Trẻ bị nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa nấc cho trẻ
Mục Lục
Trẻ bị nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa nấc cho trẻ
Trẻ bị nấc cụt là tình trạng khá phổ biến, có rất nhiều nguyên nhân gây nên và cách để ngăn chặn nấc cụt ở trẻ thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Nấc cụt không gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ và thường tự hết sau một khoảng thời gian, tuy nhiên nấc cục gây khó chịu, làm bé quấy khóc và có thể bị nôn trớ. Ứng dụng các mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh trong bài viết sau để giúp bé hết nấc nhanh hơn.
1Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ
Trào ngược dạ dày thực quản
Do thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và khi đó axit trong dạ dày tác động lên các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoành và dẫn đến nấc cụt. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ do cơ vòng thực quản dưới của trẻ chưa hoàn thiện.
Trẻ bú quá no
Khi trẻ bú quá no, sữa sẽ ngưng tụ lại, không thể tiêu hóa hoặc khi uống sữa lạnh, khí ngừng trệ không thông. Cùng với đó, chức năng dạ dày bị suy yếu, khí cơ tăng giảm thất thường, làm trào ngược khí, gây nấc cụt.
Nuốt nhiều khí vào bụng
Khi bú bình, bé có thể nuốt nhiều không khí hơn do sữa trong bình sẽ chảy nhanh hơn sữa mẹ. Nuốt quá nhiều không khí sẽ khiến dạ dày của bé to và giãn ra, điều này dẫn đến nấc cụt và bé dẽ nổi cáu.
Dị ứng
Bé có thể gặp tình trạng viêm thực quản nếu dị ứng với protein có trong sữa công thức hoặc có thể là sữa mẹ. Ngoài ra, bé bú mẹ còn có thể dị những đối với những thực phẩm mà mẹ ăn vào.
Hen suyễn
Nếu bé bị hen, các ống phế quản phổi sẽ bị viêm làm hạn chế luồng không khí vào phổ. Khiến bé thở khò khè dẫn đến cơ hoành bị co thắt dẫn đến tình trạng nấc cụt.
Hít phải khí ô nhiễm
Do hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh vì vậy nếu hít phải khí ô nhiễm, mùi khói,… bé bị ho nhiều từ đó gây tổn thương cơ hoành và gây nấc cụt.
Giảm nhiệt độ cơ thể
Đôi khi sự giảm nhiệt độ có thể làm các cơ của bé co lại, trong đó có cơ hoành, việc này sẽ khiến cho bé nấc cục.
2Cách trị nấc cụt ở trẻ
Cho bé uống nước hoặc sữa
Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh đầu tiên là cho bé uống nước. Uống nước có thể giúp bé hết nấc cục, đối với trẻ sơ sinh bạn có thể cho con bú ngay thay vì uống nước. Trẻ ăn dặm cho uống từng muỗng đến hết 100 ml nước. Bé lớn hơn nữa có thể uống từng ngụm nhỏ nước lọc kèm theo hít thở sâu.
Bịt tai hoặc mũi của bé
Dùng ngón tay bịt hai tai bé trong vòng nửa phút có thể giúp bé hết nấc. Bạn cũng có thể dùng tay bóp nhẹ mũi bé và bịt miệng bé trong vài giây, làm khoảng 10 đến 15 lần trẻ sẽ hết nấc.
Massage lưng cho bé
Khi bé bị nấc cụt mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy đặt bé ngồi thẳng và massage nhẹ nhàng còn nếu bé chưa thể ngồi thì bạn có thể đặt bé nằm lên bụng và massage để bé cảm thấy thoải mái hành động này sẽ giúp bé căng cơ hoành và ngăn chặn cơn nấc cụt.
Dùng mật ong rơ lưỡi cho bé
Dùng mật ong rơ lưỡi cho bé có thể giúp bé hết nấc cục. Tuy nhiên chỉ ứng dụng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi vì mật ong có thể làm bé sơ sinh bị ngộ độc.
Thay đổi tư thế bú cho bé
Nếu trẻ thường xuyên nấc cụt sau khi bú xong, hãy thử thay đổi tư thế bú cho bé để hạn chế không khí nuốt vào khi bú.
Kiểm tra núm vú của bình sữa để chắc chắn không bị rách, làm không khí tràn vào nhiều.
Với các bé đã lớn mà bị nấc cụt, bạn có thể cho hạt hồi vào chén nước sôi, chờ 15 phút cho nguội bớt thì mang cho trẻ uống.
Cho bé ăn ít đường
Nếu như bé nhà bạn đang ở giai đoạn ăn dặm mà bị nấc cụt thì hãy bỏ ít đường vào dưới lưỡi của bé hoặc cho một ít siro lên nấm vú giả hay ngón tay của bạn và cho bé ngậm. Bạn cần phải đảm bảo là ngón tay và núm vú giả luôn sạch sẽ nhé.
Để bé ngồi thẳng sau khi bú
Sau khi cho bé bú xong bạn đừng đặt bé nằm mà hãy giữ người bé thẳng đứng khoảng 15 phút sau khi cho bú như vậy cơ hoành của bé được thư giãn và giảm khả năng nấc cụt.
Làm bé phân tâm
Khi bé bị nấc cụt bạn hãy chơi với bé để bé phân tâm khi đó những cơn nấc cụt sẽ được giải quyết nhanh chóng.
Với 10+ mẹo chữa nấc cụt cho trẻ trên bạn nên áp dụng ngay nếu trẻ xuất hiện tình trạng này nhé!
3Những điều không bao giờ làm với bé sơ sinh bị nấc cụt
Làm cho con giật mình hoặc dọa con
Việc làm bé giật mình bởi một tiếng nổ lớn có thể làm bé hết nấc cụt. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ hay làm tổn thương cột sống của trẻ.
Cho bé ăn bánh kẹo chua
Bánh kẹo chua có tác dụng làm giảm nấc cụt ở người lớn nhưng lại không tốt với trẻ nhỏ vì nó có chứa nhiều axit ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.
Vỗ vào lưng bé
Không vỗ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt vì điều này có thể là gây hại đến các dây chằng trong khung xương của bé.
Ấn vào nhãn cầu mắt
Cơ mắt của trẻ sơ sinh đang ở giai đoạn phát triển vì vậy khi bé bị nấc bạn tuyệt đối không ấn vào nhãn cầu của bé dù chỉ ấn nhẹ.
Kéo lưỡi hoặc xương của bé
Không nên kéo xương hay lưỡi để ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở bé vì hành động này rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
4Khi nào nên đưa con đến gặp bác sĩ?
Khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản: khi bé bị nấc cụt nhiều kéo theo tình trạng ói, ợ hơi ra chất lỏng, quấy khóc thì hãy đưa đến gặp bác sĩ.
Trẻ bị nấc cụt trong khi ngủ hoặc bú: Nếu bị nấc thường xuyên kể cả khi ngủ và khi bú thì tốt nhất bạn nên đưa đi bác sĩ khám.
Cơn nấc cụt kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ: Khi bé bị nấc cụt nhiều lần kéo theo đó là thở khò khè thì bạn đừng chần chừ mà hãy đưa bé đi khám ngay.
Với những thông tin chia sẻ vừa rồi hy vọng sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về triệu chứng nấc cụt và mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.
Chọn mua sữa bột cho bé tại Bách hóa XANH:
Bách hóa XANH