Top 6 Trang Tạo Blog Cá Nhân Miễn Phí

Ngày hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các nền tảng được sử dụng phổ biến giúp bạn tạo các trang blog miễn phí để chia sẻ các thông tin hữu ích đến với mọi người nha.

Nền Tảng Blog Miễn Phí

Đầu tiên blog ra đời với mục đích như là một cuốn nhật ký lưu những khoảnh khắc thú vị và chia sẻ các hoạt động cuộc sống hằng ngày của bạn. Tuy nhiên qua thời gian phát triển thì mọi người phát hiện ra blog cũng là một nơi tiềm năng có thể tạo ra thu nhập thụ động bằng cách chia sẻ các thông tin chuyên sâu, hữu ích để giúp người khác có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ mình tạo ra niemvuilaptrinh với mục tiêu là giúp đỡ các bạn về các vấn đề thiết kế và phát triển website.
Ngày nay thì blog không chỉ dành riêng cho các cá nhân mà theo mình thấy thì các công ty hiện nay cũng xem blog như một kênh tiếp thị cho họ.

Lợi ích của việc viết blog:

  • Điều đầu tiên mà mình cảm giác được khi viết blog là nó giúp bạn nâng cao kỹ năng viết và cải thiện khả năng truyền đạt của bản thân.
  • Học được nhiều kiến thức mới trong quá trình tìm hiểu và sáng tạo nội dung cho blog.
  • Giúp bạn có thể kết nối với mọi người có chung sở thích.
  • Tăng độ uy tín và thương hiệu cá nhân trên Internet.
  • Bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ việc viết blog.
  • Ngoài ra nó cũng là nơi giúp bạn thể hiện kỹ năng của mình. Theo mình thấy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao hơn nếu bạn có một trang blog trong lĩnh vực mà bạn đang muốn xin việc.

Tuy nhiên để tạo một trang blog thì chúng ta sẽ phải bỏ ra một khoản vốn ban đầu như mua tên miền, hosting… Do đó trong bài viết hôm nay mình sẽ giới thiệu đến bạn các nền tảng xây dựng blog miễn phí nha.

1) Blogger

Blogger được xem là một trong nền tảng tạo blog miễn phí hàng đầu và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Nó thành lập vào năm 1999 và được Google mua lại vào năm 2003. Nó cung cấp mọi thứ bạn cần để tạo một trang blog hoàn toàn miễn phí như cung cấp sub domain *.blogspot.com, hỗ trợ tạo và chỉnh sửa giao diện cho website…

Ưu điểm của Blogger:

  • Miễn phí tên miền và hosting.
  • Dễ dàng sử dụng đối với tất cả mọi người và không cần phải biết về lập trình.
  • Cho phép bạn thêm các mẫu giao diện ngoài các theme mặc định do Blogger cung cấp.
  • Do Google chịu trách nhiệm nên bạn có thể yên tâm về độ bảo mật cũng như hiệu suất.
  • Điểm nổi bật nhất theo mình thấy ở Blogger là cho phép bạn có thể kiếm tiền bằng cách đặt quảng cáo ở trên Blog.
  • Cho phép bạn có thể thay đổi tên miền của riêng mình.
  • Tối ưu hoá cho SEO.
  • Không giới hạn lưu lượng truy cập.

Nhược điểm của Blogger:

  • Chỉ hỗ trợ bằng forum.
  • Không có nhiều tính năng nâng cao để quản lý blog.

Blogger

2) Medium

Medium được thành lập vào năm 2012 bởi Evan Williams (người sáng lập blogger và twitter) và hiện đang có hơn 60 tiệu khách hàng sử dụng. Nó là một nền tảng blog mạng xã hội cho phép chia sẻ các thông tin, kiến thức, quan điểm của mình đến với mọi người một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn chỉ cần việc viết còn mọi thứ cứ để Medium lo. Điểm mình thấy nổi bật nhất cũng như buồn nhất là nó cho phép bạn có thể kiếm tiền khi có hơn 100 người đăng ký nhưng do sử dụng cổng thanh toán Stripe nên quốc gia Việt Nam của chúng ta chưa được hỗ trợ (do đó không thể kiếm được tiền các bạn ạ).

Ưu điểm của Medium:

  • Không cần phải mất bất kỳ chi phí nào khi tạo blog.
  • Công cụ quản lý blog thân thiện với người mới bắt đầu.
  • Cho phép chia sẻ bài viết lên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau.
  • Có số lượng độc giả rộng lớn.
  • Cung cấp các tính năng hỗ trợ SEO.
  • Cho phép người dùng có thể đăng ký email để nhận các thông tin mới nhất từ blog của bạn.
  • Chỉnh sửa giao diện dễ dàng.
  • Cung cấp sẵn sub domain.

Nhược điểm của Medium:

  • Bạn phải biết tiếng Anh.
  • Không thể bật kiếm tiền cho quốc gia Việt Nam.

Medium

3) WordPress

WordPress có thể xem là một trong những nền tảng quản trị nội dung(CMS) được sử dụng phổ biến nhất dành cho việc phát triển blog và website. Nó là mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP bởi Matt Mullenweg và Mike Little vào năm 2003. Hiện nay có hơn 43% website trên thế giới đang sử dụng WordPress. Nó cung cấp đầy đủ từ các tính năng từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn quản lý blog tốt hơn.
Tuy nhiên để sử dụng wordpress thì bạn cần phải mua tên miền và hosting nha. Và theo mình thấy thì đa số các hosting ngày nay đều hỗ trợ cài đặt wordpress một cách nhanh chóng và dễ dàng. Nếu bạn muốn xây dựng một trang blog chuyên nghiệp với nhiều tính năng hỗ trợ thì mình nghĩ WordPress là một phương án tốt nhất.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết chọn hosting nào tốt cho WordPress thì hãy truy cập đường dẫn bên dưới nha.
Hosting Tốt Nhất Dành Cho WordPress 2022

Ưu điểm của WordPress:

  • Xây dựng blog với chi phi rẻ.
  • Cung cấp nhiều plugin và theme dành cho blog.
  • Cộng đồng hỗ trợ rộng lớn.
  • Phù hợp với hầu hết các bạn mới bắt đầu phát triển blog.
  • Thân thiện với SEO.
  • Cho phép bạn toàn quyền kiểm soát trang blog của mình.
  • Trình chỉnh sửa dễ sử dụng.
  • Mã nguồn mở.

Nhược điểm của WordPress:

  • Sẽ dễ dàng bị chiếm quyền kiểm soát website nếu như bạn cài đặt các plugin hay theme không rõ nguồn gốc.
  • Mất khá nhiều thời gian để người mới có thể thiết kế, phát triển và duy trì blog với WordPress.

WordPress

4) Tumblr

Tumblr là một nền tảng blog phù hợp cho các dạng bài viết ngắn được thành lập năm 2007 bởi David Karp. Nó khác với mấy nền tảng ở trên là không chú trọng vào việc xuất bản đơn thuần mà chủ yếu tập trung phát triển thành nơi chia sẻ các bài viết của blogger theo xu hướng mạng xã hội. Điểm nổi bật của nó là hoàn toàn miễn phí, có lượng đọc giả rộng lớn và có thể chia sẻ nhiều dạng bài viết khác nhau như chữ, hình ảnh, video…

Ưu điểm của Tumblr:

  • Miễn phí tên miền, chứng chỉ SSL và hosting lưu trữ blog.
  • Giao diện thân thiện, chỉnh sửa dễ dàng.
  • Không hiển thị quảng cáo trên blog của bạn.
  • Cung cấp các tính hữu ích phát triển blog như lên lịch đăng bài…
  • Dễ dàng sử dụng cho tất cả mọi người.
  • Chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội phổ biến.

Nhược điểm của Tumblr:

  • Không cung cấp nhiều công cụ tinh chỉnh blog.
  • Bạn không toàn quyền sở hũu blog

Tumblr

5) Ghost

Ghost là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí được viết bằng Javascript bởi John O’Nolan vào năm 2013. Với mục tiêu phát triển là xây dựng một nền tảng chuyên về blogging và cung cấp các tính năng được đơn giản hoá giúp phù hợp với tất cả mọi người. Hiện nay có rất nhiều công ty hàng đầu đang sử dụng Ghost cho trang blog của mình như là cloudflare, mozilla, openAI, unsplash…
Cũng giống như WordPress là nếu bạn muốn sử dụng thì cần phải mua tên miền và hosting. Nếu bạn không tìm được hosting ưng ý thì có thể sử dụng dịch vụ lưu trữ blog của ghost với giá khoảng $9/ tháng.

Nếu bạn cần tìm hosting lưu trữ blog cho ghost thì theo mình nghĩ bạn nên sử dụng digital ocean với giá chỉ khoảng $5 và ngoài ra bạn còn được tặng thêm $100 sử dụng dịch vụ khi tạo tài khoản mới.

Ưu điểm của Ghost:

  • Cho phép bạn toàn quyền tinh chỉnh và quản lý website.
  • Là một CMS chuyên dành cho viết blog.
  • Cung cấp nhiều tiện ích cho việc phát triển blog.
  • Có nhiều theme miễn phí.
  • Tốc độ nhanh.
  • Tài liệu chi tiết và đầy đủ.
  • Cung cấp công cụ quản lý membership.
  • Hỗ trợ AMP.

Nhược điểm của Ghost:

  • Cần phải biết một chút kiến thức kỹ thuật khi bạn tự lưu trữ blog trên các hosting khác ghost.
  • Có một số tính năng bị giới hạn.

Ghost

6) Weebly

Weebly là một nền tảng xây dựng blog miễn phí được thành lập vào năm 2006. Theo mình điểm đặc biệt của nó là dù không cần biết quá nhiều kiến thức về thiết kế nhưng vẫn tạo được trang blog đẹp mắt thông qua các tính năng hữu ích của Weebly như drag and drop site builder, cung cấp công cụ chỉnh sửa hình ảnh, tuỳ chỉnh HTML CSS Javascript, tạo các hiệu ứng chuyển động cho đối tượng trong website….

Ưu điểm của Weebly:

  • Miễn phí chứng chỉ SSL.
  • Tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm.
  • Nhiều theme có thiết kế đẹp mắt.
  • Giao diện dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu.
  • Dễ dàng tích hợp các tính năng cho blog.

Nhược điểm của Weebly:

  • Một số tính năng bị giới hạn trong phiên bản miễn phí.
  • Phải sử dụng gói trả phí mới được sử dụng tên miền cho blog.

Weebly

Tổng kết:

Qua đây mình mong bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn những nền tảng miễn phí tốt nhất dành cho blog và nếu có thắc mắc gì cứ gửi email mình sẽ phản hồi sớm nhất có thể. Rất mong bạn tiếp tục ủng hộ trang web để mình có thể viết nhiều bài hay hơn nữa nhé. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!