TPBank là ngân hàng gì? Sản phẩm, dịch vụ của TPBank có tốt không?

TPBank là một ngân hàng có tuổi đời khá trẻ nhưng đã nhanh chóng nhận được sự hài lòng của khách hàng bằng việc liên tục sáng tạo, đổi mới các dịch vụ của mình. Vậy TPBank là ngân hàng gì? Cùng VHDS tìm hiểu chi tiết về ngân hàng này nhé!

Bảng tóm tắt thông tin ngân hàng TPBank

TPBank là ngân hàng gì?

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (Tên tiếng Anh: Tien Phong Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là TPBank) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.

Các cổ đông chiến lược của TPBank bao gồm:

Đây đều là những công ty, tập đoàn có thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính dồi dào.

Sau hơn 12 năm hoạt động, TPBank đã có tổng tài sản đạt hơn 206 nghìn tỷ và hơn 60 chi nhánh trên cả nước.

Năm 2018, TPBank đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động ổn định và bền vững của nhà băng.

TPBank là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

TPBank đem lại các giải pháp, sản phẩm tài chính hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động.

Với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như:

  • LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7.
  • Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng.
  • QuickPay – thanh toán bằng mã QR code.
  • Ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank.
  • Trợ lý ảo T’aio.
  • Hệ thống nhận diện khách hàng bằng khuôn mặt và vân tay,…

Tuyên ngôn thương hiệu của TPBank là “Vì chúng tôi hiểu bạn”. TPBank tin rằng sự thấu hiểu khách hàng là kim chỉ nam để xây dựng phong cách hoạt động, sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất để mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng.

Logo TPBank

Ngân hàng TPBank cung cấp những sản phẩm, dịch vụ nào?

Mặc dù là ngân hàng trẻ, “sinh sau đẻ muộn” và từng trải qua giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ nhưng TPBank không chỉ cải thiện mạnh về kinh doanh mà còn liên tục ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới mang đậm dấu ấn ngân hàng số, mang đến sự tiện lợi tối ưu cho khách hàng.

Các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân của TPBank được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến và rất đa dạng bao gồm:

  • Tài khoản: Tài khoản thanh toán, Tài khoản Super Zero, Tài khoản số đẹp.
  • Tiết kiệm: Các gói tiết kiệm với lãi suất cao và thời hạn linh hoạt.
  • Cho vay: Vay mua nhà, xây sửa nhà, Vay mua ô tô, Vay mua kinh doanh.
  • Thẻ: Thẻ tín dụng, Thẻ ATM, Thẻ ghi nợ quốc tế.
  • Dịch vụ: Ngân hàng điện tử eBank, Điểm giao dịch tự động LiveBank, Khách hàng thân thiết, Thanh toán thẻ qua mPOS, chuyển tiền,…
  • Bảo hiểm: Bảo hiểm xe, Bảo hiểm nhà, Bảo hiểm nhân thọ.

Các dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân của TPBank được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến

Bên cạnh đó, TPBank cũng cung cấp nhiều dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp ở các ngành nghề bao gồm:

  • Quản lý tài khoản
  • Tiền gửi doanh nghiệp
  • Cho vay và tài trợ
  • Thanh toán quốc tế
  • Ngân hàng điện tử eBank BIZ
  • Thẻ doanh nghiệp
  • Bảo lãnh
  • Dịch vụ ngoại hối.

Dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp

Đặc biệt, đối với những khách hàng cao cấp, TPBank còn đem đến những sản phẩm được thiết kế chuyên biệt, dịch vụ tài chính toàn diện và đa chiều, ưu đãi đặc quyền và chính sách chăm sóc khách hàng vượt trội để thỏa mãn tối đa sự hài lòng của khách hàng.

TPBank đem đến những sản phẩm được thiết kế chuyên biệt

Ngân hàng TPBank có tốt không?

TPBank là một trong những ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ tân tiến để cung cấp các sản phẩm, giải pháp tài chính ngân hàng hiệu quả nhất. Dù mới chỉ hoạt động hơn 10 năm trên thị trường, TPBank không chỉ được khách hàng đánh giá cao mà còn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Kết thúc năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng đạt 206.316 tỷ đồng, tăng 24,47% so với năm 2019 và vượt hơn 14% kế hoạch năm.

Tổng huy động đạt 184.953 tỷ đồng, tăng 25,15% so với năm trước, trong khi dư nợ cũng có mức tăng trưởng tốt, khá cao so với toàn ngành. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm 2020 được ghi nhận ở mức 10.368 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2019.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh bị xấu đi bởi dịch COVID-19, sự tăng tưởng mạnh về doanh thu của TPBank phản ánh năng lực quản trị tốt cùng sự hiệu quả của chiến lược Ngân hàng số và Sáng tạo số.

Nhờ những thành tích kinh doanh ấn tượng của mình, TPBank đã nhận được nhiều giải thưởng từ các tổ chức trong nước và quốc tế như:

  • Ngân hàng số xuất sắc và tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam năm 2020 bởi The Asian Banker.
  • Top 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam uy tín năm 2020 theo VNR 500.
  • Top 4 Ngân hàng Thương mại cổ phần tư nhân uy tín năm 2020 theo VNR500.
  • Hạng B1 (năng lực tài chính tốt, ít rủi ro tài chính và nhiều tiềm năng phát triển dài hạn) từ tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s.

TPBank đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá

Thời gian làm việc của ngân hàng TPBank

Thời gian làm việc của ngân hàng TPBank là từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần theo khung giờ:

  • Buổi sáng: Từ 8h đến 12h
  • Buổi chiều: Từ 13h đến 17h

Lưu ý:

  • Bạn nên đến trước 16h để đảm bảo ngân hàng không ngừng nhận các yêu cầu giao dịch.
  • Bạn nhớ mang theo CMND vì các giao dịch sẽ yêu cầu giấy tờ này.

Thời gian làm việc của ngân hàng TPBank

Số tổng đài, thông tin liên hệ TPBank

Bạn có thể liên hệ với ngân hàng TPBank qua các kênh thông tin sau:

Với các kênh thông tin trên, bạn hãy liên lạc vào giờ hành chính để nhận được phản hồi sớm nhất từ TPBank nhé!

Số tổng đài, thông tin liên hệ TPBank

Hệ thống các chi nhánh, PGD, ATM của TPBank

TPBank hiện có hơn 60 chi nhánh/phòng giao dịch trên cả nước. Bạn có thể tìm kiếm nhanh điểm giao dịch/chi nhánh hoặc cây ATM của TPBank bằng cách sau:

Bước 1: Bạn truy cập vào trang web https://tpb.vn/lien-he/tim-diem-giao-dich, chọn Tỉnh/Thành phố và chọn Quận/Huyện mà bạn muốn tìm kiếm. 

Để tìm kiếm cây ATM của TPBank, bạn truy cập vào trang web https://tpb.vn/lien-he/tim-dia-diem-atm và thực hiện tương tự.

Chọn Tỉnh/Thành phố và chọn Quận/Huyện mà bạn muốn tìm kiếm

Bước 2: Kết quả sẽ hiện ra. Bạn kéo xuống để xem thêm các kết quả khác.

Kết quả hiển thị

Cách làm này sẽ giúp bạn xem nhanh được tên chi nhánh/ATM và địa chỉ chi tiết của chi nhánh/ATM đó.

Thẻ TPBank rút được tiền ở cây ATM ngân hàng nào?

Vì ngân hàng TPBank đã liên kết với rất nhiều ngân hàng nên bạn có thể yên tâm mở thẻ mà không quá lo lắng về việc rút tiền trong thẻ ATM TPBank tại cây ATM của một số ngân hàng khác. Sau đây là danh sách ngân hàng mà TPBank liên kết:

  • Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank).
  • Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank).
  • Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV).
  • Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
  • Ngân hàng TMCP Đông Á (Dong A Bank).
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
  • Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).
  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
  • Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank).
  • Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB).
  • Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank).
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank).
  • Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank).
  • Ngân hàng Shinhan Việt Nam (ShinhanVN).
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
  • Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB Bank).
  • Ngân hàng TNHH MTV Indovina (Indovina Bank).
  • Ngân hàng TMCP Nam Á (NamA Bank).
  • Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank).
  • Ngân hàng Liên Doanh Việt Nga (VRB).
  • Ngân hàng TNHH MTV HongLeong Việt Nam (HongLeong Bank).
  • Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam (Standard Chartered VN).
  • Ngân hàng TMCP An Bình (AB Bank).
  • Ngân hàng Liên doanh VID PUBLIC (VID Public Bank).
  • Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank).
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).
  • Ngân hàng TMCP Việt Á (Viet A Bank).
  • Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcombank).
  • Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
  • Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB).
  • Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CBBank)
  • Ngân hàng TMCP Kiên Long.
  • Ngân hàng TMCP Bảo Việt.
  • Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).

Xem thêm:

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn những thông tin về TPBank là ngân hàng gì. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn khi chọn và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng TPBank nhé.