Trách nhiệm của học sinh đối với chính sách giáo dục và đào tạo
GDCD 11 bài 13 (tiết 2) chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.07 KB, 13 trang )
Bài 13:
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN
HÓA (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
– Nêu được nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển khoa học và
công nghệ ở Việt Nam hiện nay.
– Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách khoa học và
công nghệ.
2. Về kĩ năng
– Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách khoa học và công nghệ phù
hợp với khả năng của bản thân.
– Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính
sách khoa học và công nghệ.
3. Về thái độ
– Tin tưởng, ủng hộ chính sách khoa học và công nghệ của Nhà nước ta.
– Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách khoa học và công nghệ
của Nhà nước.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM
1. Các đơn vị kiến thức trong bài học
– Nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt
Nam hiện nay.
– Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách khoa học và công
nghệ của Nhà nước ta.
2. Trọng tâm kiến thức của bài học
Tiết 2. Phương hướng cơ bản để phát triển KH và CN ở nước ta hiện nay.
III. KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng phản
hồi/ lắng nghe tích cực và kỹ năng hợp tác.
IV. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, v.v.
V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
– Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD 11;
– Chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD ở THPT;
– Chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT;
– Phiếu học tập;
– Bảng phụ; v.v.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 2
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?
Trách nhiệm của em đối với chính sách giáo dục và đào tạo là gì?
Gợi ý:
* Những phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo;
+ Mở rộng quy mô giáo dục;
+ Ưu tiên đầu tư cho giáo dục;
+ Thực hiện công bằng, xã hội trong giáo dục;
+ Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục;
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT.
* Trách nhiệm của học sinh đối với chính sách giáo dục và đào tạo:
+ Bồi dưỡng tinh thần học tập thường xuyên, học tập suốt đời;
+ Tìm kiếm và lựa chọn phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả;
+ Học tập mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi hình thức để không ngừng nâng cao trình
độ học vấn;
+ Có kiến thức vững chắc và định hướng nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với bản
thân.
+ Có cuộc sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
3. Dạy bài mới
3.1. Giới thiệu bài học
Các em thân mến!
Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được Đảng và Nhà nước ta
xác định là quốc sách hàng đầu. Vậy nội dung của chính sách khoa học và công nghệ là
gì? Bây giờ, chúng ta cùng đi vào Tiết 2 của bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ, văn hóa.
3.2. Tổ chức dạy học bài mới (tiết 2)
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Đàm thoại, thuyết trình để làm rõ
nhiệm cụ của KH và CN.
Ghi bảng
2. Chính sách khoa học và
công nghệ
a. Nhiệm vụ của khoa học
và công nghệ
– GV dẫn dắt: Theo quan điểm của CN Mác
Lênin, con người có thể nhận thức được thế giới
khách quan. Quá trình nhận thức đem lại cho con
người những kinh nghiệm, tri thức. Tuy nhiên, không
phải nhận thức nào của con người cũng là chính xác,
đúng đắn; và chỉ có những tri thức đúng mới được
xem là tri thức khoa học.
Vào thời Trung cổ ở châu Âu từng có quan niệm
cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, Trái Đất
đứng yên và Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.
Theo em, quan niệm đó đúng hay sai?
– HS trả lời:
– GV nhận xét và hỏi: Theo em, ai là người đầu
tiên đưa ra thuyết Nhật tâm?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, bổ sung: Nhà Thiên văn học Ba
Lan_Côpernic đã vứt bỏ những trói buộc hàng nghìn
năm của thế lực tôn giáo (Kito giáo), đưa ra thuyết
Nhật tâm (Mặt Trời là trung tâm), giúp nhân loại có
một bước tiến dài về nhận thức.
Sau đó, Galileo là người đã kế thừa và phát triển
học thuyết này. (Bị coi là tội phạm, nhà bác học già
buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất quay.
Nhưng vừa bước ra khỏi cửa toà án giáo hội, ông đã
bực tức nói to:
– Dù sao trái đất vẫn quay!
Ga- li- lê phải trải qua những năm cuối đời trong
cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư
tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành
chân lí giản dị trong đời sống ngày nay).
– GV: Vậy theo các em, để biết một tri thức là đúng
đắn hay sai lầm ta dựa vào đâu?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, bổ sung: Để biết một tri thức là
đúng đắn hay sai lầm ta dựa vào thực tiễn. Thực tiễn
là tiêu chuẩn của chân lý.
Vậy, theo em khoa học là gì?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, kết luận:
Khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát
và kiểm nghiệm trong thực tiễn.
VD: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân
văn,
– GV dẫn dắt: Ngành sinh học nghiên cứu về tế
bào, tìm được các tri thức về tế bào (bản đồ gen,…)
và đem sự phát hiện đó vào lai giống, tạo ra những
sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Quá trình đó
được gọi là công nghệ. Vậy, theo em công nghệ là
gì?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, kết luận:
+ Công nghệ là tập hợp các phương tiện, giải pháp
và cách thức tổ chức hoạt động của con người nhằm
sử dụng các tri thức khoa học vào thực tiễn nhằm
mang lại hiệu quả cao.
+ Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao
về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ
hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính
năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với
môi trường.
VD: Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và
truyền thông, công nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệu
mới,công nghệ tự động hóa, …
– GV hỏi: Em hãy cho biết vai trò của KH và CN là
gì?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, bổ sung:
+ Làm cho đất nước phát triển nhanh, giàu có.
+ Nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ.
=> Ở nước ta, khoa học công nghệ là quốc sách
hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển
đất nước.
– GV hỏi: Vậy, theo các em KH và CN có nhiệm vụ
gì?
– HS trả lời:
– GV kết luận và ghi bảng:
– Giải đáp kịp thời những vấn
đề lí luận và thực tiễn do cuộc
sống đặt ra.
– Cung cấp những luận cứ
khoa học và việc hoạch định
đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước.
– Đổi mới và nâng cao trình
độ công nghệ trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân.
– Nâng cao trình độ quản lí,
hiệu quả của hoặc động khoa
– GV lấy ví dụ giải thích để HS hiểu được một số học và công nghệ.
nhiệm vụ của khoa học và công nghệ:
+ Khi khoa học phát triển, đã giải thích được hiện
tượng những đốm lửa xanh bay lơ lửng ở nghĩa địa
mà ta vẫn gọi là ma trơi.
(Hiện tượng ma trơi theo góc nhìn khoa học:
Thật ra đây không phải là hiện tượng ma quỷ như
chúng ta tưởng tượng. Trong xương và não người có
nhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phân
hủy xác và sinh ra photphin (PH3) và điphotphin
(P2H4).
PH3 chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ
150 độ C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tự
bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đất
thoát ra và bốc cháy ngay khi tiếp xúc với không khí
trên mặt đất.
Đó chính là nguyên nhân tạo nên ngọn lửa đốm
xanh. Thật ra phản ứng hóa học này xuất hiện cả
ngày lẫn đêm, tuy nhiên ánh sáng ban ngày làm ta
không nhìn thấy được, mà chỉ có thể nhìn rõ vào ban
đêm.
Tóm lại, ma trơi là một hiện tượng hóa học rất bình
thường xảy ra trong tự nhiên. Nó làm cho con người
sợ hãi vì nó thường xuất hiện tại những khu nghĩa
địa u ám).
+ Giải đáp các vấn đề lý luận về con đường đi lên
CNXH ở nước ta; các bước của quá trình CNH,
HĐH đất nước; hay các chính sách dân số, việc
làm,… đều phải dựa vào luận cứ khoa học.
+ Hiện nay, ở Việt Nam, tuy trình độ khoa học
công nghệ được nâng cao, nhưng so với các nước
trong khu vực và trên thế giới thì trình độ khoa học
và công nghệ của nước ta còn yếu kém. (ví dụ: Sản
xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, thủ công; công nghệ
khai thác khoáng sản còn lạc hậu, gậy phung phí, ô
nhiễm môi trường,…)
– GV chuyển ý: Để thực hiện những nhiệm vụ
trên, yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải có những
phương hướng tích cực nhất, để nâng cao năng lực
và hiệu quả hoạt động KH và CN ở nước ta. Vậy
những phương hướng đó là gì? Chúng ta cùng đi vào
phần tiếp theo của bài b. Phương hướng cơ bản để
phát triển khoa học và công nghệ.
Hoạt động 2: Thuyết trình, đàm thoại, thảo
b. Phương hướng cơ bản để
luận nhóm để làm rõ phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công
phát triển KH và CN.
– GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm
một phiếu học tập có ghi câu hỏi, yêu cầu cho các
nhóm. Thời gian thảo luận là 4 phút.
Câu 1: Em hãy nêu những phương hướng cơ bản
để phát triển khoa học và công nghệ? Để đổi mới cơ
chế quản lí khoa học và công nghệ, Đảng và Nhà
nghệ
nước ta phải làm gì?
Câu 2: Thế nào gọi là thị trường khoa học công
nghệ? Để tạo thị trường cho khoa học và công nghệ,
Đảng và Nhà nước ta phải làm gì? Hãy kể tên một số
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến ở nước ta mà
em biết?
Câu 3: Để xây dựng tiềm lực khoa học và công
nghệ, Đảng và Nhà nước ta phải làm gì? Tại sao
phải hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công
nghệ?
Câu 4: Để tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm,
Đảng và Nhà nước ta phải làm gì? Em hãy kể tên
một số khu công nghệ cao ở nước ta mà em biết?
– HS tiến hành thảo luận và trả lời:
– GV nhận xét và kết luận:
Nhóm 1:
+ Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và
công nghệ:
– Đổi mới cơ chế quản lí
khoa học và công nghệ.
– Tạo thị trường cho khoa học
và công nghệ.
– Xây dựng tiềm lực khoa học
và công nghệ.
– Tập trung vào các nhiệm vụ
trọng tâm.
+ Nhà nước phải đầu tư ngân sách vào các chương
trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế
giới; huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số
lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.
Nhóm 2:
+ Thị trường khoa học công nghệ: là nơi diễn ra
các hoạt động giao dịch, mua bán KH CN. (Ví dụ:
mua bán các sáng chế, các bí quyết, phương án công
nghệ, …)
+ Nhà nước ta phải tạo ra một môi trường cạnh
tranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ, đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ
sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về
sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài. (Luật sở hữu trí
tuệ 2005)
+ Trong khoảng 10 năm trở lại đây, việc áp dụng
trình độ KH CN tiên tiến vào thực tiễn đạt được
những thành tựu đáng kể mang tầm quốc tế trên tất
cả các lĩnh vực:
Y học: Nghiên cứu và sản xuất thành công vắcxin
phòng bệnh cho trẻ em _ Vắcxin Rotavin-M1; Thành
công trong việc ghép tạng người _ ca ghép tim đầu
tiên ở Việt Nam năm 2010; Phương pháp phẫu thuật
nội soi cắt các khối u tuyến tụy; …
Năng lượng nguyên tử: Ứng dụng đồng vị phóng
xạ phục vụ kinh tế – xã hội.
Công nghệ thông tin: Phàn mềm diệt virut Bkav;
Phần mềm đánh giá rủi ro động đất ArcRisk.
Nhóm 3:
+ Tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng
dụng; Nhà nước coi trọng việc nâng cao chất lượng,
tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học; tăng
cường cơ sở vật chất kĩ thuật; đẩy mạnh hợp tác
quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ.
+ Hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ:
Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu tiên
tiến của các nước trên thế giới; Tranh thủ đầu tư của
quốc tế; Đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng
cao; Thúc đẩy sự phát triển của đất nước; v.v.
Nhóm 4: Để Tập trung vào các nhiệm vụ trọng
tâm Đảng và Nhà nước ta phải làm gì?
+ Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã
hội, ứng dụng, chuyển giao, công nghệ phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu
mới.
+ Khu công nghệ cao ở nước ta: Khu CNC Hòa
Lạc (Hà Nội); khu CNC TP Hồ Chí Minh; khu CNC
Đà Nẵng (Hòa Liên, Hòa Ninh – Hòa Vang).
– GV chuyển ý: Để những phương hướng trên thành
công, HS cần có trách nhiệm gì đối với chính sách
khoa học và công nghệ? Chúng ta cùng chuyển qua
phần tiếp theo của bài.
Hoạt động 3: Đàm thoại để tìm hiểu trách nhiệm
công dân đối với chính sách KH và CN.
c. Trách nhiệm của học sinh
đối với chính sách khoa học
và công nghệ
– GV đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp: Là học sinh
đang còn ngồi trên ghế nhà trường, các em phải làm
gì để góp phần thực hiện tốt chính sách KH và CN?
– HS trả lời:
– GV nhận xét, kết luận:
+ Học tập thật tốt.
+ Không ngừng tìm kiếm để
trau dồi kiến thức về KH và
CN.
+ Thường xuyên nâng cao
trình độ học vấn có thể tiếp thu
và ứng dụng thành tựu khoa
học, công nghệ nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm.
+ Không ngừng sáng tạo
trong lao động để tìm kiếm và
phát hiện những phương pháp
mới.
4. Củng cố
– GV nhắc lại trọng tâm nội dung tiết học:
+ Những nhiệm cụ cơ bản của KH và CN.
+ Những phương hướng cơ bản để phát triển KH và CN của nước ta.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
– Học sinh làm câu hỏi, bài tập 3 tr.109 SGK
– Đọc trước nội dung tiếp theo của bài học.
6. Nhận xét, đánh giá tiết học
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..