Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi ngành giáo dục ra sao? – Van Lang University
Trí tuệ nhân tạo có thể làm thay đổi nền giáo dục nơi mà giáo viên không còn là trung tâm lớp học nữa mà thay đó là phụ huynh học sinh.
Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp cá nhân hóa nội dung học phù hợp với các nhóm học sinh, hỗ trợ khả năng
Những năm qua, một số ngành giáo dục trên thế giới đã có rất nhiều thành tựu đột phá, gần đây nhất là công nghệ trí tuệ nhân tạo trong giáo dục (AI ed).
Trí tuệ nhân tạo có thể làm thay đổi nền giáo dục nơi mà giáo viên không còn là trung tâm lớp học nữa mà thay đó là phụ huynh học sinh. Và liệu rằng phụ huynh đã sẵn sàng cho những thay đổi này?
Dưới đây là những lợi ích chưa từng có trước đây, và những thách thức có thể nảy sinh khi AI được áp dụng vào giáo dục trong tương lai gần – Nguồn trích dẫn từ : VentureBeat.com
Giáo viên có thể tiết kiệm được thời gian. Hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể giải quyết việc liên quan đến việc xếp loại và lưu trữ hồ sơ, theo đó, giáo viên sẽ có thêm thời gian dành cho sinh viên.
Sách giáo khoa sẽ được sử dụng một mẫu mới. Những hệ thống áp dụng AI sử dụng giáo trình của giáo viên để tập hợp thành một cuốn sách giáo khoa tuỳ chỉnh cho một lớp học hay một môn học cụ thể.
Dạy kèm sẽ có một bộ mặt hoàn toàn mới. Các nghiên cứu cho thấy một yếu tố quan trọng trong dạy kèm thành công là cung cấp phản hồi tức thời cho học sinh. Các ứng dụng hỗ trợ của AI có thể áp dụng để cung cấp phản hồi có chủ đích và điều chỉnh cho học sinh một cách hiệu quả.
“Cá thể hóa số đông” sẽ cải thiện sức khoẻ của trẻ nhỏ. Nếu trí tuệ nhân tạo cho phép cá nhân hóa số đông và “phân cấp giáo dục”, thì thời gian biểu và nghỉ ngơi của trẻ có thể được kết hợp tốt hơn. Điều này sẽ giải quyết mối quan tâm lâu dài tại các trường học là trẻ nhỏ không được ngủ đủ giấc.
Cha mẹ sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc giáo dục trẻ nhỏ như việc đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên, người quản lý và người giám hộ khi con cái được học tập và giáo dục trên nền tảng và các công cụ mới.
Trí tuệ nhân tạo (AI) thay đổi người trả tiền cho giáo dục. Chi phí giáo dục sẽ giảm đáng kể. Nhưng nếu cha mẹ tham gia nhiều hơn vào việc giáo dục con cái, gia đình có thể phải đối mặt với những chi phí trực tiếp mới cũng như chi phí cơ hội của việc gia tăng thời gian ràng buộc.
Hệ thống giáo dục ngày nay tập trung vào việc chuẩn hóa nhằm giảm bớt sự khác biệt giữa các học sinh về thành tích. Hệ thống dạy kèm của AI thiết kế các bài học theo nhu cầu khác nhau của học sinh. Vì vậy một số tiêu chuẩn sẽ bị mất đi, với một số người thì tiến bộ nhanh hơn những người khác.
Công nghệ AI làm cho trường học hiện nay lỗi thời. Các trường học hiện đại thiết kế chương trình một lớp học phù hợp cho tất cả các lớp và học với một tốc độ cố định. Ngoài ra, AI cho phép tạo ra một chương trình học tùy biến giúp giảm nhu cầu về lớp học và nhu cầu về giáo viên.
Học ngang hàng giữa một người-với-một người (P2P) được xã hội hóa sẽ trở thành mối quan tâm nếu có nhiều trẻ được học từ xa. Trẻ em có thể học hỏi lẫn nhau.
Trẻ có thể học hỏi lẫn nhau – Ảnh: Edtechonology.co.uk
Ví dụ như chương trình học tập từ xa School of the Air của chính phủ Úc, thiết kế mô hình học từ xa nhấn mạnh vào xã hội hóa. Ở trường, học sinh học thông qua các bài học trực tuyến và kết nối với các bạn cùng lớp tại các khu vực khác nhau và thông qua các sự kiện xã hội.
Tùy chỉnh và phân quyền có thể dẫn đến các tiêu chuẩn khác nhau. Trong khi các trường công lập ngày nay được thiết kế theo tiêu chuẩn chung cho tất cả học sinh thì trường học có áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có quy mô nhỏ hơn và tuỳ biến linh hoạt hơn. Vì vậy, một số các quy tắc chung về hành vi, xã hội, và văn hoá mà trẻ học ở các trường lớn hơn sẽ mất đi.
Trí tuệ nhân tạo cho giáo dục (AI ed) sẽ gặp khó khăn trong việc nhân rộng những hình mẫu thói quen của giáo viên như sự kiên nhẫn và những phản ứng cảm xúc phù hợp trước các thách thức. Điều này không dễ dàng được tái tạo bởi một hệ thống AI.
Trí tuệ nhân tạo – AI có thể thay đổi chất lượng, sự phân bổ và tính chất của ngành giáo dục. Nó cũng hứa hẹn sẽ thay đổi mãi mãi vai trò của cha mẹ, học sinh, và giáo viên cũng như các tổ chức giáo dục.
K.CHÂM (Theo báo Tuổi trẻ)