Trẻ con khóc đêm tâm linh có phải hiện tượng lạ?

Có rất nhiều mẹ cho rằng việc trẻ ăn ngoan ngủ yên bỗng nhiên thay đổi quấy khóc là do yếu tố tâm linh như phải vía, ma trêu,… Vậy trẻ con khóc đêm tâm linh là gì? Mẹo chữa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Trẻ con khóc đêm tâm linh giải thích thế nào?

Khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tâm lý, bệnh lý,… Tuy nhiên, một số phụ huynh cho rằng hiện tượng này là do tâm linh gây ra. Vậy trẻ khóc đêm tâm linh là gì?

Trẻ con khóc đêm tâm linh

Quan niệm dân gian cho rằng, trẻ khóc sau 12h đêm là do yếu tố tâm linh. Nguyên nhân của tình trạng này là do các bé gặp “vía xấu”. Cụ thể:

  • Người tiếp xúc với trẻ vừa mới đi đám tang về hoặc có người thân trong nhà mới qua đời

  • Trẻ sinh vào giờ xấu, nhất là các giờ như giờ Ngọ mùa xuân, giờ Dần mùa hạ, giờ Tý mùa thu, giờ Mão mùa đông

  • Do ngôi nhà hoặc phòng ngủ của bé có phong thủy xấu

  • Do mẹ bế trẻ ra ngoài vào ban đêm khiến ma quỷ trêu chọc, quấy nhiễu

  • Do trẻ gặp phải những người vía nặng nên đổi tính, đổi nết

Trẻ con khóc đêm có thực sự liên quan đến tâm linh không?

Tâm linh trẻ con khóc đêm thực chất là những quan điểm dân gian chưa có kiểm chứng khoa học. Hiện tượng này chủ yếu được đúc kết dựa trên kinh nghiệm và quan sát của ông cha. Vì vậy, cha mẹ không nên tin vào yếu tố duy tâm, mà cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Theo chuyên gia, khóc đêm là cách giao tiếp của trẻ khi chưa biết nói. Lúc này, con đang cố gắng truyền tải với bố mẹ rằng con đói, tả ướt hoặc thấy lạnh cần được vỗ về. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, sẽ được cải thiện sau 3 tháng tuổi khi mà nhu động đường ruột đã được ổn định. Do đó, cha mẹ cần phải bình tĩnh, khéo léo tìm cách “gỡ rối”.

Khóc đêm tâm linh chỉ là quan điểm của dân gian

Trẻ con khóc đêm dưới góc nhìn khoa học

Khác với tâm linh, khoa học giải thích hiện tượng khóc đêm ở trẻ dưới góc nhìn tâm lý, bệnh lý liên quan. Theo chuyên gia, khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ, nhất là các bé sơ sinh. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cho các bé thường xuyên quấy khóc. 

  • Trẻ đang đói: Trẻ sơ sinh cần ăn liên tục vì dạ dày của con rất nhỏ. Do đó, trẻ thường khóc đêm. Thông trường từ khi sinh ra đến 2 tháng tuổi, mỗi đêm bé sẽ thức dậy 2 lần để bú. Từ 2-4 tháng tuổi, hầu hết các bé đều cần 1 cữ về đêm.

  • Tiêu hóa không tốt: Một số bệnh lý về đường tiêu hóa như trào ngược, viêm dạ dày,… có thể khiến trẻ đầy hơi, chướng bụng sinh ra quấy khóc thường xuyên

  • Hệ thần kinh chưa hoàn thiện: Não bộ của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Vì vậy chỉ một tác động nhỏ bên ngoài cũng sẽ khiến con giật mình tỉnh giấc, quấy khóc giữa đêm

  • Trẻ thiếu canxi: Thiếu canxi cũng là lý do khiến trẻ khóc đêm nhiều lần. Đi kèm với đó là các dấu hiệu như mọc răng chậm, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn,…

  • Con đang mọc răng: Khi trẻ khóc đêm nhiều lần ba mẹ nên kiểm tra lại vấn đề răng miệng. Theo chuyên gia, khi trẻ mọc răng, cơn đau vùng nướu có thể khiến con khó chịu, ngủ không ngon và quấy khóc

  • Ban ngày hoạt động nhiều: Việc trẻ hoạt động phấn khích vào ban ngày sẽ dẫn đến tình trạng quá tải cảm xúc, tạo ra những cơn ác mộng khiến con giật mình, khóc đêm

Với trẻ nhỏ từ 12-16 tuần tuổi, tình trạng khóc đêm được xem là một trong những dấu hiệu bình thường khi con làm quen môi trường bên ngoài bụng mẹ. Tình trạng này sẽ tự thuyên giảm khi con được 4 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên nếu trẻ quấy khóc, kèm theo dấu hiệu bất thường dưới đây mẹ cần hết sức để ý:

  • Trẻ hay tỉnh giấc giữa đêm, giật mình liên tục khi ngủ

  • Trẻ khóc dai dẳng kéo dài 3-4 tuần, ngày nào cũng khóc trên 3 tiếng

  • Trẻ khóc kèm theo cơn đau bụng, kéo dài khoảng 1-2 giờ

Trường hợp này mẹ cần nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được phát hiện bệnh lý kịp thời.

Cách hóa giải tình trạng trẻ khóc đêm theo dân gian

Trẻ con khóc đêm tâm linh giải thích là do vía nặng. Vì vậy để hóa giải được tình trạng này, ông cha ta đã truyền tai nhau một số biện pháp như sau:

Mẹ nên đánh dấu khi cho trẻ ra ngoài ban đêm

  • Đốt phong long (đốt giấy giải vía cho bé)

  • Treo tỏi trước cửa sổ hoặc trên đầu giường để trừ tà

  • Khi đưa trẻ sơ sinh đi đêm mẹ nên dùng son đánh dấu hoặc mang theo tỏi

  • Treo cành dâu tằm tươi trước cửa sổ hoặc gần giường bé

  • Để dao kéo dưới nệm hoặc dưới chiếu của trẻ

  • Đốt quả  bồ kết hơ phòng

Tuy nhiên đây chỉ là cách hóa giải được truyền miệng, không có kiểm chứng khoa học. Vì vậy, mẹ nên chắt lọc và tham khảo thêm khi định áp dụng cho bé.

Trẻ bị khóc đêm cha mẹ nên làm gì?

Theo khoa học, trẻ con khóc đêm là hiện tượng hết sức bình thường. Để cải thiện tình trạng này mẹ có thể áp dụng những biện pháp như:

  • Cho bé bú: Trẻ con khóc đêm có thể là do bị đói. Do đó mẹ hãy cho con một bình sữa ấm hoặc bú sữa mẹ. Để trẻ có thể quên đi cơn khóc, mẹ hãy thử thay núm vú

  • Vỗ về, trò chuyện với bé: Bé giật mình, quấy khóc là do cảm thấy bất an. Vì vậy khi cho con ngủ mẹ hãy vuốt lưng, hát ru để tạo cảm giác an toàn, trấn an các bé

    là do cảm thấy bất an. Vì vậy khi cho con ngủ mẹ hãy vuốt lưng, hát ru để tạo cảm giác an toàn, trấn an các bé

  • Thay tã lót khi cần: Bố mẹ hãy giữ cơ thể của bé luôn sạch sẽ, khô ráo để trẻ cảm thấy dễ chịu, từ đó ít quấy khóc hơn

  • Sử dụng một số bài thuốc dân gian: Một số thảo dược có tác dụng giúp trẻ ngủ ngon như tía tô, hoa lạc tiên, hoa đoạn lá hạc,… Tuy nhiên trước khi áp dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách làm phù hợp với thể trạng con

  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc ban đêm là do con ngủ quá nhiều ban ngày. Do vậy, chuyên gia khuyến cáo mẹ hãy cho trẻ ngủ đúng giờ, ngủ trong phòng có ánh sáng vừa đủ, ít tiếng ồn để tránh ảnh hưởng

  • Bổ sung canxi tự nhiên: Trẻ đủ canxi sẽ giúp hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh thuận lợi. Từ đó con không còn bị giật mình, quấy khóc về đêm

Với thông tin này chắc hẳn mẹ bỉm đã có thêm nhiều kiến thức về hiện tượng trẻ con khóc đêm tâm linh. Để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng biện pháp nào đó mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/