlook

 

Các thị trường xuất khẩu chính

Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản (năm 2019)

Hoa Kỳ

19.9%

Trung Quốc

19.1%

Hàn Quốc

6.6%

Hồng Kông (TQ)

4.8%

Thái Lan

4.3%

Khác

45.4%

Nguồn: Comtrade