Trang – noi-dung-tin
Hình ảnh minh họa
1. Xới đất, bón phân :
– Xới lớp đất mặt và
bón phân cho cây. Có thể kết hợp mỗi lần xới đất để bón thêm phân cho cây.
Lượng phân bón trong suốt mùa có thể dùng để bón như sau:
– Dùng phân Vi lượng
Sitto-V (Siêu Đồng, Siêu Calci Bo, Siêu Kẽm) mỗi loại 30-50g/gốc.
– Dùng phân Hữu cơ
sinh học cao cấp URO-1: 3-5kg/gốc. Cách bón : Có thể bón gốc 1 lần vào đầu mùa
mưa.
– Dùng phân NPK Sitto
Phat 14-8-18-5S+TE chuyên dùng cho tiêu: 300-500g/gốc/lần bón. Bón từ 3 – 4
lần, mỗi lần bón cách nhau 1 tháng. Lần cuối cùng bón vào cuối mùa mưa.
Nếu đất vườn bị chua
thì nên bón thêm vôi bột, mỗi gốc khoảng từ 100-200g.
Cách bón: rải đều phân
quanh gốc tiêu, cách gốc khoảng nửa mét, khi bón không nên cuốc sâu quá dễ làm
đứt rễ tiêu.
Cũng có thể dùng các
loại phân phun lá để phun cho cây tiêu. Cách phun: Theo hướng dẫn của mỗi loại
phân ghi trên bao bì đồng thời lưu ý nên phun vào buổi sáng sớm hoặc buổi
chiều, không nên phun vào lúc nắng to để tránh cho lá tiêu không bị cháy.
2. Tỉa cành, tạo dáng
: Cắt các cành dây lươn để tập trung nuôi cành ngang ( cành ngang là cành cho
trái sau này), cắt cành có sâu, bệnh, cành chết héo, cành mọc sát mặt đất cho
thoáng gốc.
3. Phòng trừ sâu bệnh
: Ngoài việc tiếp tục chăm sóc cho cây mau phục hồi thì phải chú ý phòng trừ
sâu bệnh cho cây. Vì các loại bệnh trên cây tiêu hầu hết là không thể chữa hoặc
rất khó chữa nên biện pháp hiệu quả nhất vẫn là chủ động phòng bệnh cho cây. Có
thể dùng một số loại thuốc sau để phòng, trừ sâu bệnh cho cây tiêu:
– Phòng trừ bệnh thán
thư và đốm lá dùng các thuốc : Carbenzim, Carvil, Dithan-M, Antracol, VibenC,
Rorval…
– Phòng trừ tuyến
trùng và các loại sâu hại trong đất như: mối, rệp gốc, sùng… thì dùng các loại
thuốc có dạng hạt để rải quanh gốc như : Sagosuper 3G, Diaphos 10H, Vifuran 3G,
Mocap 10G hoặc các thuốc Vimoca 20 ND, Sincosin 0,56 SL hòa nước để tưới.
– Dùng các thuốc :
Locban 40 EC, Confidor 100 SL, Suprathion để trừ rầy, rệp, bọ xít lưới, sâu ăn
lá.
– Sử dụng các thuốc : Bordeaux, COC, Champion,
Zincopper…. Phun định kỳ lên lá trong mùa mưa. Nên sử dụng Sitto V siêu đồng
bón định kỳ trong mùa mưa khoảng 20-30 ngày/lần.
– Phòng trừ bệnh chết nhanh dùng các thuốc : Aliette,
Alpine, Ridomil Gold…
Hình ảnh minh họa
Khi phát hiện cây tiêu bị sâu bệnh, trước hết cần kiểm
tra lại các khâu chăm sóc xem có sơ sót gì không. Nếu có khâu nào thực hiện
chưa đúng thì cần điều chỉnh ngay cho đúng. Tiếp đó, cắt bỏ ngay các cành cây
bị bệnh và đem đi tiêu hủy ngay, đối với cây bị bệnh nặng thì nên đào bỏ cả gốc
đi để trồng lại gốc mới.
4. Hệ thống tưới tiêu phải tốt : Chú ý khâu tưới nước,
tuyệt đối không được để tiêu bị thiếu nước nhưng cũng không được để vườn tiêu
bị ngập úng, cần đào mương, rãnh thoát nước để sau mỗi trận mưa nước không đọng
lại trong vườn tiêu. Lưu ý sau khi mưa hoặc sau khi tưới, đất trong vườn còn
ướt, không nên đi lại nhiều. Chỉ làm cỏ, bón phân, xịt thuốc khi trời tạnh ráo
và đất vườn đủ ẩm, dễ tơi xốp khi xới xáo.
Hiện nay, với công
nghệ tưới nhỏ giọt tiết
kiệm nước đã được ứng dụng rộng rãi trên các vườn tiêu lớn và những cây cây
công nghiệp khác. Với hệ thống này, độ ẩm đất luôn được đảm bảo, lượng nước
tưới phù hợp chống bốc hơi nước như kiểu tưới tràn theo rãnh, không làm chặt
đất, có thể bón phân trong cùng một hệ thống.
Trên đây là một số
kinh nghiệm phục hồi vườn tiêu sau thu hoạch, xin trao đổi để chị Bảy Hòa và bà
con tham khảo. Mong chị và bà con áp dụng thành công. Nhân dịp đầu xuân năm
mới, chúc chị cùng gia đình và bà con trồng tiêu dồi dào sức khỏe, năm mới
nhiều thắng lợi mới.
Trên dây tiêu ta có thể lấy cả ba cành để làm giống.
1. Từ nhánh ác: nếu sản xuất cây non từ nhánh ác thì cây cho trái sớm trong
vòng 1 năm sau khi trồng. Cây phát triển chậm không leo mà mọc thành bụi nên
không không cần nọc tuy nhiên năng suất thấp và tuổi thọ cũng không cao (7-8
năm) cho nên chỉ trồng để sử dụng trong gia đình ít phổ biến trồng đại trà cho
sản xuất.
2. Từ cành thân: Hom lấy từ cành thân (thân chính) rất phổ biến hom được lấy từ
phần ngọn vào phần thân của dây tiêu sau khi đã trồng được 1-1,5 năm cây non
phát triển nhanh từ thân chính cho nhiều nhánh ác cho trái sớm sau 2-3 năm
trồng Tiềm năng năng suất cao và tuổi thọ cũng cao (20-25 năm) rất thích hợp
trong việc trồng tiêu xuất khẩu.
3. Từ cành lươn: Hom lấy từ dây lươn cây cho trái chậm hơn 3-4 năm sau khi
trồng song tiềm năng cho năng suất cao và tuổi thọ cũng cao nhất thích hợp cho
chuyên canh hơn nữa hom từ dây lươn rẻ, dồi dào hơn.
Như vậy ta nên lấy từ thân chính và dây lươn để nhân giống cho sản xuất không
nên lấy từ nhánh ác.
Đất trồng
Tiêu thích ẩm mà không chịu úng, úng là điều tối kị với cây tiêu vì rễ cây tiêu
ăn cạn nên đòi hỏi đất có tầng đất mặt tơi xốp giàu có chất hữu cơ.
Cây hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau như đất đỏ bazan,
saphiến thạch phù sa bồi tù…. nhưng đất phải tơi xốp đủ ẩm không được ngập ứng.
Tầng đất dày tơi xốp, độ sâu 50-100 cm có nhiều mùn.
Đất có khả năng giữ nước cao và thoát nước tốt
Độ pH 5,5-7 nếu đất chua phải bón vôi để cải tạo
ở các nơi có gió lớn phải trồng cây che chắn gió
Ươm giống tiêu
Lấy hom ở thân chính hoặc thân lươn trước đó 10-12 ngày phải cắt bỏ ngọn và các
cành ngang, cắt mỗi hom 2-3 đốt dài khoảng 20-30 cm chọn cành bánh tẻ đoạn
ngọn, đoạn gốc có rễ và mắt các mắt có khả năng ra mầm).
Hom giống sau khi cắt có thể trồng ngay hoặc giâm hom vào cát ẩm túi bầu bằng
nilon dài 25cm rộng 15cm đục 8-10 lỗ ở đáy và đổ vào túi 0,5kg phân chuồng hoai
mục + 1,5kg đất mặt+ 5g supe lân trộn kỹ.
Chọc lỗ đặt hom, hai mắt (hai lá) nằm trong đất, ấn chặt đất, tưới ẩm nước.
Xếp các túi bầu theo luống rộng 1,2-1,5cm, làm giàn che kín chống năng cứ sau
mỗi tháng bỏ bớt giàn che cuối cùng chỉ để 50-60% ánh sáng lọt xuống. Hàng ngày
tưới nước tạo độ ẩm cho cây. Những ngày mưa to hoặc độ ẩm cao thì không tưới.
Ở Quảng Trị thời vụ chính để ươm tiêu vào tháng 8-9 ngoài ra còn có thêm vụ
xuân tháng 2-3.
Sưu Tầm