Top 9 vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng | Theadvancedmanager

Quản lý chuỗi cung ứng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị trong doanh nghiệp bởi những tổn thất do việc quản lý chuỗi cung ứng không hiệu quả gây ra cho công ty là rất lớn. Hiểu được điều này, thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý chuỗi cung ứng là gì? Cũng như tìm hiểu sâu về những vấn đề chính trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 

1. Quản lý chuỗi cung ứng là gì? 

Quản lý chuỗi cung ứng – Supply chain management (SCM) là quản lý toàn bộ hệ thống cung cầu của doanh nghiệp đó là các hoạt động quản lý hậu cần như lập kế hoạch, quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến cung ứng, sản xuất và hoạt động Logistic. Mục đích của việc quản lý này nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua việc phối hợp giữa các đối tác trong một chuỗi cung ứng toàn diện. 

Đích đến cuối cùng của chuỗi cung ứng là tối đa hóa tổng giá trị của chuỗi tạo ra, thông qua việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực mà công ty có để thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Bao gồm khả năng phân phối, dự trữ, lưu kho, và khả năng luôn giữ được các chi phí cung ứng ở mức tối thiểu.  

>> Đọc thêm: Tìm hiểu về ngành quản trị văn phòng

quản lý chuỗi cung ứng

2. Tầm quan trọng của Quản lý chuỗi cung ứng 

Với thực trạng hiện nay khi mà tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, vai trò của quản trị chuỗi cung ứng càng trở nên quan trọng. Nó ảnh hưởng sâu sắc để hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: 

  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể sẽ giảm được chi phí lưu kho không nhỏ cũng như là giảm lượng hàng tồn kho nếu họ có thể quản trị và lường trước những rủi ro trong chuỗi cung ứng của mình. 

  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững: Chuỗi cung ứng là một trong những hoạt động quan trọng và chiếm rất nhiều chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là quy trình giúp đem lại trải nghiệm cho khách hàng. Vì vậy nếu làm tốt, doanh nghiệp có thể tự tạo ra một lợi thế bền vững để cạnh tranh với những đối thủ trong cùng lĩnh vực 

  • Tác động đến khả năng phát triển của doanh nghiệp: Quản trị chuỗi cung ứng ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Cũng bởi vì điều này mà nó tác động rất lớn đến khả năng phát triển và chiếm lĩnh thị trường của công ty, đây cũng là một trong những yếu tố để công ty lấy được sự tín nhiệm từ phía khách hàng của mình. Nếu thực hiện tốt việc quản lý chuỗi cung ứng của mình, các doanh nghiệp có thể vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

>>Xem thêm: Chiến lược quản lý nhân viên sales thông minh cho doanh nghiệp

Một số lợi ích khác như: 

  • Cải thiện độ chính xác trong dự báo sản xuất.

  • Tăng lợi nhuận sau thuế.

  • Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm

  • Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng.

quản lý chuỗi cung ứng

3. Những vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng: 

a. Nền kinh tế thay đổi nhanh chóng

Với sự phát triển nhanh chóng của các quốc gia hiện nay, nền kinh tế của thế giới đang có những thay đổi chóng mặt, mức sống của các người dân trên thế giới cũng dần tăng lên, điều này yêu cầu chất lượng hàng hóa mà các công ty cung cấp phải cao hơn cũng như thời gian vận chuyển cũng cần nhanh hơn rất nhiều. Đây có lẽ là một trong những thách thức lớn đối với các nhà quản lý chuỗi cung ứng của các công ty trong nước cũng như các tập đoàn đa quốc gia. 

b. Luồng dữ liệu liền mạch 

Bởi SCM có giới hạn về thời gian nên một trong những yếu tố tạo nên thành công của chuỗi cung ứng đó là dữ liệu. Việc tìm kiếm một công cụ phù hợp để có thể kết hợp được tất cả các dữ liệu từ người tiêu dùng đến hệ thống nhà cung cấp một cách hiệu quả, từ đó tạo ra một lộ trình thông tin phù hợp là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp, 

c. Kiểm soát chi phí

Một trong những vấn đề gây không ít những khó khăn cho quá trình quản lý chuỗi cung ứng đó là kiểm soát các chi phí. Bới chi phí trong quá trình vận chuyển luôn ở mức cao từ đấy nó ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành của sản phẩm. Để giải thích cho việc phát sinh chi phí trong quá trình vận chuyển này, chúng ta có thể nghĩ đến hai lý do chính là hàng hóa phải được đảm bảo chất lượng trong quá trình di chuyển cũng như là đảm bảo về mặt thời gian. 

Một trong những cách để công ty giải quyết vấn đề này đó là cố gắng địa phương hóa quy trình phân phối tới người dùng cuối trên quy mô lớn. Điều này giúp các công ty giảm được chi phí và kiểm soát nó tốt hơn nhờ vào hiệu quả của kinh tế theo quy mô. 

d. Cấu hình mạng lưới phân phối

Tùy thuộc vào sự thay đổi nhu cầu của khách hàng cũng như là mức độ sản xuất, lựa chọn nhà cung cấp mới, dòng dịch chuyển sản phẩm mà các nhà quản lý nên lựa chọn cho doanh nghiệp của mình vị trí và công suất của nhà kho một cách phù hợp. Song song với đó là việc thiết lập mạng lưới vận chuyển phù hợp giữa các đơn vị (Từ nhà máy đến kho hàng, đến các nhà bán lẻ) với mục tiêu giảm được chi phí sản xuất, tồn kho xuống thấp nhất có thể nhưng vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Các nhà quản lý có thể tìm hiểu và ứng dụng những công nghệ tân tiến và cách tiếp cận đổi mới để giải quyết vấn đề này.

e. Các chiến lược phân phối

Các nhà quản lý hàng tồn kho cần lựa chọn cho mình một chiến lược phân phối phù hợp nhằm đảm bảo được chi phí, thời gian và mức hàng tồn kho tối thiểu từ nhà kho đến các cửa hàng, đại lý của mình. 

Một số chiến lược phân phối mà các nhà quản lý có thể sử dụng như chiến lược phân phối cổ điển, vận chuyển trực tiếp hay chiến lược dịch chuyển chéo để đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.  

f. Kiểm soát tồn kho 

Kiểm soát hàng tồn kho là một trong trong những vấn đề buộc các nhà quản lý phải có những công cụ hỗ trợ để dự đoán nhu cầu khách hàng theo thời gian nhằm đảm bảo mức tồn kho cần thiết để cung cấp cho họ, đồng thời việc dự đoán chính xác nhu cầu của khách hàng cũng như giữ mức tồn kho phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí cũng như đảm bảo được chất lượng của hàng hóa. 

g. Các hợp đồng cung ứng

Giữ các nhà cung cấp và người mua trong chuỗi cung ứng cần có những hợp đồng ràng buộc, và cụ thể ví dụ như về mặt hàng, giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, chiết khấu, … Điều này đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp cũng như đảm bảo các chiến lược phân phối được thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra. Các hợp đồng cần đàm phán được những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp với mức chiết khấu cao nhất có thể. 

h. Thiết kế sản phẩm 

Thiết kế sản phẩm có vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng. Nếu xác định đúng được thời điểm cần tái thiết kế sản phẩm và thiết kế nào phù hợp với sản phẩm thì họ sẽ giảm được chi phí hậu cần hoặc giảm thời gian giao hàng trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần quyết định thay đổi một số quy trình nhằm mục đích tận dụng tối ưu việc thiết kế sản phẩm mới. 

i. Nhân sự

Chuỗi cung ứng là một lĩnh vực riêng lẻ và cần những người có kỹ năng, kiến thức và thái độ phù hợp. Điều này sẽ quyết định đến những chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của công ty có được thực hiện hiệu quả hay không. Chính vì tầm quan trọng của yếu tố nhân sự nên các công ty cần phải có riêng cho mình những chiến lược thu hút, tuyển dụng và đào tạo nhân sự một cách cẩn thận. 

Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những công việc khó khăn và cần phải có thời gian rất nhiều để những chiến lược đã được hoạch định có thể phát huy được hiệu quả của nó. Hy vọng bài viết trên có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng cũng như là những vấn đề cần lưu tâm khi thực hiện công việc này. Hãy ngồi lại với bộ phận logistic của mình và cùng nhau tìm ra một chiến lược phù hợp nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh và xây dựng được niềm tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp của bạn. 

>> Xem thêm: Bỏ túi 6 quy trình không thể thiếu trong quản lý vận hành tòa nhà

>> Đọc thêm: Quản lý dự án là gì? Một quy trình quản lý dự án cơ bản