Tránh xa cơn say tàu xe với những mẹo nhỏ hữu ích sau
Chứng say tàu xe thường được gọi chung là say xe là hiện tượng rối loạn phổ biến xảy ra trong tai do những chuyển động rung lắc tác động bên ngoài khiến tai trong bị ảnh hưởng, tạo cảm giác choáng váng, thậm chí buồn nôn, nôn mửa.
Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn là người dễ bị say tàu xe, tùy mức độ nặng nhẹ mà không chỉ ảnh hưởng tới chuyến đi mà còn có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong cả quãng thời gian sau khi chuyến đi kết thúc. Vậy hãy bỏ túi ngay những mẹo nhỏ sau để chống say xe hiệu quả:
Bánh mì: Bánh mì là vị cứu tinh hiệu quả cho những chuyến đi. Khi bạn ăn bánh mì, tuyến tụy tiết ra trypsin là một men có tác dụng trao đổi chất với các acid amin khiến thần kinh trấn tĩnh hơn. Đồng thời, bánh mì cũng thường được sử dụng như một chiếc “khẩu trang” giúp ngăn mùi hiệu quả, giảm cảm giác nôn nao do mùi xe gây ra với những người dễ bị say.
Ảnh minh họa: Internet
Vỏ chanh, vỏ quýt: Tinh dầu trong vỏ chanh, vỏ quýt có tác dụng làm thư giãn đầu óc, ngừa say xe. Hãy vò nát vỏ chanh, vỏ quýt rồi đưa chúng lên mũi ngửi những lúc bạn khó chịu sẽ khiến cơn đau đầu, cảm giác nôn nao giảm đi đáng kể. Chưa kể mùi thơm từ quýt, chanh sẽ át bớt mùi xăng xe khó chịu.
Ảnh minh họa: Internet
Gừng: Gừng có tính nóng, chống phong hàn, nôn mửa. Sử dụng gừng để phòng chống say xe sẽ rất hiệu quả mà không lo có các tác dụng phụ như dùng thuốc chống say xe. Nếu bạn ăn được gừng tươi, trước khi lên xe khoảng 30 phút hãy rửa sạch một nhánh gừng tươi, thái nhỏ rồi nhai nát, nuốt nước gừng. Trong khi đi xe, nếu cần có thể ngậm 1 lát gừng dưới lưỡi. Nếu không dùng được gừng tươi, hãy thay thế bằng mứt, kẹo gừng cũng được.
Ảnh minh họa: Internet
Táo xanh: Pectin trong táo có tác dụng trung hòa axit dạ dày, chống chóng mặt, giảm cảm giác buồn nôn. Uống chút nước ép táo trước khi lên xe hoặc ăn táo trong khi đi xe có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nhiều đấy.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn bánh quy: Các loại bánh khô giúp giảm lượng nước bọt và dịch dạ dày, từ đó giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Ảnh minh họa: Internet
Hít thật sâu, thở ra từ từ: Nếu xe của bạn liên tục phanh gấp, dừng đón trả khách nhiều, hãy cố gắng hít sâu cho không khí đầy phổi, giữ lại một lát rồi từ từ thở ra. Phương pháp này giúp giảm sự nhạy cảm của tiền đình, ngăn ngừa chóng mặt, buồn nôn.
Lá trầu: Theo đông y, lá trầu làm ấm vùng rốn, hãy vò nát 3-4 lá trầu, đắp vào vùng rốn, dùng vải xô hoặc khăn mùi xoa chặn lại và buộc cố định trước khi lên xe khoảng 15 phút. Hoặc đặt 1-2 lá vào khăn tay, để ngửi trên đường đi để át bớt mùi xăng xe.
Ảnh minh họa: Internet
Ấn huyệt nội quan: Khớp cổ tay có huyệt gọi là nội quan, nằm giữa khoảng ngón giữa và ngón út với gân mu bàn tay. Ấn huyệt này sẽ giúp chúng ta tỉnh táo hơn, giảm cảm giác nôn nao khi ngồi trên xe.
Ảnh minh họa: Internet
Chọn chỗ ngồi: Vị trí cuối xe rất lắc và xóc nảy, ngồi giữa xe cũng không phải lựa chọn tuyệt vời. Hãy cố gắng ngồi ở vị trí đầu xe, nhất là vị trí có thể nhìn thấy mặt đường phía trước, để luôn giữ tầm nhìn thẳng.
Ảnh minh họa: Internet
Một số lưu ý khác:
– Ăn no trước khi đi xe, nếu bạn quá đói, axit dạ dày tăng cao sẽ càng dễ gây cảm giác buồn nôn và khi bị nôn mửa cũng rất khó chịu vì dạ dày trống rỗng.
– Giữ tâm lý thoải mái, hít thở đều đặn hoặc nếu có thể hãy ngủ một giấc ở trên xe.
– Với những trường hợp say tàu xe nặng, nên uống thuốc chống say xe khoảng 30 phút trước khi đi, chọn loại thuốc chứa ít thành phần thuốc ngủ hoặc uống theo đơn./.