Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em ngày càng phổ biến, mỗi năm nước ta lại có khoảng từ 12.000 – 36.000 trẻ mắc loại khuyết tật này. Trẻ chậm phát triển trí tuệ bị khiếm khuyết về chức năng trí tuệ, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp,… làm trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Vậy trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không? Mời các bậc phụ huynh tham khảo bài viết sau.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Đầu tiên, các bậc phụ huynh cần nắm bắt được cụ thể tính chất của chứng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ thì mới tìm được phương hướng điều trị thích hợp.

Khái niệm chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng khả năng tâm thần hoặc trí thông minh của trẻ dưới mức trung bình, trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể học được các kỹ năng mới nhưng sẽ chậm hơn so với những đứa trẻ đồng trang lứa. Ngoài ra, trẻ chậm phát triển trí tuệ còn có chỉ số IQ (chỉ số thông minh) thấp và thường không kiểm soát được hành vi của mình nên dễ bị kích động trước những tình huống đơn giản. 

Có 4 mức độ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ:

– Mức độ nhẹ (IQ: 50 – 70): Nhóm này chiếm 85% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, còn được gọi là nhóm “hòa nhập được”. Trẻ thường gặp khó khăn về học vấn nên chỉ học tới lớp 6 – 7. Khi trưởng thành, vẫn có khả năng học nghề và sống độc lập, tuy nhiên đôi lúc sẽ cần sự giúp đỡ và chỉ dẫn.

– Mức độ vừa (IQ: 35 – 49): Nhóm này có thể huấn luyện được, chiếm 10% số trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trong thời kỳ niên thiếu, trẻ có thể học được kỹ năng giao tiếp. Khi lớn có thể chăm sóc bản thân, còn về học vấn chỉ đạt trình độ dưới lớp 2, có thể học được nghề nhưng cần sự hỗ trợ tương đối.

– Mức độ nặng (IQ: 20 – 34): Nhóm này chiếm khoảng 3 – 4%. Ở tuổi học đường, trẻ học được rất ít kỹ năng giao tiếp. Về học vấn, trẻ chỉ có thể làm quen với chữ cái và học đếm số.

– Mức độ rất nặng (IQ < 20): Con số này chiếm 1 – 2% trẻ chậm phát triển trí tuệ, cần sự trợ giúp thường xuyên và môi trường sống của trẻ phải được sắp xếp chặt chẽ. Nếu được dạy dỗ, huấn luyện lâu dài, tình trạng vận động, tự chăm sóc và giao tiếp của trẻ có thể tiến triển theo hướng tích cực.

Nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Các nguyên nhân được chia thành 3 nhóm chính:

Di truyền

  • Cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ bị chậm phát triển trí tuệ do thừa hưởng các gen bất thường từ cha mẹ.

  • Bệnh Phenylketone niệu (PKU) là một chứng rối loạn chuyển hóa, nếu không được phát hiện và điều trị từ những tuần đầu của thai kỳ, trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển trí tuệ, hệ thần kinh ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu được áp dụng sớm và nghiêm chế độ dinh dưỡng đặc biệt, trẻ mắc bệnh Phenylketone niệu vẫn có thể phát triển bình thường

Môi trường sống

  • Trẻ phải tiếp xúc với các chất độc hại như thủy ngân, chì, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,…

  • Trẻ sống trong môi trường không lành mạnh như bị ngược đãi, nghèo đói, suy dinh dưỡng,…

  • Trong thai kỳ, người mẹ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai thi khiến cơ thể không được phát triển toàn diện.

Các tác nhân trong quá trình phát triển

  • Khi còn nhỏ, trẻ mắc phải các bệnh như sởi, thủy đậu, cường giáp, ho gà,…

  • Tai nạn giao thông hay ngã từ trên cao xuống cũng có thể là nguyên nhân.

  • Các bệnh như viêm màng não, chấn thương não liên quan đến nhiễm trùng não khiến não bộ tổn thương.

  • Trong thời kỳ mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ dùng các chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc lá,…

  • Người mẹ mắc phải các căn bệnh như rubella, nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, nhiễm virus

    cytomegalovirus, rối loạn tuyến sữa,… t

    rong thời kỳ mang thai.

  • Người mẹ bị cao huyết áp khi mang thai khiến lưu lượng máu đến thai nhi bị xáo trộn.

  • Hội chứng tự kỷ gây những bất thường về ngôn ngữ, hành vi, nhận thức và vận động ở trẻ.

Dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Các dấu hiệu để phát hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ bao gồm:

– Trẻ chậm lẫy, ngôi, đi so với trẻ cùng tuổi.

– Các hoạt động ăn uống, vệ sinh, tắm giặt,.. trẻ không làm được như những trẻ cùng trang lứa.

– Trí nhớ kém, không tập trung được vào một hoạt động nào đó. Hay ngồi thẩn thơ một mình hoặc hiếu động, hay chạy nhảy, leo trèo.

– Hiểu chậm chạp về những thứ trẻ nhìn và nghe thấy.

– Trẻ nói muộn, chỉ có thể nói những câu đơn giản hoặc từ ngữ nghèo nàn.

– Khi đi học, trẻ học chậm, không nhớ được mặt chữ, đếm số khó khăn.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không?

Trẻ chậm phát triển trí tuệ không có phác đồ điều trị, mục đích của việc điều trị chính là giúp trẻ có thể phát triển tối đa năng lực của mình. Trẻ cần được khám bởi các bác sĩ chuyên ngành, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của trẻ để có phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý cần thiết khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Việc dạy dỗ trẻ trậm phát triển trí tuệ là quá trình đòi hỏi sự kiên trì và khó khăn, dưới đây là những lưu ý cần thiết cho các bậc phụ huynh:

– Tham khảo những thông tin về chậm phát triển trí tuệ ở trẻ qua các nguồn khác nhau, chắt lọc thông tin hữu ích để biết được cách chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.

– Động viên trẻ thử sức với những điều mới lạ trong cuộc sống, không la mắng khi trẻ làm sai điều gì đó. Phụ huynh cần khuyến khích trẻ phát triển tính độc lập để trẻ học được những kỹ năng mới, khen và động viên khi trẻ làm tốt, đây là động lực để trẻ cố gắng mỗi ngày.

– Cải thiện những kỹ năng xã hội của trẻ bằng cách cho trẻ tham gia các hoạt động như nhảy, múa, hát, vẽ tranh,…

Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để chăm sóc, vui chơi cùng trẻ

– Luôn luôn theo dõi để biết được mức độ tiến bộ của trẻ.

– Xây dựng mối quan hệ gắn kết, thân thiết với trẻ.

Ngoài ra, để trẻ được phát triển tối đa khả năng của mình, phụ huynh nên đưa trẻ đến học tại các trường đặc biệt dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Việc học của trẻ nên bắt đầu sớm để trẻ được củng cố những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống, kỹ năng giao tiếp,… Các hoạt động xã hội và ngoại khóa cũng giúp trẻ tự tin hơn rất nhiều. Can thiệp sớm Khai Tâm môi trường giáo dục đặc biệt tạo ra cơ hội cho trẻ chậm phát triển trí tuệ với đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, yêu trẻ, tâm huyết với nghề. Ngoài ra, can thiệp sớm Khai Tâm còn đào tạo những khóa ngắn hạn cho phụ huynh có con em mắc chứng chậm phát triển trí tuệ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ. 

Can thiệp sớm Khai Tâm – cánh cửa hy vọng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Khi có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề liên quan đến trẻ chậm phát triển trí tuệ, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Khai Tâm để được đội ngũ nhân viên giải đáp và tư vấn nhiệt tình. 

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục KHAI TÂM

  • Địa chỉ: 18-TT2, Khu đấu giá đất Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

  • Hotline: 037.829.8355

  • Email: [email protected]

=========================================================

Các bài viết liên quan:

1. Tổng hợp các kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ chậm nói

2. Đặc biệt lưu ý với 10 biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ

3. Tìm trường cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở đâu tại Hà Nội?

4. Cách phân biệt chậm phát triển với tự kỷ và tăng động

5. Trẻ chậm phát triển – Bố mẹ cần hiểu rõ để can thiệp sớm