Trả lời từ A-Z vì sao bà bầu không được với tay cao
Việc với cao để thực hiện các công việc xảy ra thường xuyên, tuy nhiên vì sao bà bầu không được với tay khi bà bầu với tay cao nên chú ý những điểm gì? Bài viết sau của ECO Pharmalife sẽ giải đáp thắc mắc này.
Mục Lục
Tại sao bà bầu không được với tay cao?
Với nhiều người thì với tay cao lấy đồ là một hoạt động hết sức bình thường. Nhưng với bà bầu trong nhiều trường hợp là hành động nguy hiểm. Khi mang thai trọng lượng cơ thể tăng, thay đổi phân bố cơ thể. Tập trung vào giữa là chủ yếu. Vì vậy khi bà bầu với tay cao rất dễ bị ngã do bụng trước quá nặng. Với tay cao sinh ra hai lực theo hai hướng làm căng da từ cánh tay đến liên sườn,bụng. Trong quá trình mang bầu trọng lượng phần bụng rất nặng càng làm kéo tổ chức da, cơ xuống dưới. Mẹ bầu dễ căng cơ thậm chí đau cơ, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Thêm nữa, thực hiện động tác với tay cao, phải dồn cơ thể ngả về phía trước, điểm trụ không phải là bàn chân mà chuyển sang mũi chân. Điểm làm trụ có diện tích tiếp xúc với mặt sàn ít, phần mũi chân yếu và khó cố định hơn cả bàn chân. Khi với tay cao bà bầu cũng rất dễ ngã. Đồ vật cần lấy ở trên cao nên có thể tuột tay rơi đồ vật vào đầu mẹ hoặc vào bụng mẹ ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu bị ngã sẽ gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ở mức độ nhẹ với những biểu hiện như: sưng, đau cơ khớp, tổ chức phần mềm, bong gân, sai khớp,gẫy xương. Thai nhi trong tử cung được bao quanh bởi lớp dịch ối và nhau thai, hai thành phần này có tác dụng dinh dưỡng và bảo vệ trẻ khỏi các sang chấn. Bà bầu với tay có thể bị ngã làm lớp dịch ối chuyển động đột ngột, cơ chế bảo vệ bé giảm sút. Hậu quả có thể động thai, đẻ non hoặc sẩy thai. Vì vậy khi lấy đồ vật ở trên cao để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ bầu nên nhờ sự trợ giúp của những người khác.Con có bị tràng hoa quấn cổ khi mẹ bầu với tay cao không?
Tràng hoa quấn cổ bé là gì?
Hiện tượng tràng hoa quấn cổ hay dây rốn quấn cổ thai nhi là hiện tượng phổ biến khoảng 15-30% xảy ra khi dây rốn quấn quanh cổ bé một hoặc nhiều vòng. Do thai nhi di chuyển bên trong tử cung nên dây rốn có thể quấn quanh cổ bé. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự đổi tư thế để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Cũng có thể do một số hiện tượng bệnh lí như nước ối quá nhiều,dây rốn quá dài.
Dây rốn quấn cổ bé có nguy hiểm không?
Dây rốn quấn cổ bé thường không ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, một số ít các trường hợp có thể gây ra tổn thương cho em bé. Dây rốn có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi máu, chất dinh dưỡng và oxy . Điều này có thể dẫn đến bệnh não thiếu oxy do thiếu máu cục bộ (HIE) , một dạng tổn thương não do thiếu oxy trong khoảng thời gian sinh. Không có bất cứ một biểu hiện gì trên lâm sàng cho hiện tượng này. Thậm chí có những trường hợp bé bị tràng hoa quấn cổ nhưng nhờ quá trình xoay chuyển tư thế chuyển dạ, bé có thể tự tháo xoắn. Chỉ có thể biết được dây rốn có quấn cổ bé hay không khi bé sinh ra hoặc qua siêu âm. Nếu siêu âm cho thấy một sợi dây quấn quanh thai nhi trước khi sinh, các bác sĩ thường kiểm tra xem có giảm lượng nước ối hay không. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra, nhưng việc giảm dịch ối có thể ngăn cản thai nhi di chuyển và khi đó cơ thể bé như một vật nặng chèn ép dây rốn gây rối loạn tuần hoàn. Đôi khi dây rốn bị kéo căng và nén trong quá trình chuyển dạ trước khi em bé được sinh ra, dẫn đến giảm lưu lượng máu trong dây rốn. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi nhịp tim của thai nhi. Biểu hiện với các triệu chứng nhịp tim thai giảm đột ngột và ngắn. Trong quá trình chuyển dạ phải theo dõi tim thai nếu nghe nhịp tim thai giảm đột ngột và ngắn thì có thể nghĩ tới do dây rốn quấn cổ. Trên siêu âm có thể thấy sa dây rốn khi thấy dây rốn quấn ít nhất 3/4 cổ thai nhi. Độ nhạy của siêu âm để phát hiện là khoảng 70% đối với hình ảnh Siêu âm thường và 83% – 97% với Doppler màu. Khi siêu âm chẩn đoán bị dây rốn quấn cổ bà bầu sẽ được các bác sĩ theo dõi thai kỳ chặt chẽ nhất là trong những tháng cuối.Vậy mẹ bầu với tay cao con có dễ bị tràng hoa quấn cổ không?
Một số kinh nghiệm dân gian cho rằng bé bị tràng hoa quấn cổ là do bà bầu với tay cao. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng vấn đề này. Vì vậy điều này không chính xác. Thực tế cho thấy rằng nhiều bà bầu vẫn giơ tay cao trong các động tác tập thể dục hoặc yoga lại có tác dụng tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ giảm phù nề, tinh thần thoải mái, em bé sau sinh thông minh và nhanh nhẹn hơn. Có lẽ kinh nghiệm trên được lưu truyền nhằm mục đích nhắc nhở các bà mẹ hạn chế với tay cao tránh những tình huống không mong muốn gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Bà bầu không nên làm những hoạt động gì?
Tập thể dục cường độ cao
Khi tập các động tác bắt cơ thể phải vận động quá nhiều với cường độ lớn gây ra những xung động trong buồng ối. Sự dịch chuyển của dịch ối và cả cơ thể bé nếu quá mạnh có thể tổn thương đến các tổ chức chưa hoàn thiện ở trẻ. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế các môn thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, gym, chạy bộ,…
Làm việc nặng
Vì phải phân bố một phần năng lượng của cơ thể cho bé nên mẹ bầu rất dễ mệt. Nên bà mẹ chỉ được làm những công việc nhẹ nhàng, vừa phải, tránh xa môi trường hoá chất, khói bụi độc hại. Làm những việc như bê đồ nặng, nhấc vật nặng dễ ngã, làm quá nhiều có thể động thai, vỡ ối sớm, sinh non do tăng co thắt cơ tử cung.
Đi giày cao gót
Thay vì đi giày cao gót mẹ bầu nên chọn những đôi giày thể thao, giày bệt, hoặc sandal có độ ma sát tốt. Khi đi giày cao gót phụ nữ có xu hướng đẩy mông về phía sau và bụng, ngực hơi đẩy về trước. Phụ nữ mang thai bụng khá lớn nên dễ mất thăng bằng khi đi giày cao gót gây ngã, trượt chân.
Chơi các trò chơi mạo hiểm
Việc này cũng gây ra những chấn động cho thai nhi. Hơn nữa có thể gây sợ hãi cho mẹ bầu, tăng nhịp tim, nhịp thở thiếu oxy.
Đi xe đạp
Khi đi xe đạp phần hoạt động nhiều nhất là vùng chậu và hai chân. Đồng thời, bụng mẹ bầu lớn, dễ mất thăng bằng. Có thể ngã gây sẩy thai, động thai.
Hạn chế đứng lâu và ngồi lâu
Theo nguyên lý trọng lực, tuần hoàn sẽ tích ở vùng thấp. Mẹ bầu đứng lâu và ngồi lâu máu dễ dồn xuống vùng thấp,nhất là hai chân. Nặng thêm tình trạng phù chân hay gặp ở phụ nữ có thai.
Hạn chế tắm với nước quá nóng
Tắm nước nóng dễ làm khô da mẹ bầu. Nếu làn da mẹ bầu bị rạn thì vấn đề này càng trầm trọng hơn.Nằm ngửa
Khi mẹ bầu nằm ngửa thai nhi sẽ đè vào phần cột sống làm cho mẹ bầu dễ bị đau, mỏi lưng. Đè vào ruột gây chướng,đau bụng. Nếu thai to có thể đẩy cơ hoành, phổi lên thì mẹ bầu sẽ thấy khó thở.
Hạn chế ngồi xổm
Tư thế ngồi xổm có thể giãn rộng vùng chậu, căng da đáy chậu, gây khó chịu cho mẹ bầu. Thêm vào đó tư thế này kích thích vùng tầng sinh môn có thể gây phản xạ co cơ tử cung nếu xảy ra thường xuyên rất dễ chuyển dạ khi trẻ chưa đủ tháng.
Cúi người lấy đồ
Khi cúi người lấy đồ mẹ bầu dễ bị ngã về trước, khó thở do bụng nặng về trước và bụng kích thước lớn chèn vào lồng ngực.
Lặn
Áp lực thay đổi khi lặn sâu ảnh hưởng đến trẻ thông qua thành bụng mẹ. Hơn nữa lặn làm giảm đáng kể lượng oxy của cả mẹ và bé vậy nên mẹ bầu không nên lặn trong thai kì.
Những hoạt động và tư thế mẹ bầu nên thực hiện trong thai kì
Tập thể dục nhẹ nhàng
Phụ nữ có thai nên tập các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… những hoạt động này vừa có lợi cho tâm lý vừa lưu thông huyết mạch. Tạo nên sự thoải mái cho cả mẹ và bé
Tư thế nằm
Nằm nghiêng
Nhiều nghiên cứu cho rằng việc nằm nghiêng trái có lợi cho mẹ bầu. Khi nghiêng trái thai nhi không đè lên gan của mẹ, dòng máu tới gan để khử các chất độc diễn ra thuận lợi. Như vậy không chỉ hệ thống cơ quan trong cơ thể mẹ có đầy đủ máu nuôi mà cơ thể thai nhi cũng được trao đổi chất dinh dưỡng đầy đủ.
Tư thế nửa ngồi nửa nằm
Tư thế này hay còn gọi là tư thế Foller. Đây là tư thế với mục đích giảm sự khó thở cho mẹ do thai nhi lớn đẩy cơ hoành, phổi lên cao. Mẹ có thể thực hiện tư thế này khi xem phim, nghe nhạc hoặc nghỉ ngơi.
Tư thế đứng
Mẹ bầu nên đứng vững bằng hai chân, hơi ngửa ra sau. chống tay ở lưng hoặc hông, để tránh đau lưng. Chú ý không nên đứng quá lâu sẽ gây mỏi lưng, chân, phù chân tăng. Chọn nơi đứng là sàn cứng, bằng phẳng, ma sát tốt. Nếu đứng mỏi có thể tìm chỗ để dựa. Nhiều quan điểm cho rằng đứng, đi lại trước khi sinh giúp sinh dễ hơn. Tuy nhiên không được đứng quá lâu, tốt nhất là khi có cảm giác mỏi mẹ bầu phải tìm nơi để ngồi hoặc nằm nghỉ.
Tư thế ngồi
Ngồi giúp mẹ bầu nghỉ ngơi do vậy cần chọn tư thế ngồi phù hợp và đáp ứng đúng mục đích thư giãn. Mặt phẳng ngồi cần êm ái, không quá cứng, có độ đàn hồi tốt, nên dài ít nhất bằng chiều dài đùi. Do đó mẹ bầu có thể ngồi sâu hơn tạo cảm giác và tư thế an toàn. Khi ngồi không gác chân hay bắt chéo chân, sẽ đè ép vào vùng bụng, thai nhi, gây căng da và cơ vùng đùi. Mang tới cảm giác khó chịu, căng tức cho người mẹ và thai nhi. Nguồn tham khảo: https://www.timesnownews.com/the-buzz/article/miracle-baby-born-with-umbilical-cord-wrapped-6-times-around-neck-gets-ready-to-go-home https://www.babymed.com/labor-delivery/umbilical-cord-around-babys-neck Xem thêm: https://ecopharmalife.vn/bai-viet/nen-uong-sua-bau-vao-thang-thu-may/ https://ecopharmalife.vn/bai-viet/thai-39-tuan-go-nhieu/