Trẻ em bị bạo hành là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách bảo vệ trẻ

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình bao gồm: Thiếu ý thức, vấn đề trong gia đình, hoặc bất bình đẵng giới.

3.1 Quan niệm dạy con “Thương cho roi cho vọt”

Là một gia đình Châu Á, ít nhiều bạn cũng thường nghe câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Đây là một quan niệm về cách nuôi dạy con bằng đòn roi và chửi mắng. Và những hành vi này được nhân danh dưới dạng tình thương và sự quan tâm của cha mẹ dành cho con.

3.2 Hoàn cảnh gia đình

Trẻ em bị bạo hành có thể bắt nguồn từ các mâu thuẫn và hoàn cảnh sống của gia đình. Nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…có thể khiến con cái trở thành nạn nhân của bạo hành.

Trong giai đoạn COVID-19 tại Việt Nam, tình trạng giãn cách xã hội khiến trẻ không thể đến trường đã góp phần làm tăng tỷ lệ bạo lực trong gia đình từ 30% lên 300%. Việc có đến 21 triệu trẻ em hiện phải học online tại nhà trong hơn 1 năm, cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tình trạng an toàn sức khỏe trẻ em.

>> Mẹ xem thêm: Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến con trẻ ra sao?

3.3 Bất bình đẳng giới

Tư tưởng trọng nam khinh nữ (Sexism) đâu đó vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình người Việt. Chính vì vậy, số lượng trẻ em bị bạo hành là con gái luôn nhiều hơn các bé trai.

>> Mẹ xem thêm: Cách giáo dục giới tính cho trẻ phù hợp cho từng lứa tuổi

4. Hậu quả của tình trạng trẻ em bị bạo hành

Không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng có đủ khả năng vượt qua những tác động tiêu cực từ việc bị bạo hành. Chính vì vậy, những đứa trẻ không thể vượt qua sẽ thường gặp phải các vấn đề sức khỏe thể chất, hành vi, tinh thần trong nhiều năm sau đó.

  • Các vấn đề về thể chất: Học tập sa sút. Gặp các ảnh hưởng về sức khỏe như rối loạn hệ miễn dịch, bệnh phổi mãn tính, tăng nguy cơ ung thư,..
  • Vấn đề hành vi:

    Hành vi côn đồ hoặc bạo lực; l

    ạm dụng người khác; r

    ụt rè; c

    ó ý muốn tự tử hoặc tự gây thương tích; k

    ỹ năng xã hội và quan hệ hạn chế

  • Vấn đề cảm xúc:

    Khó thiết lập hoặc duy trì các mối quan hệ; m

    ột quan điểm không lành mạnh về việc làm cha mẹ; k

    hông có khả năng đối phó với căng thẳng; c

    hấp nhận rằng bạo lực là một phần bình thường của các mối quan hệ.

Bên cạnh đó, trẻ em bị bạo hành có thể bị rối loạn hành vi, nhân cách và căng thẳng sau chấn thương.

5. Cha mẹ cần làm gì khi thấy trẻ bị bạo hành?

5.1 Nhận biết các dấu hiệu

Cha mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu về hành vi và thể chất để biết rằng con có đang bị bạo hành hay không. Đây là bước quan trọng để giúp bé thoát khỏi hành vi bạo hành trẻ em.