tranh chấp thương mại là gì

Tranh chấp thương mại là gì, đặc điểm, cách thức giải quyết tranh chấp thương mại như thế nào, hãy cùng ACC tìm hiểu nha.

1. Khái niệm tranh chấp thương mại

1.1 Thương mại là gì

Thương mại là toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể với nhau trên thị trường, đây là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.

Hoạt động thương mại được diễn ra nhằm những vai trò chủ yếu như:

– Hoạt động thương mại giúp điều kiện quá trình sản xuất vì mọi sản phẩm được tạo ra từ hoạt động sản xuất đều sẽ được trao đổi, buôn bán trên thị trường.

– Thương mại phát triển đã tạo điều kiện cho quá trình trao đổi ngày càng được mở rộng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất hàng hóa.

– Ngoài ra hoạt động thương mại còn có một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn tiêu dùng vì qua đây nó có thể tạo dựng ra được các tập quán tiêu dùng mới trên thị trường.

1.2 Tranh chấp thương mại là gì

Tranh chấp thương mại là gì được hiểu là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra tương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.

tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Tranh chấp hợp đồng thương mại được hiểu là các phát sinh mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong hoạt động kinh doanh thương mại mà trong đó có một bên có thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Theo Luật thương mại quy định:“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại).

Theo Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư,…”.

2. Đặc điểm phát sinh tranh chấp thương mại

2.1 Chủ thể của tranh chấp thương mại

Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân. Theo đó, tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương nhân. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hoặc các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty…

2.2 Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên có hành vi vi phạm trong quan hệ thương mại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, đặc điểm chung trong tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên. Một số quan hệ tranh chấp thương mại đặc thù có thể kể đến như sau:

+ Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn kĩ thuật; vận chuyên hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

+ Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

2.3 Nội dung của tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là gì thường phát sinh chính là sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền mà nghĩa vụ (về lợi ích vật chất) của các bên trong hoạt động thương mại. Nói cách khác, tranh chấp thương mại có nội dung liên quan đến lợi ích vật chất của các tranh chấp. Lợi ích vật chất đó thường được xem xét dưới góc độ là giá trị của tranh chấp thương mại. Và nếu so với các tranh chấp khác trong xã hội thì tranh chấp thương mại thường là loại tranh chấp có giá trị lớn.

Như vậy, tranh chấp trong kinh doanh thương mại phải đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa cá bên trong mối quan hệ cụ thể;
  • Nhưng mâu thuẫn đó phát sinh từ hoạt động kinh doanh hoặc có liên quan đến hoạt động kinh doanh;
  • Những mâu thuẫn, bất đồng đó phát sinh chỉ yếu giữa các thương nhân, cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh hay đăng ký doanh nghiệp.

3. Phân loại tranh chấp thương mại

Dựa trên những căn cứ pháp lý khác nhau, tranh chấp thương mại được chia thành các loại tranh chấp sau:

– Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.

– Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.

– Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đâu tư, tài chính…

– Căn cứ vào quá trình thực hiện: tranh chấp thương mại bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

– Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm: tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại trong tương lai.

4. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Giải quyết trong tranh chấp trong kinh doanh thương mại phải được thỏa đáng nhằm để bảo vệ quyền lợi của các bên. Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của mỗi công dân sẽ góp phần ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Hiện nay, tranh chấp thương mại được giải quyết bằng những phương thức như: hòa giải, thương lượng, trọng tài thương mại và tòa án. Tùy thuộc vào mỗi phương thức sẽ có sự khác nhau về tính chất pháp lý, nội dung của thủ tục và trình tự tiến hành.

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có 3 phương thức. Đó là hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại; thương lượng; giải quyết thông qua tố tụng tại Tòa Án; giải quyết qua trọng tài thương mại.

4.1 Thương lượng

Đây là phương thức được các bên lựa chọn đầu tiên. Và trong thực tế thì phần lớn các tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước ta cũng khuyến khích các bên nên áp dụng phương thức thương lượng này trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

  • Thương lượng: là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc , tự dàn xếp tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp và không cần có sự trợ giúp hay phán quyết cả bất kỳ bên thứ ba nào. Đặc điểm:

–        Được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết những bất đồng mà không có sự hiện diện của bên thứ ba.

–         Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

–         Với phương thức này, việc thực hiện kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

Ngoài ra, khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng các bên cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của luật sư để được phân tích các cơ sở pháp lý và đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý để các bên hiểu rõ và thấy đươc quyền và trách nhiệm của mình nhằm tìm hướng giải quyết cũng như dung hòa được quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

4.2 Hòa giải

  • Có sự tham gia của bên thứ ba trong vai trò trung gian để tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp;
  • Quá trình hòa giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải;
  • Giống phương thức thương lượng, kết quả hòa giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải;

ƯU ĐIỂM

– Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, giảm được chi phí

– Các bên có quyền tự định đoạt để lựa chọn địa điểm tiến hành hòa giải cũng như người làm trung gian hòa giải.

– Không bị gò bó về mặt thời gian như khi thủ tục tố tụng tại tòa án.

– Hòa giải mang tính thân thiện nhằm mục đích giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh. 

– Hòa giải mong muốn sao cho các bên không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu,…

4.3 Trọng tài

  • Được tiến hành khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài;
  • Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên;
  • Là phương thức đảm bảo quyền tự định đoạt cao nhất của các bên khi mà các bên tranh chấp có thể thống nhất, thỏa thuận lựa chọn trung tâm trọng tài, trọng tài viên, địa điểm giải quyết, luật áp dụng;
  • Hoạt động giải quyết không được công khai, đảm bảo tính bí mật.

4.4 Tòa án

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án

  • Tòa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
  • Phán quyết của tòa án bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước;
  • Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử;
  • Giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án;
  • Phán quyết của tòa án  bằng bản án, quyết định nhân danh nhà nước được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước;
  • Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thông qua hai cấp xét xử

ƯU ĐIỂM

– Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên các phán quyết của tòa án mang tính cưỡng chế cao.

– Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế. Vì thế, khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện luôn được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.

NHƯỢC ĐIỂM

– Thủ tục tại tòa án bị thiếu tính linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó.

– Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án là nguyên tắc được coi là tiến bộ, mang tính chất răn re. Nhưng mặt khác đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.

Vì vậy mà hình thức giải quyết này ít được các thương nhân lựa chọn. Đây là phương thức cuối cùng được chọn khi các phương thức hòa giải, thương lượng, trọng tài không đem lại hiệu quả.

4. Căn cứ pháp lý

Luat-Trong-tai-thuong-mai-2010

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến tranh chấp thương mại là gì cùng với một số kiến thức liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng có thắc mắc hay quan tâm về “Tranh chấp thương mại là gì” vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

5/5 – (2463 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin