Trách nhiệm hình sự là gì?
5
/
5
(
100
bình chọn
)
Mục Lục
1. Định nghĩa trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những chế định cơ bản của Luật hình sự. Các vấn đề liên quan đến trách nhiệm hình sự như cơ sở của TNHS, điều kiện của TNHS, thời hiệu truy cứu TNHS, miễn TNHS,.. vì thế mà việc nghiên cứu về TNHS rất quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, TNHS còn thể hiện rõ các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự.
Trong BLHS của nước ta không có định nghĩa lập pháp về TNHS. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ khoa học pháp lý, TNHS có một số đặc điểm cơ bản sau:
– TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý, vì thế nó mang những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm hình sự được quy định trong bộ luật hình sự.
– TNHS là hậu quả tất yếu của của việc thực hiện tội phạm. Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm là nguyên tắc cơ bản của LHS nước ta nhằm đảm bảo công bằng và bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Một người đạt độ tuổi nhất định, có năng lực TNHS và có lỗi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi
– Bản chất của TNHS là sự lên án của nhà nước đối với hành vi phạm tội.
– TNHS được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước, đặc biệt là hình phạt. Hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất của nhà nước so với các biện pháp cưỡng chế khác. Người chịu TNHS phải bị tước bỏ, hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp về vật chất hoặc tinh thần và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế của nhà nước
Ngoài hình phạt còn các biện pháp cưỡng chế khác như bắt buộc chữa bệnh, tịch thu vật, tiền, trực tiếp liên quan đến tội phạm, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội,… các biện pháp này có thể áp dụng thay thế hình phạt.
TNHS được thực hiện chủ yếu bằng hình phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp nhất định, người phạm tội chịu TNHS không nhất thiết phải áp dụng vì các biện pháp khác cũng đủ để giúp họ cải tạo tốt, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu có tình tiết giảm nhẹ, được khoan hồng, qua đó thể hiện tính nhân đạo của nhà nước.
Từ các đặc điểm trên, có thể rút ra khái niệm của TNHS như sau:
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải chịu gánh chịu trước nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng hình phạt và các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định của BLHS
2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự
Cơ sở của TNHS được quy định tại điều 2 của BLHS: “
- Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Việc quy định tại điều 2 có ý nghĩa rất lớn, bởi theo đó thì chỉ khi nào người thực hiện hành vi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu của một Cấu thành tội phạm cụ thể mới phải chịu TNHS. Quy định như vậy giúp đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Về mặt khách quan: Một người chỉ phải chịu TNHS khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi là cách cư xử của con người ra thế giới khách quan được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động TNHS chỉ phát sinh khi có hành vi phạm tội. Hành vi đó có thể gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội.
– Về mặt chủ quan: Cơ sở của TNHS dựa tren yếu tố “lỗi” của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi được dựa trên quan điểm chủ quan của người phạm tội.
– Về mặt khách thể: khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là dấu hiệu bắt buộc để xác định có cấu thành tội phạm hay không. Ngoài ra có các dấu hiệu không bắt buộc như: đối tượng của tội phạm, người bị hại.
– Về chủ thể: chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Người đó phải đủ độ tuổi chịu TNHS quy định tại điều 12 của BLHS.
Ngoài ra, BLHS mới cũng quy định Pháp nhân thương mại cũng là chủ thể của tội phạm.
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư – Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 024.6682.8986
- Email: [email protected]
- Hotline: 024.6682.8986. – Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!
Việt Nam có bao nhiêu dân tộc (trả lời bằng số 64)