Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc – TỈNH AN GIANG

 07/05/2009

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

        1. Khái quát điều kiện tự nhiên

        Vị trí địa lý: Tỉnh An Giang nằm ở toạ độ địa lý giữa vĩ tuyến 100 và 110 vĩ độ Bắc, giữa kinh tuyến 104,70 và 105,50 kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.900 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.406 km2, chiếm 1,03% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Ðường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 91; hệ thống sông ngòi chính có sông Cửu Long chảy qua.

        Ðịa hình: Vùng núi chiếm 27,3% diện tích tự nhiên của tỉnh, còn lại là vùng đồng bằng. Ðiểm cao nhất cao 714m, điểm thấp nhất cao 0,7m so với mặt nước biển.

        Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 11; lũ hàng năm do song Cửu Long tràn về ngập 70% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.132 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 370C, thấp nhất là 230C; hàng năm có 2 tháng nhiệt độ trung bình là 270C, tháng lạnh nhất là tháng 12. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá vào tháng 5 và 6 hàng năm.  

        2. Dân số – Dân tộc

        Dân số – Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh An Giang có 2.044.376 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 1.065.789 người.

        Trên địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.940.996 người, chiếm 94,94%. Các dân tộc thiểu số khác như dân tộc Hoa có 2.629 người, chiếm 0,13%; dân tộc Khơ-me có 364 người, chiếm 0,02%; dân tộc Chăm có 122 người, chiếm 0,01%; dân tộc Tày có 136 người, chiếm 0,01%; dân tộc Phù Lá có 17 người; dân tộc Mường có 45 người; dân tộc Nùng có 38 người và các dân tộc khác chiếm 4,89%.

        Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11 huyện, thị, thành phố với số xã là 140; tỷ lệ người biết chữ chiếm 97%. Số học sinh phổ thông năm học 2001- 2002 là 419.015 em. Số giáo viên toàn tỉnh là 12.155 người. Số thày thuốc có 730 người; số bác sỹ, y sỹ là 1.117; bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 9 người.  

        3. Tài nguyên thiên nhiên

        3.1. Tài nguyên đất

        Tỉnh An Giang có 340.623 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 256.179 ha, chiếm 75,20%; diện tích đất đất lâm nghiệp có rừng là 11.789 ha, chiếm 3,46%; diện tích đất chuyên dùng là 26.298 ha, chiếm 7,72%; diện tích đất ở là 19.835 ha, chiếm 5,82% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là 26.522 ha, chiếm 7,78%.

        Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 248.466 ha, chiếm 96,98%, riêng đất lúa có 220.600 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.530 ha, chiếm 1,76%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 703 ha, chiếm 0,27%.

        Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 3.436 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng là 2.998 ha, núi đá không có rừng cây và sông suối là 13.910 ha.

        3.2. Tài nguyên rừng

        Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 13.653 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 778 ha, rừng trồng là 12.875 ha.

        Các khu bảo tồn thiên nhiên như rừng tràm Trà Sư.

        3.3. Tài nguyên du lịch

        – Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn tại cù lao ông Hổ, xã Mỹ Hoà Hưng, thị xã Long Xuyên, được bao bọc bởi dòng sông Hậu, có khí hậu mát mẻ với các vườn cây ăn trái quanh năm. Khu lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn là di tích được Bộ Văn hoá công nhận.

        – Nhà bảo tàng Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, thị xã Long Xuyên. Bao gồm 3 khu trưng bày: Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn, nền văn hoá Óc Eo và công cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

        – Khu du lịch Châu Ðốc, Núi Sam rất quen thuộc với nhân dân mọi miền đất nước, mang nhiều sắc thái tín ngưỡng, lịch sử và nghệ thuật độc đáo. Bao gồm cụm di tích được công nhận như lăng Thoại Ngọc Hầu; miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, di tích Chùa Hang, đình Châu Phú.

        – Khu du lịch Lâm Viên, Núi Cấm tại huyện Tịnh Biên, có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân là 18-240C. Du khách đến thăm quan có thể biết đến địa danh Thất Sơn – Bảy Núi, nhiều cảnh chùa, núi non còn giữ được nét hoang sơ gần gũi với với thiên nhiên.

         – Di tích Hoà Thành Cổ Tự là di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật được công nhận tại xã Nhơn Hưng huyện Tịnh Biên. Du khách có thể tham quan hồ chứa nước Ô-Th Sa và các di tích ở huyện Tri Tôn gần đó.

        – Di tích Nhà Mồ tại huyện Tri Tôn (xã Ba Chúc) phản ánh tội ác của Khơmer đỏ đối với nhân dân các xã biên giới. Du khách có thể tham quan di tích đồi Tứk Dụp, qua núi đá có nhiều hang động dùng làm căn cứ cách mạng trước kia, di tích này thuộc núi Cô Tô. Ngoài ra, huyện Tri Tôn còn có Chùa Xà Tón được xây dựng cách đây gần 200 năm là di tích kiến trúc nghệ thuật mang sắc thái riêng của dân tộc Khmer.

        – Khu di tích khảo cổ nền văn minh Óc Eo của dân tộc Phù Nam tại huyện Thoại Sơn cách thị xã Long Xuyên 40 km.

        3.4. Tài nguyên khoáng sản

        Tài nguyên khoáng sản có 2 loại, gồm khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng có đá. 

        4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

        4.1. Mạng lưới giao thông đường bộ: Toàn tỉnh hiện có 3.560 km đường giao thông, trong đó: Ðường do Trung ương quản lý là 91,3 km, chiếm 2,56%; đường do tỉnh quản lý là 404 km, chiếm 11,3%; đường do huyện quản lý là 3.064 km, chiếm 86,08%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 99,1%, đường nhựa chỉ chiếm 10,9% còn lại là đường đất. Số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm là 4 xã thuộc huyện An Phú.

        4.1. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ 11 đơn vị, số máy điện thoại có 72.400 cái, bình quân có 3,5 cái/100 dân.

        4.3. Mạng lưới điện quốc gia: 100% số xã có mạng điện lưới quốc gia, với số hộ được sử dụng điện lưới đạt 78%.

        4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Toàn tỉnh có 75% số người được sử dụng nước sạch. 

        5. Kinh tế – Xã hội năm 2002

        Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8%.

        Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 700 tỷ đồng.

        Thu nhập bình quân đầu người: 400 USD/năm.

        Tóm tắt cơ cấu ngành:

            + Công nghiệp- XDCB:         12,2%.

            + Nông- lâm- nghiệp:             40,5%.

            + Thương mại – dịch vụ:          47,3%.

        Một số sản phẩm chủ yếu: Sản lượng lương thực có hạt đạt 2.150 ngàn tấn, đánh bắt hải sản đạt 186 ngàn tấn, nuôi trồng thuỷ sản đạt 90 ngàn tấn, sản xuất xi măng đạt 190 ngàn tấn, gạch nung đạt 270 triệu viên, hải sản đông lạnh đạt 14 ngàn tấn… 

II. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

        1. Kết quả phân định 3 khu vực

        Huyện Tri Tôn:

        – Khu vực I (MN): Xã Ba Chúc, thị trấn Tri Tôn.

        – Khu vực II (MN): Xã Núi Tô, Cô Tô, Châu Lăng, Lương Phi, Lê Trì.

        – Khu vực III (MN): Xã Ô Lâm, An Tức.

        Huyện Tịnh Biên:

        – Khu vực I (MN): thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Chi Lăng.

        – Khu vực II (MN): Xã An Hảo, Vĩnh Trung, Nhơn Hưng, Xuân Tô, An Phú, Thới Sơn, Văn Giáo.

        – Khu vực III (MN): Xã An Nông, An Cư, Tân Hợi.  

        2. Danh sách các xã thuộc Chương trình 135 

        – Huyện Tri Tôn: Kinh phí địa phương: Ô Lâm, An Tức, Lương An Trà; Xã biên giới: Lạc Quới, Vĩnh Gia.

        – Huyện Tịnh Biên: Xã biên giới: An Nông, Xuân Tô, Nhơn Hưng, An Phú; ngân sách địa phương: An Cư, Tân Lợi.

        – Huyện An Phú: Xã biên giới: Ða Phước, Khánh Bình, Quốc Thái, Nhơn Hội, Phú Hữu, Khánh An, Phú Hội, Vĩnh Hội Ðông; ngân sách địa phương: Vĩnh Trường.

        – Huyện Châu Ðốc: Xã biên giới: Phường A, Vĩnh Ngươn, Vĩnh Tế.

        – Huyện Tân Châu: Xã biên giới: Vĩnh Xương, Phú Lộc.  

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

        1. Tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2001 – 2010

        – Nhịp độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ này là 8%.

        – Phấn đấu thu nhập GDP bình quân đầu người vào năm 2010 tăng 2 lần so với năm 2000.

        – Cơ cấu kinh tế: Nông- lâm nghiệp: 29,3%; công nghiệp- xây dựng cơ bản: 19%; thương mại – dich vụ: 31,7%.

        – Kim ngạch xuất khẩu đạt 450 triệu USD.  

        2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001-2005

        – Nhịp độ tăng trưởng GDP trong thời kỳ này là 8,3%.

        – Phấn đấu thu nhập GDP bình quân đầu người vào năm 2005 tăng 1,5 lần so với năm 2000.

        – Cơ cấu kinh tế: Nông- lâm nghiệp 34,6%; Công nghiệp – xây dựng cơ bản: 16,5%; thương mại – dịch vụ 48,9%.

        – Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD.

        – Ðạt chuẩn về phổ cập THCS đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2008. Huy động trẻ đến tuổi đi học đạt trên 98%; giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học xuống còn 5%.