Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: Nguyên nhân và cách xử trí kịp thời
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là tình trạng lỗ mũi xuất hiện nhiều dịch nhầy, gây cản trở sự hô hấp và nếu không sớm điều trị có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý khác. Vậy thực chất nguyên nhân trẻ sơ sinh nghẹt mũi thở khò khè là do đâu và bố mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi?
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Việc xác định được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là yếu tố quan trọng giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao nhất. Nghẹt mũi là tình trạng xảy ra khi mạch máu cùng các mô trong khoang mũi bị chất lỏng lấp đầy.
Bệnh cảm thường là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ 2 tháng bị nghẹt mũi còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
-
Cảm cúm đi kèm với các triệu chứng biếng ăn, sốt nhẹ.
-
Viêm xoang.
-
Dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết, bụi bẩn hay đồ ăn hàng ngày.
-
Chất kích thích hệ hô hấp như khói thuốc, nước hoa hay bụi bẩn.
-
Một số bệnh lý do virus như cảm lạnh. Bố mẹ cũng cần lưu ý trẻ có thể bị nghẹt mũi cả khi thời tiết nóng bức. Khi trẻ nô đùa trong phòng điều hòa mà ra nhiều mồ hôi cũng dễ bị chảy nước mũi và nghẹt mũi.
-
Vướng dị vật trong mũi. Tình huống này bố mẹ cần khắc phục càng sớm càng tốt cho trẻ vì nếu để lâu có thể gây ngạt thở, chảy máu mũi, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
-
Ngạt mũi sơ sinh do chưa lấy sạch nước nhầy bào thai khỏi đường hô hấp. Từ đó dẫn đến tình trạng vừa đưa trẻ về nhà đã bị nghẹt mũi.
Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Sau khi bố mẹ đã xác định được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở thì cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp làm giảm tình trạng nghẹt mũi cho trẻ. Vậy trẻ sơ sinh bị ngạt mũi phải làm sao? Dưới đây là một số phương pháp và những lưu ý cần nhớ trong quá trình trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh.
Những phương pháp giúp trẻ sơ sinh hết ngạt mũi
Nếu nhận thấy tình trạng trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi không quá nghiêm trọng, bố mẹ có thể chủ động thực hiện một số phương pháp sau đây để giúp trẻ hết ngạt mũi.
Làm sạch mũi cho trẻ
Khi thấy trẻ có biểu hiện ngạt mũi, bố mẹ cần làm sạch mũi và loại bỏ chất nhầy trong mũi cho trẻ. Bố mẹ có thể dùng tăm bông sạch nhúng nước ấm, nhẹ nhàng chấm và lau sạch mũi cho trẻ.
Sử dụng nước muối sinh lý
Phương pháp này được hầu hết bố mẹ áp dụng vì cách làm đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Bố mẹ hãy cho trẻ nằm ngửa, nhỏ nước muối sinh lý 0,9% vào mỗi bên lỗ mũi cho trẻ.
Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch, loại bỏ dịch nhầy, từ đó giúp bé dễ hô hấp hơn. Tuy vậy, bố mẹ cần chú ý không nhỏ mũi quá 3 ngày cho trẻ vì việc lạm dụng nước muối sẽ làm khô dịch mũi. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên nên tự pha nước muối, đặc biệt tuyệt đối không sử dụng nước muối sinh lý đã hết hạn.
Hút mũi cho trẻ
Hút mũi giúp làm sạch khoang mũi và hút dịch nhầy ra khỏi mũi cho trẻ. Bố mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý trước khi hút mũi cho trẻ để giúp dịch nhầy được làm loãng. Đặc biệt, dụng cụ hút mũi phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn tấn công.
Day cánh mũi cho trẻ
Bố mẹ có thể day cánh mũi để giúp trẻ dễ thở và loại bỏ cảm giác khó chịu. Hãy dùng các ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc sống mũi sau khi nhỏ nước muối sinh lý.
Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ
Khi trẻ 3 tháng bị nghẹt mũi, bố mẹ có thể dùng khăn để nâng cao đầu cho trẻ lúc ngủ và hãy giữ tư thế thoải mái nhất cho trẻ.
Tạo độ ẩm cho không khí trong phòng
Không khí trong phòng quá ngột ngạt, quá khô sẽ càng làm tình trạng nghẹt mũi của trẻ thêm nghiêm trọng. Do vậy, bố mẹ có thể tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, dùng thiết bị tăng độ ẩm để khắc phục nhanh chóng tình trạng ngạt mũi ở trẻ.
Đưa trẻ đi khám sớm
Với trường hợp trẻ 2 tháng tuổi bị nghẹt mũi kéo dài và ngày càng nghiêm trọng, trẻ trở nên khó thở và bỏ ăn, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục tình trạng ngạt mũi ở trẻ hiệu quả. Đồng thời phòng ngừa các vấn đề về hô hấp ở trẻ như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi…
Không nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?
Ngoài việc áp dụng các phương pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, bố mẹ nên hạn chế thực hiện các điều sau để tránh làm bệnh của trẻ nặng hơn:
-
Không dùng miệng hút dịch nhầy cho trẻ vì có thể tạo điều kiện thuận lợi vi khuẩn tấn công mũi của trẻ.
-
Không cho trẻ uống kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
-
Không tự ý áp dụng mẹo dân gian để làm giảm tình trạng ngạt mũi ở trẻ.
-
Không quấn quá nhiều tã cho trẻ vì có thể gây nóng khiến trẻ khó thở, khó chịu.
-
Không kiêng tắm mà thay vào đó cần vệ sinh thường xuyên cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Bố mẹ vẫn nên theo dõi tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, nếu thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây đi kèm thì nên đưa trẻ đi khám:
-
Trẻ sốt cao kéo dài, chất nhầy trong mũi chuyển màu vàng, xanh.
-
Trẻ khó thở hoặc thở gấp. Đặc biệt, ở trẻ dưới 2 tuần mà mỗi phút thở quá 45 lần thì bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
-
Trẻ bị nghẹt mũi từ 2 tuần trở lên, đi kèm triệu chứng sưng trán, sưng mũi, mắt…
-
Trẻ khó chịu ở tai, có dấu hiệu nhiễm trùng.
-
Trẻ bị phát ban, bỏ ăn, quấy khóc, có biểu hiện đau đớn.
- Trẻ sơ sinh ho nhưng không sốt
Phương pháp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ sơ sinh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bố mẹ nên lưu ý các điều sau đây để có thể hạn chế tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả.
Giữ môi trường sống sạch sẽ
Nếu trẻ dễ bị dị ứng, hãy để trẻ tránh xa những đồ đó đồng thời luôn giữ nhà cửa sạch sẽ bằng việc:
-
Không hút thuốc lá trong nhà.
-
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên.
-
Giặt sạch thảm chân và các loại khăn, rèm… trang trí trong nhà.
-
Di chuyển thú cưng ra không gian khác.
-
Đóng cửa sổ khi trẻ bị dị ứng hoa.
-
Vệ sinh điều hòa định kỳ, nhất là vào mùa hè.
Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, việc uống đầy đủ nước mỗi ngày có thể khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, uống nước còn giúp khoang mũi giảm tắc nghẽn. Do vậy, bố mẹ nên cho trẻ uống nước ấm, nếu không có thể thử súp hoặc nước trái cây.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh có nên cho uống nước ko
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Bố mẹ cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao đề kháng cho trẻ. Bố mẹ có thể bổ sung cho trẻ thực phẩm chứa lysine, vi khoáng chất, vitamin như kẽm, vitamin nhóm B, selen, crom… trong thời kỳ ăn dặm ở trẻ sơ sinh vừa tăng miễn dịch vừa giúp bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ tốt hơn.
Ngoài ra, cần chú ý đến nguồn sữa của trẻ:
- Đối với trẻ bú mẹ:
Mẹ cần duy trì nguồn sữa tối thiểu 6 tháng, chú ý ăn uống đủ chất, hạn chế các thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng, dễ gây tiêu chảy… Một nguồn sữa chất lượng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và hạn chế được các vấn đề sức khỏe – trong đó có những bệnh lý về hô hấp.
- Đối với trẻ dùng sữa công thức:
Bố mẹ nên lựa chọn dòng sữa công thức chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ. Hiện nay, sữa công thức Biostime đang là lựa chọn hàng đầu của đông đảo bà mẹ bỉm sữa Việt Nam. Đây cũng là dòng sữa công thức đến từ Úc được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và công thức hệ lợi khuẩn chuyên biệt, hương vị sữa thơm ngon gần giống với sữa mẹ. Trẻ sử dụng Biostime có chỉ số sữa phát triển toàn diện, có hệ tiêu hóa hoạt động tốt và một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Đưa trẻ đi thăm khám định kỳ
Việc thăm khám sức khỏe thường xuyên là biện pháp tốt nhất giúp bố mẹ chủ động bảo vệ sức cho trẻ. Bố mẹ cũng cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nhất là trong những thời điểm trẻ bị ngạt mũi hay gặp các vấn đề về hô hấp.
Trên đây là các thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Nếu thấy bé yêu của mình có biểu hiện ngạt mũi, bố mẹ hãy chủ động áp dụng các phương pháp làm sạch mũi của trẻ, theo dõi tình trạng trẻ và đưa trẻ đi khám trong trường hợp cần thiết.
Trần Thị Kim Hoàn
Là giám đôc CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU HOAN TT – Một doanh nghiệp chuyên phân phối dòng sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam, tôi luôn mong sản phẩm của mình mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.