Top Ngôn Ngữ Địa Phương Tỉnh An Giang Mắc Cười Nhất
Đã có rất nhiều câu chuyện hiểu lầm buồn cười xảy ra vì cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau khi giao tiếp giữa các tỉnh thành trên cả nước. An Giang làm một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long với vốn từ rất phong phú. Dưới đây, mình sẽ tổng hợp lại những tình huống ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang mắc cười nhất.
Mục Lục
Danh sách những ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang mắc cười nhất
Những thông tin đều được mình thu thập từ những comment, những cuộc trao đổi và trò chuyện từ trên những trang mạng xã hội. Mình đã thống kê và phân loại lại những ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang mắc cười nhất.
Tui ẹp tui có quyền nha chế
Phân tích kỹ ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang mắc cười nhất ở tình huống này thì:
- Tui ở đây chính là chữ tôi.
- Còn từ chế ở đây có nghĩa là anh, chị.
Có thể thấy, ngôn ngữ địa phương tại An Giang trong trường hợp này, được giao thoa từ văn hóa dân tộc Kinh và người Hoa. Ý nghĩa đầy đủ của câu trên có thể hiểu là: Tôi đẹp tôi có quyền nhé anh/chị.
Cách dùng từ “ổng” cũng là trường hợp ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang mắc cười nhất
Có một cô gái được cả 2 chàng trai cùng tìm hiểu mình. Cô về tâm sự cùng cha mẹ, trong cuộc nói chuyện cũng khiến người nghe thấy mắc cười nhất về ngôn ngữ địa phương của tỉnh An Giang. Trong cuộc nói chuyện, có cô chị dâu người miền Bắc, cô này cũng không khỏi ngơ ngác khi nghe cha mẹ nói với em chồng như sau:
- “Thì tìm hiểu từ từ a ha. Chứ đừng có cho ổng ra dìa”.
Từ ổng ở đây, không phải tên của ai cả ma được hiểu như từ “ông” – Chứ đừng có cho ông ấy/ ông đó ra rìa.
Bạn đã bao giờ nghe thấy người dân An Giang nói câu: Trời ơi, vui bây
Một chàng trai Bắc, vào An Giang thăm người bà con. Vẻ lơ ngơ của chàng trai khi nghe về ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang cũng khiến bà con ở đây thấy mắc cười nhất.
Khi anh chàng đang kể về một câu chuyện thú vị của mình. Ông bác có xô vai anh và nói: “Trời trời, vui bây”. ý nghĩa của câu nói này sẽ là: Trời ơi, vui mày. Từ bây ở trường hợp trên mang ý nghĩa là mày hay mầy.
Cụm từ “2 cái lận cưng hỏi cái nào?
Theo ngôn ngữ của người An Giang thì từ cưng được giải thích với 2 ý nghĩa:
Có trường hợp là tiếng gọi âu yếm dành cho những người thân hoặc vợ.
Đối với ngôn ngữ teen thì cưng thể hiện cho sự yêu thương.
Rất nhiều trường hợp, việc sử dụng từ cưng của người dân tỉnh An Giang lại trở thành ngôn ngữ địa phương mắc cười nhất.
Ở ví dụ trên, từ cưng lại được hiểu theo ý giải thích thứ 2, cưng đồng nghĩa với từ em trong ngôn ngữ toàn dân. Tuy nhiên, từ cưng ở An Giang còn được hiểu theo một ý nghĩa khác đó là: thích, dễ thương và đáng yêu.
Từ “Hia: trong ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang cũng gây nên nhiều tình huống mắc cười nhất
Nhiều người dân ngoại tỉnh khi ghé An Giang và vô tình nghe được những câu dùng từ “Hia” cũng rơi vào những trường hợp mắc cười nhất. Bạn đã bao giờ nghe người dân An Giang nói: “Nãy lên tôm ha hia?”
Từ hia trong ví dụ này có thể là đồng nghĩa với từ anh. Ngoài việc sử dụng những ngôn ngữ mang khuynh hướng của tiếng Hoa. Thì ngôn ngữ địa phương của An Giang còn sử dụng từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Khmer.
Từ ên là ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang gây nên nhiều tình huống mắc cười nhất
Tại An Giang, người địa phương xe dùng từ ên thay cho từ một mình của ngôn ngữ toàn dân. Nhiều bạn không biết, khi nghe thấy từ ên cũng vô tình tạo nên những tình huống ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang mắc cười nhất.
- Mua ên đi bạn được hiểu là mua cho mình đi bạn.
- Hum thèm sài ên đi con quỷ hoặc cũng có thể được hiểu là không thèm, xài một mình đi con quỷ.
Hỏm xuống nhà mày đi đám chi
Bạn đã ghé qua An Giang bao giờ chưa, hoặc đã nghe đến người dân ở đây nói từ Hỏm chưa. Với chất giọng dễ thương, nhẹ nhàng khiến người nghe nghe rất hợp tai. Nhưng nhiều trường hợp, từ Hỏm cũng tạo nên những tình huống ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang mắc cười nhất.
Từ Hỏm được người An Giang sử dụng thay thế cho từ hôm. Bữa hỏm thì đó là bữa hôm của ngôn ngữ toàn dân.
Nghe từ “khò khò” bạn sẽ nghĩ đến từ ngữ nào?
Từ khò khò ở An Giang sẽ được dùng thay thế cho từ ngủ của ngôn ngữ toàn dân. “Em xong hết trơn rồi, giờ nằm lăn ra là khò khò luôn thôi.” Trong ví dụ trên thì từ hết trơn có thể hiểu theo nghĩa là hết cả, hết sạch. Xét theo ngôn ngữ toàn dân thì câu này sẽ được hiểu là “Em xong hết sạch rồi, giờ nằm lăn ra là ngủ thôi”.
Xem thêm: 10 Ngôn Ngữ Địa Phương Tỉnh Bình Dương Mắc Cười Nhất
Lời kết
Ngôn ngữ địa phương của tỉnh An Giang rất phong phú, đa dạng và gây nhiều tình huống mắc cười. Vậy nên, không chỉ trong văn hóa mà ngôn ngữ cũng là sự giao thoa mạnh mẽ của các vùng miền. Hy vọng, những mẩu chuyện ngắn mình chia sẻ bên trên về ngôn ngữ địa phương tỉnh An Giang mắc cười nhất, sẽ tạo nên tiếng cười cho bạn. Giúp bạn giải tỏa stress sau nhiều ngày làm việc áp lực.