Trị khản tiếng cho bé- lớp nhà trẻ D1

Khản tiếng ở trẻ em thường là vấn đề liên quan đến dây thanh quản và cổ họng. Tình trạng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất.

Dây thanh âm có cấu tạo rất mỏng manh, nó như một nếp gấp bằng màng nhầy nằm bên trong thanh quản. Vốn dĩ dây thanh âm rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài, đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì dây thanh âm càng dễ bị tổn thương.

Khi trẻ khóc to hay la hét quá mức sẽ khiến thanh quản chịu áp lực lớn dẫn đến tổn thương dây thanh âm. Đây là nguyên nhân dẫn đến khàn tiếng ở trẻ em thường gặp nhất.

Tiếp xúc chất gây dị ứng

Nếu đường hô hấp của trẻ tiếp xúc với các tác nhân lạ ngoài môi trường như thực phẩm cay nóng, phấn hoa, hóa chất, khói bụi, lông chó mèo,… dây thanh quản non nớt dễ bị kích thích, dẫn đến khản tiếng.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, cơ thể bé có xu hướng giải phóng histamin gây ban da, chảy nước mũi, ngứa, hắt hơi,… Vì vậy, cha mẹ nên đặc biệt chú ý.

Mắc bệnh đường hô hấp

Một số bệnh đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,… có thể là nguyên nhân dẫn đến khản tiếng ở trẻ em. Khi mắc bệnh, hệ hô hấp tăng tiết dịch nhầy gây ứ đọng tại cổ họng và gây tổn thương dây thanh quản.

 

Trẻ dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp gây viêm họng, khản tiếng

Tình trạng này hay gặp nhất ở trẻ sau 6 tháng tuổi, bước vào thời kỳ ăn dặm và mất đi hệ miễn dịch từ sữa mẹ khiến sức đề kháng suy giảm. Đây là lý do khiến trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, thời tiết lạnh,…

Xem thêm: Tổng quan bệnh viêm thanh quản và cách điều trị nhanh nhất!

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân như bé bú sữa sai tư thế, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện, cơ thắt thực quản chưa đóng mở đều đặn,… Khi đó, acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương dây thanh quản dẫn tới khản tiếng, mất tiếng.

Hít khói thuốc lá thụ động

Một trong những nguyên nhân dẫn đến khản tiếng ở trẻ em là do hít phải khói thuốc lá từ những thành viên trong gia đình. Khác với người lớn, dây thanh quản của trẻ dễ bị tổn thương hơn trước tác nhân gây hại. Khi tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến dây thanh quản bị sưng viêm, gây khản tiếng, mất tiếng,…

 

Tiếp xúc với khói thuốc khiến dây thanh quản của trẻ tổn thương

Khản tiếng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, khản tiếng là tình trạng đơn giản, chỉ cần vài ngày là khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Đối với trường hợp khản tiếng do la hét, quấy khóc nhiều,… (gọi chung là lạm dụng dây thanh âm quá mức), tình trạng này có thể thuyên giảm khi trẻ nghỉ ngơi và hạn chế giao tiếp trong một vài ngày.

Còn đối với trường hợp khản tiếng do bệnh lý đường hô hấp, tiếp xúc với tác nhân gây hại, nếu cha mẹ không đưa trẻ đi khám sớm và điều trị kịp thời, tình trạng khàn tiếng sẽ ngày càng nặng dần, các cơ dây thanh âm trở nên dày hơn. Nguy hiểm hơn, khản tiếng lâu ngày ở trẻ em có thể dẫn đến hạt xơ dây thanh, teo cơ dây thanh, polyp thanh quản,…

Vậy, khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Cha mẹ đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác nếu tình trạng khản tiếng của bé kéo dài trên 7 ngày, hoặc khản tiếng có đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Đau họng kéo dài, ho liên tục mà không có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Trẻ nuốt khó, mất cảm giác ngon miệng.

  • Sốt cao, thở khò khè, ngạt mũi, cổ họng nhiều đờm.

Bằng cách kiểm tra cổ họng của bé và các xét nghiệm liên quan, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng của bé và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

 

Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường

5 mẹo chữa khản tiếng cho bé tại nhà

Nếu bé bị khàn tiếng đơn thuần do lạm dụng giọng nói quá nhiều và không mắc kèm các triệu chứng bất thường khác, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo sau để giúp giọng nói của bé sớm trở lại bình thường.

Nước chanh mật ong chữa khản tiếng

Chanh và mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa tốt cho hệ hô hấp của trẻ. Uống 1 cốc mật ong chanh mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau buốt, giúp cải thiện tình trạng khản tiếng ở trẻ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 cốc nước ấm, 1 quả chanh tươi và 2 thìa mật ong nguyên chất.

  • Vắt lấy nước cốt chanh, hòa tan nước cốt chanh và mật ong vào nước ấm.

  • Động viên bé uống từ từ từng ngụm nhỏ đến hết.

Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng cho bé trên 1 tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc hoặc dậy thì sớm do mật ong.

Súc miệng nước muối làm dịu cổ họng

Nước muối có thành phần chính là natri clorua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Giáo dục trẻ súc miệng nước muối mỗi ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng, đồng thời hạn chế các vấn đề về răng miệng.

 

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối hàng ngày

Cách thực hiện:

  • Pha 9g muối trắng với 1 lít  nước ấm, hoặc tốt nhất là cha mẹ nên mua chai nước muối sinh lý được bày bán sẵn tại các quầy thuốc, nhà thuốc.

  • Cho con ngậm 1 ngụm nước muối vừa đủ trong khoang miệng.

  • Để cổ ngửa ra đến khi nước muối chạm cổ họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra tạo thành tiếng “khò khò”, sau đó nhổ nước muối ra.

  • Lặp lại khoảng 2-3 lần.

  • Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn muối trong khoang miệng.

Chữa khản tiếng cho bé bằng lá hẹ hấp đường phèn

Lá hẹ có chứa Allicin – chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, thành phần vitamin C trong lá hẹ cũng có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ hồi phục tổn thương đường hô hấp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 lạng lá hẹ tươi và 50g đường phèn.

  • Lá hẹ đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng và để ráo nước.

  • Cắt khúc lá hẹ cho vào bát, thêm đường phèn và hấp cách thủy trong 15-20 phút.

  • Mẹ có thể chắt lấy nước cho bé uống, hoặc cho ăn cả cái và nước đối với trẻ trên 1 tuổi.

  • Áp dụng cách này sau mỗi bữa ăn, liên tục 2-3 ngày sẽ thấy tình trạng của bé được cải thiện.

Quất hấp đường phèn trị khản tiếng cho trẻ em

Quất (tắc) là loại quả quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Trong quất có chứa tinh dầu và vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng tốt cho trẻ em. Bởi vậy, người ta thường dùng quất hấp đường phèn để cải thiện triệu chứng ho đờm, khàn tiếng, đau họng ở trẻ.

 

Mẹo trị khản tiếng đơn giản từ quất và đường phèn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 2-3 quả quất chín, bổ đôi cho vào bát cùng một ít đường phèn.

  • Đem hấp cách thủy trong 15-20 phút, rồi tắt bếp, để nguội.

  • Ngậm quất trong khoang miệng, nuốt lấy nước từ từ, dùng liên tục ngày 3 lần đến khi tình trạng khản tiếng được cải thiện.

Uống trà gừng khỏi khản tiếng

Đối với các bé đang bị khản tiếng, ho đờm, viêm họng, uống trà gừng chính là một mẹo hiệu quả giúp các bé cải thiện tình trạng của mình. Gừng có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn tốt, giúp bảo vệ hệ hô hấp của bé trước sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus.

Cách thực hiện:

  • Lựa chọn một củ gừng tươi, đem nạo sạch vỏ, rửa sạch rồi giã nhuyễn.

  • Chuẩn bị 1 cốc nước sôi (khoảng 250ml), rồi thả gừng vào trong cốc.

  • Chờ nước nguội bớt, sau đó mẹ chắt lấy phần nước gừng cho bé uống từng ngụm nhỏ.

  • Các bé sơ sinh chỉ cần uống vài thìa nhỏ, còn các bé lớn hơn có thể uống 1 cốc/ngày.

Lưu ý khi chữa khản tiếng cho bé tại nhà!

 

Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày

Khi chữa khàn tiếng cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Các mẹo dân gian chỉ áp dụng cho trường hợp khản tiếng nhẹ, không kèm theo các dấu hiệu bất thường như sốt, ho đờm kéo dài, nôn trớ,…

  • Nếu áp dụng mẹo dân gian quá 1 tuần mà tình trạng của bé không cải thiện thì cha mẹ cần đưa ngay bé đến cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng để được thăm khám, chẩn đoán chính xác.

  • Động viên con uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để giúp làm loãng đờm trong cổ họng, loại bỏ tác nhân gây bệnh.

  • Tránh để trẻ la hét quá nhiều, dạy con cách bày tỏ cảm xúc qua hành động thay vì kêu gào, la hét.

  • Để bé tránh xa các tác nhân gây bệnh như khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,…

  • Không để bé ngồi trước điều hòa, quạt gió quá lâu vì sẽ làm khô niêm mạc mũi, họng của trẻ, dễ gây khản tiếng tái phát.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho bé nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Chilidol – Giảm khản tiếng cho trẻ an toàn hiệu quả!

Nếu mẹ đang tìm một giải pháp cải thiện nhanh chóng tình trạng khản tiếng, đau rát họng cho bé trên 2 tuổi mà không gây hại cho sức khỏe, thì đừng bỏ qua Chilidol – viên uống ngậm 2 trong 1 với thành phần chính Kha tử!

 

Chilidol – giải pháp đẩy lùi khản tiếng, đau rát họng cho trẻ từ 2 tuổi!

Theo y học cổ truyền Kha tử có vị đắng chát, có tác dụng chữa ho, khản tiếng hiệu quả đã được ghi chép trong Dược điển Việt Nam. Sự kết hợp của Kha tử và Liên kiều trong Chilidol làm tăng tác dụng tại đích dây thanh quản, giải quyết từ gốc rễ vấn đề gây đau rát họng, khản tiếng ở trẻ em.

Ngoài ra Chilidol còn được bổ sung các dược liệu khác như Cát cánh, Xuyên khung, Cam thảo bắc tạo vị ngọt thanh tự nhiên, lấn át vị đắng chát của Kha tử giúp bé không cảm thấy khó chịu khi sử dụng.

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, mẹ sẽ không phải lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Vào những ngày trở lạnh hay thời tiết giao mùa, đừng quên phòng sẵn vài vỉ Chilidol trong nhà để bảo vệ sức khỏe cả gia đình!