Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc – TỈNH TUYÊN QUANG

 

TỈNH TUYÊN QUANG  06/05/2009

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

 

        1. Khái quát điều kiện tự nhiên

 

        Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có toạ độ địa lý 21030′- 22040′ vĩ độ Bắc và 104053′- 105040′ kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 165 Km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.868 km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh dài 90 km từ Phú Thọ lên Hà Giang, quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500 sông suối lớn nhỏ chảy qua các sông chính như Sông Lô, Sông Gâm, Sông Phó Ðáy.

 

        Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Chạm Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587 m so với mực nước biển.

 

        Khí hậu: Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh – khô hạn và mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 và thường gây ra lũ lụt, lũ quét. Các hiện tượng như mưa đá, gió lốc thường xảy ra trong mùa mưa bão với lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.700 – 1.500 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 22 – 240C. Cao nhất trung bình 33 – 350C, thấp nhất trung bình từ 12 – 130C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch) gây ra các hiện tượng sương muối.

 

        2. Dân số – Dân tộc

 

        Dân số – Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Tuyên Quang có 676.174 người. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314 người, chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống. Ðông nhất là dân tộc Kinh có 326.033 người, chiếm 48,21%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Tầy có 172.136 người, chiếm 25,45%; dân tộc Dao có 77.015 người, chiếm 11,38%; dân tộc Sán Chay có 54.095 người, chiếm 8,0%; dân tộc Mông có 14.658 người, chiếm 2,16%; dân tộc Nùng có 12.891 người, chiếm 1,90%; dân tộc Sán Dìu có 11.007 người, chiếm 1,62%; các dân tộc khác chiếm 1,28%.

 

        Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, tỉnh Tuyên Quang đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 100% số xã và đã phổ cập THCS cho 135 xã. Số học sinh phổ thông năm học 2001 – 2002 là 196.252 em. Số giáo viên phổ thông là 8.020 người. Số thầy thuốc là 1.291 người, bình quân 19 y, bác sỹ trên 1 vạn dân.

 

        3. Tài nguyên thiên nhiên

 

        3.1. Tài nguyên đất

 

        Tỉnh Tuyên Quang có 586.800 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 357.354 ha, chiếm 60,89%; diện tích đất nông nghiệp là 71.980 ha, chiếm 12,26%; diện tích đất chuyên dùng là 11.456 ha, chiếm 1,95%; diện tích đất ở là 4.800 ha, chiếm 0,81%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 141.210 ha, chiếm 24,04%.

        Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 48.719 ha, chiếm 67,68%, riêng đất trồng lúa là 28.284 ha, chiếm 58,05%; diện tích trồng cây lâu năm là 8.114 ha, chiếm 11,27%.

        Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 120.965 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 24 ha.

 

        3.2. Tài nguyên rừng

 

        Tính đến năm 2002, Tuyên Quang có 356.854 ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 287.606 ha, diện tích rừng trồng là 69.248 ha.

        Tuyên Quang có 02 khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ – Bản Bung thuộc huyện Na Hang và khu Cham Chu thuộc huyện Hàm Yên.

 

        3.3. Tài nguyên khoáng sản

 

        – Thiếc: Ðã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương với trữ lượng khoảng 28.830 tấn.

        – Ba rít: Ðã phát hiện được 24 điểm có ba rít thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá có trữ lượng trên 2 triệu tấn.

        – Măng gan: Tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hoá và một điểm ở huyện Na Hang. Hiện có 2 điểm ở huyện Chiêm Hoá đã thăm dò với trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn.

        – Ăngtymoan: Ðã phát hiện 15 điểm có ăngtymoan ở các huyện Chiêm Hoá , Na Hang và Yên Sơn . Thăm dò 4 điểm tại Chiêm Hoá có trữ lượng 1,2 triệu tấn.

        – Ðá vôi: ước lượng ở Tuyên Quang có hàng tỷ m3 đáng chú ý nhất là hai mỏ đá vôi Tràng Ðà trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao từ 49 – 54% đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao; mỏ đá trắng Bạch Mã ở huyện Hàm Yên có trữ lượng khoảng 100 triệu m3 là nguyên liệu tốt để sản xuất đá ốp lát tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể khẳng định rằng nguồn đá vôi của Tuyên Quang khá dồi dào là loại khoáng sản có khả năng khai thác tốt nhất trong các loại khoáng sản để tạo ra một loại sản phẩm chủ lực.

        – Ðất sét: Ðất sét được thấy ở nhiều nơi thuộc thị xã Tuyên Quang, trong đó đáng chú ý nhất mỏ sét bên cạnh mỏ đá vôi Tràng Ðà được dùng để sản xuất xi măng .

        Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản như vonfram, pirít, kẽm, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi … đang được khai thác với quy mô nhỏ.

 

        3.4. Tài nguyên du lịch

 

        Tuyên Quang đã và đang đầu tư dự án du lịch Thác Mơ (Na Hang – Tuyên Quang), du lịch khu ATK (Khu căn cứ địa cách mạng).

 

        4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

 

        4.1. Mạng lưới giao thông: Tuyên Quang đã và đang được xây dựng, tất cả các xã đều có đường ôtô đến trung tâm xã. Tuy nhiên, chỉ có các tuyến đường tỉnh lộ đến trung tâm huyện là đường nhựa còn các tuyến đường liên xã hầu hết là đường đất và đã bị xuống cấp đi lại rất khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ.

 

        4.2. Mạng lưới Bưu chính viễn thông: Ðã được nâng cấp và tăng cường phương tiện bảo đảm thư báo đến trong ngày. Ðiện thoại đã đến 122 trung tâm xã với tổng số máy điện thoại 8.795 máy, bình quân có 130 cái trên một vạn dân.

 

        4.3. Mạng điện lưới quốc gia: Hệ thống điện lưới quốc gia đã đến được tất cả các huyện trong tỉnh và đã có 136/145 xã có điện lưới quốc gia.

 

        4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tuyên Quang đã và đang tổ chức đầu tư xây dựng nhằm tăng số người được sử dụng nước sạch. Ðến nay, tổng số người được sử dụng nước sạch chiếm khoảng 40% dân số của tỉnh (259.983 người) chủ yếu ở thị xã Tuyên Quang và các thị trấn. Những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung và các cấp nước nhỏ, lẻ để cho nhân dân miền núi, vùng cao và nông thôn sử dụng, nhằm phấn đấu đến năm 2005 đạt trên 70% dân số Tuyên Quang được sử dụng nước sạch.

 

        5. Kinh tế – Xã hội năm 2002

 

        GDP tính theo giá so sánh 1994 là 2.519.934 triệu đồng.

        Thu nhập bình quân đầu người : 2,56 triệu đồng/ năm.

        Cơ cấu các ngành kinh tế:

+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản:    53,35 %.

+ Công nghiệp, XDCB:             16,57%.

+ Thương mại – dịch vụ:             30,08%.

 

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

 

        1. Kết quả phân định 3 khu vực

 

       Thị xã Tuyên Quang:

        Khu vực I (MN): Xã Tràng Đà, Nông Tiến, Ỷ La, Hưng Thành, phường Tân Quang, phường Phan Thiết, phường Minh Xuân.

 

        Huyện Yên Sơn:

        – Khu vực I (MN): Xã An Tường, Lưỡng Vượng, thị trấn NT Tháng 10, thị trấn Sông Lô, thị trấn Thái Bình.

        – Khu vực II (MN): Xã Lang Quán, Thắng Quân, Trung Môn, Mĩ Bằng, Hoàng Khai, Kim Phú, An Khê, Ðội Bình, Ðội Cấn, Thái Long, An Khang, Tân Long, Thái Bình, Tiến Bộ, Xuân Vân, Ðạo Viện, Trung Trực, Phú Lâm, Chân Sơn, Tứ Quận, Chiêu Yên, Lực Hành, Quý Quân, Phúc Ninh, Tân Tiến, Phú Thịnh.

        – Khu vực III (MN): Xã Trung Sơn, Kim Quan, Công Ða; (VC): Xã Hùng Lợi, Trung Minh, Kiến Thiết.

 

       Huyện Sơn Dương:

        – Khu vực I (MN): Xã Hồng Lạc, Hợp Thành, thị trấn Sơn Dương, thị trấn NT Tân Trào.

        – Khu vực II (MN): Xã Tú Thịnh, Thượng Ấm, Phúc Ứng, Thiện Kế, Ninh Lai, Sơn Nam, Ðại Phú, Phú Lương, Tam Ða, Hào Phú, Văn Phú, Lâm Xuyên, Sầm Dương, Chí Thiết, Vân Sơn, Ðông Thọ, Cấp Tiến, Vĩnh Lợi, Ðông Lợi, Hợp Hoà, Tuân Lộ, Minh Thanh, Tân Trào, Bình Yên, Quyết Thắng, Ðồng Quý, Thanh Phát.

        – Khu vực III (MN): Trung Yên, Lương Thiện, Kháng Nhật.

 

       Huyện Nà Hang:

        – Khu vực II (VC): thị trấn Nà Hang.

        – Khu vực III (VC): Xã Năng Khả, Khuôn Hà, Phúc Yên, Thuý Loa, Lăng Can, Ðức Xuân, Thượng Lâm, Thượng Giáp, Xuân Lập, Trung Khánh, Thanh Tương, Ðà Vị, Côn Lôn, Hồng Thái, Sinh Long, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên, Yên Hoa, Thượng Nông.

 

       Huyện Chiêm Hoá:

        – Khu vực I (MN): thị trấn Vĩnh Lộc.

        – Khu vực II (MN): Xã Yên Nguyên, Hoà Phú, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Minh Quang, Tân An, Xuân Quang, Ngọc Hội, Trung Hoà, Hoà An, Bình Nhân, Hùng Mỹ, Nhân Lý.

        – Khu vực III (MN): Xã Phú Bình, Kim Bình, Tân Mỹ, Yên Lập; (VC): Xã Phúc Sơn, Bình An, Hồng Quang, Trung Hà, Hà Lang, Tri Phú, Linh Phú, Thổ Bình, Minh Quang, Kiên Ðài, Bình Phú.

 

       Huyện Hàm Yên:

        – Khu vực I (MN): thị trấn Hàm Yên.

        – Khu vực II (MN): Xã Nhân Mục, Thái Sơn, Thái Hoà, Ðức Ninh, Bình Xa, Hùng Ðức, Bằng Cốc, Thành Long, Yên Hương, Tân Thành.

        – Khu vực III (MN): Xã Bạch Xa, Minh Khương, Minh Hương, Minh Dân; (VC): Xã Yên Thuận, Phù Lưu.

 

       2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135

 

        – Huyện Yên Sơn: Xã ÐBKK: Trung Sơn, Kim Quan, Công Ða, Hùng Lợi, Trung Minh, Kiến Thiết; Xã biên giới: Ðạo Viện, Phú Thịnh.

 

       – Huyện Sơn Dương: Xã ÐBKK: Trung Yên, Lưng Thiện, Kháng Nhật; Xã biên giới: Tân Trào, Minh Thanh, Bình Yên.

 

       – Huyện Nà Hang: Xã ÐBKK: Năng Khả, Khuôn Hà, Phúc Yên, Thuý Loa, Lăng Can, Xuân Tiến, Xuân Tân, Thượng Lâm, Thượng Giáp, Xuân Lập, Trung Khánh, Thanh Tương, Ðà Vị, Côn Lôn, Hồng Thái, Sinh Long, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên, Yên Hoa, Thượng Nông.

 

        – Huyện Chiêm Hoá: Xã ÐBKK: Phú Bình, Kim Bình, Tân Mỹ, Yên Lập, Phúc Sơn, Bình An, Hồng Quang, Trung Hà, Hà Lang, Tri Phú, Linh Phú, Thổ Bình, Minh Quang, Kiên Ðài, Bình Phú; Xã biên giới: Xuân Quang, Vinh Quang.

 

        – Huyện Hàm Yên: Xã ÐBKK: Bạch Xa, Minh Khương, Minh Hương, Minh Dân, Yên Thuận, Phú Lưu.

 

       3. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

 

        a. Tình hình dân tộc và tôn giáo: Nhìn chung trong những năm qua tình hình tôn giáo, tà đạo ở địa bàn tỉnh không có gì nổi cộm.

 

        b. Tình hình thiên tai, hoả hoạn: Tình hình thiên tai, hỏa hoạn thường xuyên xảy ra, nhân dân các dân tộc thường phải “chung sống với lũ lụt”.

 

        c. Tình hình đời sống: Tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh là 12%, trong đó tỷ lệ đói nghèo thuộc các xã ÐBKK là 12,14%.

 

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

 

        1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001-2010

 

       1.1. Quan điểm phát triển

 

        Xây dựng hệ thống kinh tế mở, phát triển kinh tế hàng hoá, khai thác tối đa nguồn lực trong tỉnh đi đôi với việc tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài. Tạo điều kiện giao lưu liên kết kinh tế với các tỉnh khác và nước ngoài.

        Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở phát triển khoa học công nghệ. Công nghiệp hoá trước tiên gắn với phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

        Phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, tạo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

        Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống đô thị thành các trọng điểm kinh tế, các cụm công nghiệp và dịch vụ. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

        Phát triển kinh tế đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái nhằm phát triển bền vững, lâu dài; kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với an ninh quốc phòng, an toàn xã hội.

 

        1.2. Các mục tiêu cụ thể

 

        – GDP bình quân đầu người đạt khoảng 566 USD, gấp đôi so với năm 2000.

        – Thu ngân sách trên địa bàn bù đắp được chi thường xuyên và có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế.

        – Ðáp ứng vững chắc nhu cầu cơ bản cho nhân dân về ăn mặc và hàng tiêu dùng. Phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo xuống dưới 5%.

        – Nâng cấp các tuyến đường giao thông, đưa điện lưới quốc gia về 44 trung tâm cụm xã.

        – Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành công tác định canh, định cư, phát triển trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng, từng bước nâng độ che phủ lên trên 60%.

 

        2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005

 

        – Nhịp độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân hàng năm trên 10%.

        – Cơ cấu các ngành kinh tế đến 2005 đạt :

   + Nông-lâm nghiệp :             42%.

   + Công nghiệp-xây dựng :     28%.

   + Các ngành dịch vụ :            30%.

– Ðến năm 2005 thu nhập thực tế bình quân đạt 4.800.000 đồng/người/năm; giảm hộ đói nghèo xuống dưới 5%.

– Sản lượng lương thực hàng năm trên 30 vạn tấn.

[ Quay lại ]