Top 12 một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mới nhất năm 2022
Dưới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non hay nhất do chính tay đội ngũ leading10 chúng tôi biên soạn và tổng hợp:
Mục Lục
1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non – Kinh nghiệm dạy học
Tác giả: kinhnghiemdayhoc.net
Ngày đăng: 12/10/2019 10:49 PM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 44796 đánh giá)
Tóm tắt: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non
Khớp với kết quả tìm kiếm: , phối kết hợp với cha mẹ học sinh hộ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng để giảm tỷ lệ …. read more
2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non – Tài liệu text
Tác giả: text.123docz.net
Ngày đăng: 12/02/2019 01:15 AM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 53191 đánh giá)
Tóm tắt: rõ được tầm quan trọng của chủ đề trách nhiệm của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng
Khớp với kết quả tìm kiếm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non · 1. Xây dựng kế hoạch để xác định bước đi cho từng học kỳ, cả năm học và các · 2. Tổ ……. read more
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và duy trì Phổ cập GDMNTNT ở đơn vị …
Tác giả: bacha.edu.vn
Ngày đăng: 09/01/2019 02:13 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 63568 đánh giá)
Tóm tắt: Chúng ta đã biết lứa tuổi mầm non là tuổi vàng của sự phát triển, việc chăm sóc giáo dục đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Đặc biệt việc chúng ta đạt được mục tiêu PCGDMNTNT: “Bảo đảm hầu hết trẻ em năm tuổi ở mọi vùng miền được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp 1” là một trong những nội dung quan trọng đảm bảo nền tảng, hành trang tốt cho trẻ học lớp 1 tại trường Tiểu học. Nhà trường đã đưa ra các cách làm hay, các việc làm sáng tạo. Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và duy trì Phổ cập GDMNTNT ở đơn vị trường vùng khó khăn và điểm lẻ.Một là, làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo. Hằng năm nhà trường luôn quán triệt thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi (PCGDMNTNT) phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương như Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2014. Nghị định về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Thông tư số: 07/2016/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 03 năm 2016. Thông tư Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.Đồng thời chủ động tam mưu với cấp ủy Đảng chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện tốt công tác Phổ cập giáo dục chung trong toàn xã và các văn bản duy trì Phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi của nhà trường. Đặc biệt là công tác tham mưu được thực hiện và triển khai trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã về công tác gáo dục.Làm tốt công tác tập huấn và hướng dẫn giáo viên trong nhà trường phụ trách phần mềm Phổ cập giáo dục hằng năm cập nhật số liệu Phổ cập giáo dục đúng tiến độ. Đúng quy trình. Hằng năm tổ chức điều tra, cập nhật kịp thời các thông tin biến động về trẻ trong độ tuổi trên địa bàn. Việc tổ chức điều tra, lập phiếu điều tra có sự tham gia đồng thời của 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn; số liệu đảm bảo tính thống nhất, liên thông giữa các cấp họcHai là, làm tốt công tác huy động tối đa trẻ mầm non đến trường. Nhà trường luôn chủ động trong việc tham mưu với cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương ban chỉ đạo PCGD xã; Hội cha mẹ trẻ, rà soát trẻ 0-5 tuổi trên địa bàn. Phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương trong xã, các ban ngành đoàn thể, trưởng các thôn bản thực sự vào cuộc trong việc vận động cha mẹ trẻ cho con ra lớp và đi học chuyên cần. Đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, quan tâm chăm lo đặc biệt đến trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, huy động trẻ khuyết tật học hòa nhậpXây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đảm bảo duy trì và phát triển số lượng trường, lớp, trẻ trong độ tuổi ra lớp theo giai đoạn và từng năm học cụ thể; chính xác.Ba là, đổi mới công tác chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.Nhà trường đã chỉ đạo các lớp nhóm thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ kết hợp với nhà trường sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ để tổ chức ăn bán trú cho 100% số trẻ trong toàn trường có hiệu quả. Phối hợp với các bậc phụ huynh học sinh tham gia cùng nhà trường tích cực trồng rau xanh đưa vào bữa ăn cho trẻ. Huy động phụ huynh tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các chế độ chính sách cho trẻ tại trường.Chỉ đạo tốt việc thực hiện Chương trình GDMN học 2 buổi/ngày ở 100% các nhóm/lớp, đặc biệt là ở các lớp mẫu giáo ghép. Chú trọng việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ là người dân tộc thiểu số.Chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động. Đặc biệt là công tác giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tích cực ứng dựng công nghệ thông tin, các phần mềm, các trò chơi Kmatr vào giảng dạy trẻ. Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên xác định rõ trọng tâm mục tiêu của lớp mẫu giáo ghép.Tổ chức hiệu quả các hội thi: Giáo viên dạy giỏi các cấp. Hội thi cho học sinh như “Giao lưu ngày hội thể thao của bé” . Hội thi: “Tài năng tiếng Việt nhí” Hội thi “Chung tay phát triển trẻ thơ toàn diện” Hội thi “Hành trang cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1”…Chọn những giáo viên có năng lực tay nghề dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở các nhóm lớp, kịp thời khen thưởng các phong trào thi đua, biểu dương các cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ và các phong trào.Bốn là, làm tốt công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường cơ sở vật chất: Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng môi trường sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và phù hợp với trẻ bao gồm môi trường trong lớp học và ngoài lớp học đồng bộ từ trường chính đến các phân hiệu thông qua việc tổ chức hội thi xây dựng lớp học đẹp, phân hiệu đẹp tại các lớp nhóm và phân hiệu trong toàn trường. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi để tổ chức các hoạt động giáo dục và giúp trẻ tích cực thực hành, khám phá, trải nghiệm hằng ngày phù hợp chủ đề. Đồng thời đa dạng, phong phú các loại đồ dùng, đồ chơi để khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau. Các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương được tận dụng hợp lý và sử dụng hiệu quả. Xây dựng môi cho trẻ trải nghiệm các mô hình vườn cổ tích, góc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, góc thư viện. Khu vực chơi và trải nghiệm với các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.Môi trường xã hội: Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng mối quan hệ lớp học thân thiện. Tạo mối quan hệ tốt giữa cô-trẻ, giữa trẻ-trẻ, giữa cô-cô và giữa cô-cha mẹ trẻ. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn xung quanh phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo.Năm là, Phối kết hợp với các bậc phụ huynh làm tốt công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, công tác huy động xã hội hóa giáo dục. Chỉ đạo giáo viên xác định mối quan hệ gia đình thứ nhất và gia đình thứ hai lớp học thân thiện, luôn thật khăng khít và bền chặt, nhằm làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ một cách đúng hướng, đồng thời tạo môi trường cần thiết cho sự lớn lên của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Các nội dung được thực hiện qua các giờ đón trả trẻ, thông qua các nhóm Facebook, Zalo của các lớp học trong trường…qua trang này đăng tải giới thiệu, cập nhật những nội dung chăm sóc giáo dục theo quan điểm giáo dục mới. Vận động phụ huynh tham gia vào các hoạt động của lớp, như các Hội thi, các ngày lễ, hội…của địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục để phát triển giáo dục, thực hiện hiệu quả Các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và duy trì Phổ cập GDMNTNT ở nhà trường vùng khó khăn và điểm lẻ. Huy động cha mẹ chung tay chăm sóc trẻ, góp sức xây trường xanh. Nhà trường luôn tin tưởng rằng với sự đoàn kết, quyết tâm, đổi mới, sáng tạo của đội ngũ các bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Sự chỉ đạo sát xao của đơn vị chủ quản Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Hà cùng các cấp lãnh đạo. Sự vào cuộc của cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh và cộng đồng việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và duy trì Phổ cập GDMNTNT ở đơn vị trường vùng khó khăn và điểm lẻ của nhà trường sẽ luôn thực hiện tốt và là nền tảng vững chắc cho trẻ vào học lớp 1 tại trường Tiểu học./. Nguyễn Thị Liên – Trường MN Lùng Phình 2
Khớp với kết quả tìm kiếm: Chúng ta đã biết lứa tuổi mầm non là tuổi vàng của sự phát triển, việc chăm sóc giáo dục đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự ……. read more
4. Trường Mầm non Vĩnh Hưng: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non – Tin nổi bật – Cổng thông tin điện tử Quận Hoàng Mai
Tác giả: hoangmai.hanoi.gov.vn
Ngày đăng: 08/11/2021 10:02 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 18582 đánh giá)
Tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non
Khớp với kết quả tìm kiếm: Giáo dục mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Để chuẩn bị khâu ……. read more
5. Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ nhà trẻ | Xemtailieu
Tác giả: mndaihung.pgddailoc.edu.vn
Ngày đăng: 08/30/2020 10:13 PM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 58222 đánh giá)
Tóm tắt: Xemtailieu là thư viện tại liệu, giáo trình, bài giảng, ebook, khoá luận dành cho học tập.
Khớp với kết quả tìm kiếm: Mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giúp cho trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ hình thành cho trẻ các yếu tố đầu tiên của nhân cách còn người ……. read more
6. ‘‘Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi …
Tác giả: mnsangmoc.vonhai.edu.vn
Ngày đăng: 04/07/2020 03:18 AM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 30305 đánh giá)
Tóm tắt: PHẦN 1: MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.a. Lý do về mặt lý luận: Chủ tịch Hồ chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta lúc sinh thời người đã nói “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”. Trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước. Đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều tiềm ẩn một tài năng nhất định, để tài năng ấy được phát huy đòi hỏi bậc làm cha làm mẹ, cũng như thầy cô giáo phải là người định hướng cho chúng ngay từ những bước đi đầu đời. Để trở thành người xứng đáng kế thừa sự nghiệp của dân tộc, mỗi công dân nhỏ không chỉ được trang bị về tri thức, đạo đức mà còn phải được rèn luyện cả sức khỏe. Muốn có sức khỏe tốt thì không thể không kể đến một yếu tố tiên quyết, được gắn với các hoạt động vui chơi của trẻ mầm non chính là nội dung giáo dục phát triển vận động. Giáo dục phát triển vận động giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển con người một cách toàn diện, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Đồng thời, đây cũng là điều kiện tất yếu giúp trẻ có thể trạng tốt và khỏe mạnh hơn, giúp chúng thoải mái tinh thần và ăn ngon miệng, tăng cường sức khỏe và hoạt động tư duy. Với vai trò là người lái đò tri thức, chúng ta – những giáo viên Mầm non cần phải quan tâm đến việc phát triển vận động cho trẻ để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Nhận thức được tầm quan trọng của nội dung giáo dục phát triển vận động đối với trẻ của mình, tôi và các giáo viên trong trường Mầm non Quý Sơn số 1 đã nhiều lần xây dựng nội dung giáo dục phát triển vận động, nhằm cải thiện và tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bên cạnh sự giúp đỡ của BGH nhà trường về đầu tư đồ dùng học tập và nhận được sự ủng hộ của không ít các bậc phụ huynh, song những khó khăn mà tôi và các đồng nghiệp gặp phải cũng không hề nhỏ. Có lẽ, do giáo viên chúng tôi còn thiếu linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động. Mặt khác, dù đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất nhưng vẫn còn thiếu không ít các đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học của cô và trò; nhiều trẻ và nhiều bậc phụ huynh dù đã được các cô hướng dẫn, tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động, vậy mà vẫn chưa nhận thức được và chưa có sự hợp tác.b. Lý do về mặt thực tiễn: Trong quá trình dự giờ một số lớp 5 – 6 tuổi tôi nhận thấy rằng, tổ chức giáo dục phát triển vận động của trẻ phát triển chưa đồng đều. Khi thực hiện vận động cơ bản trẻ chưa thể hiện đúng các kỹ năng của vận động. Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn thực hiện các vận động cơ bản. Cô giáo thì vẫn chưa thật chú trọng đến việc cá nhân trẻ thực hiện vận động như nào cho đúng, chưa đa dạng đồ dùng đồ chơi cho hoạt động để gây hứng thú cho trẻ. Cô giáo thì chưa đa dạng các trò chơi vận động. Ở gia đình bố mẹ đôi khi còn bận nhiều công việc, vẫn chưa chú trọng đến việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Từ thực tế trên, bản thân là một giáo viên phụ trách lớp 5 – 6 tuổi và là tổ trưởng tổ chuyên môn, tôi rất băn khoăn và suy nghĩ mình phải làm gì để nội dung giáo dục phát triển vận động đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, trong năm học 2018 -2019 tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1” để tiếp tục nghiên cứu và góp phần thực hiện tốt hoạt động của lớp, của trường nói riêng và của ngành học nói chung hiện nay.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống và đề xuất một số biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Qúy Sơn số 1 nói riêng, cũng như các trường Mầm non trong huyện Lục Ngạn nói chung. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.3.1. Khách thể: – Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1, từ đó đưa ra nhưng biện pháp phù hợp nhất.3.2. Đối tượng: – Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5- 6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1.4. Giả thuyết khoa học. Nếu giáo viên chịu khó đầu tư, tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp dạy trẻ thì sẽ gây được hứng thú cho trẻ, thêm vào đó là giáo viên đề xuất được những biện pháp tác động hợp lý thì sẽ nâng cao chất lượng tổ chức giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và có một thể lực tốt nhất để phát triển về mọi mặt của trẻ.5. Nhiệm vụ nghiên cứu.Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này tôi đề ra 3 nhiệm vụ cơ bản sau:Xây dựng cơ sở lý luận về việc tổ chức nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ ở lớp A1 trường mầm non Qúy Sơn số 1.Điều tra thực trạng tổ chức nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ tại lớp A1 trường mầm non Qúy Sơn số 1.Phân tích thực trạng để đưa ra ý kiến, đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1.6. Phạm vi nghiên cứu- Phạm vi nghiên cứu: Quá trình tổ chức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trẻ mẫu giáo lớp 5 – 6 tuổi tại lớp A1 trường mầm non Qúy Sơn số 1. – Thời gian: Từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019 tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1.7. Phương pháp nghiên cứu.Để làm sáng kiến này tôi sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp phân tích sản phẩm. Phương pháp thống kê toán học.8. Cấu trúc của đề tài: Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài2. Mục đích nghiên cứu3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu4. Giả thuyết khoa học5. Nhiệm vụ nghiên cứu6. Phạm vi nghiên cứu7. Phương pháp nghiên cứu8. Cấu trúc của đề tàiPhần II: Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.Chương II: Thực trạng của việc tổ chức nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp A1 trường mầm non Qúy Sơn số 1.Chương III: Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1. Phần III: Kết luận và kiến nghị1. Kết luận2. Kiến nghị PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.1. Cơ sở lí luận Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh và là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Về mặt thể chất giáo dục phát triển vận động tăng cường bảo vệ sức khỏe và góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non: Việc thực hiện các bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát triển nhận thức (tăng cường hiểu biết; làm phong phú biểu tượng; về bài tập vận động), giáo dục phát triển tình cảm kỹ năng xã hội (tình cảm, thái độ phù hợp với việc luyện tập vận động … Hình thành các phẩm chất nhân cách cần thiết của người lao động…), giáo dục phát triển thẩm mỹ (nhận thức đúng về cái đẹp trong trang phục luyện tập, các động tác vận động, có mong ước tạo ra cái đẹp trong luyện tập vận động ….) và giáo dục lao động cho trẻ mầm non khi tham gia chuẩn bị địa bàn, các dụng cụ luyện tập đúng chỗ đúng qui định, quí trọng sức lao động của người khác …Mục tiêu của nội dung giáo dục phát triển vận động là nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non, giúp cho cơ thể trẻ phát triển tố chất nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em.Cải thiện, tăng cường các điều kiện phục vụ cho nội dung giáo dục phát triển vận động, chuẩn hóa, đầu tư xây dựng mô hình điểm về môi trường hoạt động cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường tốt phục vụ cho việc tổ chức nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ. “ Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”Trẻ em của ngày hôm nay rồi sẽ trở thành chủ nhân của thế giới trong tương lai. Liệu những chủ nhân đó rồi sẽ làm gì cho thế giới ngày mai? Điều đó phụ thuộc vào mỗi bản thân của mỗi chúng ta đã ươm trồng, chăm sóc những mầm non đó ra sao đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đứng hàng đầu trên thế giới vẫn phải đầu tư cho giáo dục đến như vậy. Năm 2019 là năm mở ra một thời đại mới. Vậy những con người đang sống phải được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực và sự tự tin để thích ứng với một xã hội phát triển nhanh đến chóng mặt như hiện nay. Đặc biệt là sự phát triển thể lực của trẻ thông qua nội dung giáo dục phát triển vận động.2. Cơ sở thực tiễnLà một giáo viên nhiều năm dạy lớp 5 tuổi tôi càng thấy được lợi ích to lớn khi thực hiện tốt nội dung giáo dục phát triển vận động này, nếu hoạt động được thực hiện tốt, có hiệu quả thì sẽ góp phần lớn vào thực hiện được mục tiêu giáo dục, nhưng với thực tế để thực hiện tốt nội dung giáo dục phát triển vận động này cũng không hề dễ dàng. Trường mầm non nơi tôi công tác là một trường nhiều năm đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện, trong nhiều năm qua nhà trường luôn được các cấp các ngành quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, kết hợp với công tác xã hội hóa giáo dục cùng với sự năng động nhiệt tình của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên lên trường đã được cấp phát và mua sắm tương đối nhiều đồ dùng phục vụ cho trẻ trong việc phổ cập giáo dục mầm non.Bản thân luôn có ý thức tự học tập và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do trường, do cụm sinh hoạt chuyên môn và do phòng tổ chức. Trẻ nhanh nhẹn thông minh và được bố mẹ quan tâm. Tuy nhiên bên cạnh đó thì việc dạy trẻ hoạt động phát triển vận động còn mờ nhạt, chưa phong phú các trò chơi vận động do ý thức của giáo viên truyền thụ kiến thức tới trẻ hời hợt, chưa sâu, chưa chuẩn, đôi khi còn lệch lạc. Tài liệu hướng dẫn, đồ dùng trực quan cho cô và trẻ hoạt động còn ít. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC TỔ CHỨC NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI LỚP A1 TRƯỜNG MẦM NON QUÝ SƠN SỐ 1Xét thực tế tại trường, lớp và năng lực bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:1. Đặc điểm tình hình:* Thuận lợiPhòng GD&ĐT Lục Ngạn luôn quan tâm tạo điều kiện bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là nội dung giáo dục phát triển vận động.Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất để bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Với 13 năm công tác bản thân tôi luôn cố gắng phấn đấu hết mình vì sự nghiệp trồng người với 12 năm liền trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, liên tục đỗ giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, đó cũng là những thuận lợi cho tôi nắm chắc phương pháp chuyên môn của độ tuổi. Bản thân luôn năng động, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên có rất nhiều thuận lợi trong công tác giảng dạy và thường xuyên được tham gia dự giờ các tiết dạy mẫu do trường, do cụm sinh hoạt chuyên môn cũng như do phòng tổ chức, bản thân thường xuyên học hỏi đồng nhiệp qua các giờ hoạt động giáo dục phát triển vận động và tự tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ. Đó cũng là cơ hội giúp tôi rèn luyện bản thân và nâng cao hơn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình trong công tác giảng dạy. 100% trẻ đã qua lớp 4 tuổi nên đã có nề nếp trong học tập. Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động và học sinh thì tích cực tham gia các hoạt động. Đồ dùng phục vụ cho nội dung giáo dục phát triển vận động đã đủ theo quy định.* Khó khăn Trường Mầm non Quý Sơn số 1 hiện nay đang trong giai đoạn thi công xây dựng lớp học, liên tiếp xây dựng 12 phòng học nhà cao tầng. Nên diện tích sân trường bị thu nhỏ, chỗ cho trẻ hoạt động nội dung giáo dục phát triển vận động còn nhiều hạn chế. Trường mầm non Quý Sơn số 1 chưa có phòng tập thể chất cho trẻ tập vào những hôm trời nắng to (trời mưa), phòng học còn quá chật hẹp sân chơi vận động ngoài trời còn thiếu, rất chật hẹp so với số lượng trẻ, đồ dùng dụng cụ thể dục chưa phong phú. Môi trường giáo dục phát triển vận động, đồ dùng đồ chơi chưa đa dạng. Kỹ năng thực hiện một số vận động cơ bản của trẻ chưa chính xác. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Nhận thức của phụ huynh về nội dung giáo dục phát triển vận động chưa đúng mức. Trong một số hoạt động phát triển vận động giáo viên chưa thực sự linh hoạt sáng tạo trong quá trình tổ chức. Trường có nhiều điểm lẻ cách xa nhau nên việc học tập, trao đổi kinh nghiệm của bản thân và hợp tác làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn khó khăn.Khi làm đồ dùng đồ chơi giáo viên phải tình toán đến kinh phí, nguyên liệu khó tìm, số lượng đồ dùng để phục vụ cho 1 tiết học nhiều. Số lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn ít, đơn sơ mà giá thành lại cao. 2. Thực tế của đối tượng nghiên cứu :* Khảo sát chất lượng đầu vào của học sinh: Trước khi triển khai nghiên cứu đề tài tôi đã khảo sát chất lượng của trẻ trong lớp tôi phụ trách. Kết quả khảo sát như sau:Tổng số trẻ: 39 cháu.Nội dungSố trẻ thực hiện tốtSố trẻ thực hiện chưa tốtGhichúTS%TS%Trẻ thực hiện các bài tập phát triển nhóm cơ và hô hấp14/ 3936 %25/3964% Các kỹ năng đi và chạy thăng bằng của trẻ18/3946 %21/3954% Các kỹ năng bật nhảy của trẻ 16/3941 %23/3959% Các kỹ năng ném chuyền tung bắt của trẻ16/3941 %23/3959% Các kỹ năng bò và trèo của trẻ19/3949 %20/1951% Các kỹ năng thực hiện các vận động tinh16/3941 %23/3959% * Nhận xét: Kết quả khảo sát chưa cao, thể hiện việc trẻ tiếp nhận nội dung giáo dục phát triển vận động còn nhiều hạn chế. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI LỚP A1 TRƯỜNG MẦM NON QUÝ SƠN SỐ 1I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mẫu giáo A1 do tôi phụ trách và qua thăm dò, qua kết quả khảo sát trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp khiến trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động, thực hiện tốt các vận động để nâng cao được chất lượng nội dung giáo dục phát triển vận động. Cụ thể bằng các biện pháp sau:1. Biện pháp 1: Rà soát đồ dùng đồ chơi, kiểm tra môi trường phục vụ cho nội dung giáo dục phát triển vận động. Ngay khi bước vào đầu năm học tôi đã tiến hành rà soát đồ dùng đồ chơi của hoạy động từ những đồ dùng phục vụ trẻ thực hiện các vận động cơ bản như cổng chui, ghế thể dục, cột ném bóng, bục bật sâu… đến các đồ dùng sử dụng trong bài tập phát triển chung như: Vòng thể dục, gậy thể duc…, rồi đồ chơi thực hiện các vận động tinh, các trò chơi vận động như: Khối gỗ, dây thừng, đồ chơi bôling, bóng …đến những đồ chơi có trên sân phát triển vận động ngoài trời. Kết quả rà soát như sau: Các đồ dùng phục vụ cho bài tập phát triển chung, vận động cơ bản, vận động tinh cơ bản đã đầy đủ xong chưa đa dạng và phong phú. Đồ dùng phát triển vận động ngoài trời cũng đủ theo quy định xong cũng chưa phong phú và đẹp mắt. Môi trường về hoạt động phát triển vận động trong và ngoài lớp thì còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn trẻ. Từ đó tôi xây dựng kế hoạch mua sắm bổ xung , tự làm đồ dùng, xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phục vụ chuyên đề.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động với các chỉ tiêu và yêu cầu cần đạt một cách cụ thể, chi tiết từ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường, chất lượng giáo dục phát triển vận động cũng như lựa chọn nội dung các chỉ số cụ thể trong lĩnh vực phát triển thể chất…. và có các giải pháp để thực hiện các chỉ tiêu đó. Xây dựng kế hoạch hàng tháng cụ thể. Mỗi tháng tối thiểu tổ chức cho trẻ hoạt động có chủ đích ngoài trời 1 lần. Tôi đã phấn đấu thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.3. Biện pháp 3: Tham mưu mua sắm đồ dùng đồ chơi và tự làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho nội dung giáo dục phát triển vận động. Sau khi rà soát đồ dùng, xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động một cách chi tiết cụ thể, có sự phê duyệt của ban giám hiệu. Tôi đã tiến hành tham mưu với ban giám hiệu mua sắm bổ sung đồ chơi phát triển vận động cho trẻ. Xây dựng kế hoạch mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ chuyên đề trình Ban giám hiệu, khi đã được ban giám hiệu phê duyệt góp ý chỉnh sửa bổ sung tôi tiến hành triển khai họp phụ huynh bàn về vấn đề mua sắm thêm và bổ xung một số đồ dùng đã cũ, hỏng của lớp như cột ném bóng, bục bật sâu, ghế thể dục, vòng thể dục… Được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh tôi đã tiến hành đăng ký mua sắm bổ sung đồ dùng cho hoạt động phục vụ cho trẻ hoạt động. Ngoài ra tôi còn tự sáng tạo và làm một số đồ dùng phục vụ hoạt động của trẻ như: Bò chui, vượt qua chướng ngại vật, ném trúng đích, túi đấm bốc, ném bóng vào xô, đồ chơi đan tết, túi cát….. (Đồ chơi đấm bốc và ném vòng)4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường phát triển vận động trong và ngoài nhóm lớp.* Môi trường trong lớp học: Với thực tế phòng học của lớp 5 Tuổi A1 rất chật hẹp tôi phải lựa chọn hợp lý không gian cũng như sắp xếp đồ dùng sao cho hợp lý, ngăn nắp, khoa học và tiện lợi khi trẻ hoạt động. Tôi đã sử dụng các móc treo tường để treo đồ dùng đồ chơi như: Sỏi, hột hạt… phục vụ cho các trò chơi phát triển vận động tinh, để trẻ dễ lấy và cũng không mất diện tích chơi của trẻ, hay sử dụng khoảng hiên gần góc để bố trí các đồ dùng cho trẻ thực hiện vận động thô… Ngoài ra tôi thường trang trí tranh ảnh theo chủ đề và luôn thay đổi vị trí các góc chơi để tạo sự hứng thú cho trẻ, xây dựng góc vận động thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp. Tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi đi trên ghế thể dục không?… * Môi trường ngoài lớp học: Sắp xếp các khu vực đảm bảo cho nội dung giáo dục phát triển vận động của trẻ như: Khu có bóng mát tôi bố trí cho trẻ chơi theo ý thích, nhảy lò cò, đuổi bắt, ôn luyện các vận động cơ bản…. tôi vẽ các hình, làm các đường zích zắc, các ô bật tách…. để trẻ chơi theo ý thích mà vẫn ôn luyện được các kỹ năng vận động. Khu vực để đồ chơi ngoài trời tôi bố trí kê để sao cho hợp lý giữa các đồ chơi để trẻ hứng thú và chơi an toàn, hoặc khu vực chơi với cát, nước, vật liệu thiên nhiên tôi để bể cát nước, các chai lọ, lá cây, phấn sỏi… để trẻ chơi, hay khu vực chơi dân gian tôi để một số đồ chơi như bao bố, bóng, vòng để trẻ chơi trò chơi ném bóng, vòng , nhảy bao bố, cắp cua….5. Biện pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức rèn phát triển vận động cơ bản cho trẻ.* Rèn trẻ trong giờ hoạt động phát triển vận động.Đây được coi là hình thức cơ bản để tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo, trong giờ giáo viên cung cấp rèn luyện những kỹ năng kỹ xảo vận động có mục đích có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch. Nhiệm vụ chuyên biệt của giờ học là hình thành những kỹ năng vận động đúng qua đó phát triển tố chất thể lực cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã rất chú ý khi thực hiện từng bước như sau: Bước 1: Lựa chọn nội dung cho giờ vận động đó là việc xác định đúng nội dung trọng tâm, nội dung hỗ trợ (Bài tập phát triển chung, các trò chơi vận động, khởi động hồi tĩnh… về cơ bản đây là những bài tập vận động mà trẻ đã được làm quen). Riêng nội dung trọng tâm đó là các bài tập vận động cơ bản của phần trọng động phần này tôi lựa chọn theo nguyên tắc hệ thống, phát triển và vừa sức. Ví dụ: nguyên tắc hệ thống: Các vận động này được lựa chọn trong kế hoạch tuần, kế hoạch tháng, kế hoạch giáo dục năm học… . Bước 2: Khi đã lựa chọn được nội dung việc tiếp theo là xây dựng cấu trúc của các giờ vận động được đảm bảo 3 phần khởi động trọng động và hồi tĩnh mỗi phần giải quyết một nhiệm vụ nhất định phù hợp với việc lựa chọn, sắp xếp bài tập vận động. Bước 3: Tiến hành giờ học: Trong giờ học tôi thường sử dụng các phương tiện khác nhau như: Trống lắc, xắc xô, hay âm nhạc làm tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ, kết hợp khẩu lệnh, mệnh lệnh rõ ràng rứt khoát và lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ. Trong phần trọng động ở bài tập phát triển trung với các động tác mới tôi thường tập cùng trẻ để trẻ nhuần nhuyền các động tác nếu là vận động cũ tôi cho trẻ tự tập hoặc kết hợp nhạc, hay sáng tạo thành bài tập Erobic và kết hợp với nơ, vòng, gậy thể dục…. như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú từ đó trẻ tiếp thu kỹ năng tốt. Ảnh trẻ tập bài tập phát triển chung với vòng thể dục Sang vận động cơ bản với các vận động mới tôi hướng dẫn trẻ tỉ mỉ kết hợp với đồ dùng trực quan vì trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan gián tiếp). Khi giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với động tác mới Ảnh cô tập mẫu trên đồ dùng trực quan Khi tổ chức cho trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản tôi lựa chọn các nhiều hình thức tập luyện như sau: Tập cá nhân: Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập.Ảnh trẻ tập cá nhânTập cả lớp – nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3-5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập và cũng đảm bảo được thời gian với lớp có sĩ số cao. Ảnh trẻ tập nối tiếp trong bài tập Tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách.Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. Tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập.Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ Ảnh trẻ cùng cô nhảy lò cò Sau vận động chuyển sang trò chơi vận động (nếu có): Với lứa tuổi 5-6 tuổi tôi cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi của trò chơi và có thể cho trẻ tự phân vai chơi… tôi thường lựa chọn những trò chơi dân gian hấp dẫn với trẻ đảm bảo được vận động không cùng dạng với vận động cơ bản VD: Khi vận động cơ bản là “Ném xa bằng một tay” Tôi lựa chọn trò chơi dân gian mèo đuổi chuột tôi thấy trẻ rất hứng thú khi được chơi các trò chơi dân gian. Ảnh trẻ hứng thú chơi trò chơi vận động Chuyển sang hồi tĩnh: Tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái cho trẻ bằng các bản nhạc, hoặc cho trẻ đi tự do trên bãi tập.* Rèn luyện trong các góc chơi vận động:Trong góc chơi tôi thường tổ chức theo kế hoạch tuần, kế hoạch chủ đề các trò chơi được thay đổi đảm bảo được mục đích rèn luyện các kỹ năng vận động thô và các vận động tinh, đồ dùng đồ chơi được bổ xung và thay đổi tạo nên sự hứng thú cho trẻ từ đó trẻ tập luyện một cách tự nhiên tích cực thoải mái mà giáo viên lại đạt được mục đích của mình DV: Chủ đề động vật tôi cho trẻ chơi các trò chơi rèn luyên vận động tinh như: Cắp cua, xếp chuồng thú, xếp hình con vật, tô màu, cắt dán đúng hình con vật… rèn luyện các vận động nội dung tập luyện có chủ đích * Rèn luyện qua các giờ phát triển vận động có chủ đích ngoài trời:Việc rèn luyện các kỹ năng vận động trong giờ phát triển vận động có chủ đích ngoài trời rất hiệu quả, tôi đã bám vào các nội dung giáo dục phát triển vận động của từng chủ đề để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động PTVĐ có chủ đích ngoài trời theo tháng nhằm tạo hứng thú và đảm bảo các yêu cầu rèn luyện các kỹ năng vận động cho trẻ VD: Tháng 11 có chủ đề: “Nghề nghiệp” tôi lựa chọn đề tài “Chú công nhân trên bến cảng” tôi lựa chọn trò chơi chuyển hàng qua cầu nhằm rèn luyện vận động cơ bản là đi trên ghế thể dục, ném bóng vào xô nhằm mục đích rèn vận động ném…. hay thông qua các trò chơi rèn luyện vận động tinh như cô thợ may đan tết , xâu hạt, xâu hoa, đóng bánh, hoặc các trò chơi dân gian như dệt vải, trồng đậu trồng cà…Thông qua hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú tâm lý thoải mái khi trẻ được thực hiện các vận cùng với thiên nhiên.* Rèn luyện các kỹ năng vận động bằng cách tích hợp trong các nội dung giáo dục khác: Việc tích hợp nội dung giáo dục phát triển vận động vào các hoạt động khác nhằm củng cố bài học và thay đổi tư thế, hình thức trong hoạt động là rất cần thiết, chính vì vậy tôi đã đưa các nội dung vận động vào các hoạt động trong ngày, thay đổi trạng thái động tĩnh bằng các trò chơi động, trò chơi dân gianVí dụ: Giờ hoạt động làm quen với toán sau khi giáo viên đã cho trẻ học đếm đến 9, tạo nhóm có 9 đối tượng, nhận biết chữ số 9. Giáo viên đã cho trẻ đứng thành 3 đội, lần lượt nhảy bao bố lên gắn (xếp) toa tàu sao cho mỗi con tàu có 9 toa.Ví dụ: Giờ học Tìm hiểu một số loại hoa mùa xuân của trẻ, trẻ được đi trên ghế thể dục (trên cầu) lấy bông hoa theo yêu cầu của đội mình để cắm vào lẵng…Ví dụ: trong hoạt động ngoài trời tôi đã lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi rất nhiều trò chơi vận động tạo hứng thú cho trẻ và rèn luyện kỹ năng rất hiệu quả VD: Trò chơi “Đánh cầu” thông qua trò chơi đánh cầu đã giúp trẻ nhanh nhẹn, nhanh tay, nhanh mắt, kết hợp sự khéo léo, uyển chuyển của tất cả các bộ phận trên cơ thể.Cách chơi: Dùng 1 tay đánh quả cầu cho nảy lên cao sau đó nhấc 1 chân cao vuông góc, 1 tay cùng phía với chân nhấc cao luồn xuống dưới qua đầu gối đánh cầu cho nảy lên khi cầu rơi xuống và tiếp tục thực hiện ngược lại với chân và tay bên kia.Ví dụ: Trò chơi “Cầu lông tiếp sức”Chuẩn bị: Bảng con (vợt) Giấy báo xé dải và buộc thành quả cầu; cờ hiệu. Vạch xuất phát tới cờ đích là 10mCách chơi: Dùng bảng con đập cho cầu nảy lên vừa đi từ điểm xuất phát tới cờ hiệu rồi đi vòng lại. Nếu làm rơi cầu phải nhặt lên đánh tiếp. Khi trở về vạch đích thì bạn tiếp theo sẽ xuất phát. Đội nào hết người trước là thắng cuộc.Luật chơi: Trẻ đập cầu đến đích phải chạy vòng qua cờ hiệu rồi mang cầu về cho bạn đứng tiếp sau mình mới hết lượt chơi.Thông qua trò chơi cầu lông tiếp sức trẻ đuợc luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo, tính phối hợp với bạnVí dụ: Trò chơi “Oẳn tù tì bằng chân”Quy định với trẻ cách chơi và tạo ra hình dạng như sau: + Cái búa: Nhảy đứng chụm 2 chân sát vào nhau.+ Cái kéo: Nhảy bắt chéo chân + Cái dùi: Đứng co 1 chân, 1 chân đứng bằng các đầu ngón chân+ Cái bao: Nhảy dạng 2 chân rộng với hết khả năng có thểCách chơi: 2 tay bắt vào nhay để sau lưng, dùng chân oẳn tù tì. 3 hoặc 4 trẻ nhảy tự do ở trong 1 cái vòng tròn và đọc câu “oẳn tù tì ra cái gì, ra cái này” kết thúc câu nói trẻ phải nhảy và đứng lại ở 1 kiểu dáng đã quy định từ trước.Luật chơi: Trong quá trình chơi nếu ai bỏ tay ra đằng trước hoặc nhảy ra khỏi vòng sẽ phạm luật và bị thua. Bạn nào oẳn thắng 2 bạn cùng chơi sẽ thắng.Thông qua trò chơi trẻ có được tính tự giác, chấp nhận vui vẻ khi bị thua cuộc.Ngoài ra có thể khuyến khích trẻ vận động theo nhạc, tập các bài thể dục sáng theo nhạc, theo giai điệu, theo lời ca… Những trò chơi vận động nếu được kèm theo bài hát, câu thơ mô phỏng động tác làm cho ngôn ngữ, trí tưởng tượng của trẻ được phát triển và nâng cao. Ngoài ra tôi còn thực hiện lồng ghép 1 số vận động ở từng hoạt động trong ngày như, vận động nhẹ sau khi ngủ dậy, hoạt động chiều…Ngoài ra việc tổ chức giao lưu các trò chơi vận động trong khu cũng được tổ chức thường xuyên, tôi đã tổ chức cho 2 lớp cùng giao lưu đá bóng, hay kéo co…. trẻ được giao lưu cùng nhau nên rất hứng thú tạo sự mạnh dạn tự tin cho trẻ.Ảnh trẻ kéo co, đá bóng giao lưu các lớp 5 tuổi6. Biện pháp 6: Phối hợp với các bậc phụ huynh.Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch và tổ chức họp phụ huynh và đưa nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng của nội dung giáo dục phát triển vận động với trẻ, chia sẻ cùng phụ huynh về mục tiêu của giáo dục thể chất của trẻ cuối độ tuổi lớp mình, giới thiệu cùng phụ huynh các chỉ số phát triển về thể chất cũng như kết quả mong đợi của trẻ 5 tuổi. Bày tỏ những điều cần phụ huynh phối hợp giáo dục trẻ. Sưu tầm các hình ảnh về đồ dùng đồ chơi cũng như các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở trường… Ngoài ra tôi đã mời các bậc phụ huynh dự giờ hoạt động phát triển vận động vào cuối tháng 9 và trong các buổi đón và trả trẻ tôi đều trao đổi với phụ huynh về sự tiến bộ hay khó khăn của trẻ và mong sự giúp đỡ hợp tác từ phía phụ huynh, qua đó tôi đã nhận được sự chia sẻ đồng tình của phụ huynh từ đó phụ huynh cởi mở hơn, tích cực chia sẻ cùng cô giáo về tình hình học tập của trẻ cũng như đóng góp ủng hộ về vật chất phục vụ cho nội dung giáo dục phát triển vận động.* Kết quả nghiên cứu và ứng dụng của đề tài.+ Kết quả nghiên cứu:- Đối với cô:Trình độ chuyên môn được nâng lên, việc lập kế hoạch thiết kế và tổ chức các hoạt động đã linh hoạt sáng tạo hơn các giờ dạy được đồng nghiệp và ban giám hiệu đánh giá rất cao.- Đối với trẻ:Với việc linh hoạt sáng tạo của cô khi thiết kế các hoạt động và tạo môi trường cũng như đồ dùng đồ chơi, trẻ hứng thú và tích cực vận động từ đó bổ xung củng cố kiến thức và rèn luyện được kỹ năng vận động.Sau một năm triển khai nghiên cứu và ứng dụng đề tài. Kết quả khảo sát cuối năm đạt như sau: Nội dungSố trẻ thực hiện tốtSố trẻ thực hiện chưa tốtGhi chúTS%TS%Trẻ thực hiện các bài tập phát triển nhóm cơ và hô hấp36/ 3992,3%3/397,7% Các kỹ năng đi và chạy thăng bằng của trẻ35/3989,7 %4/3910,3% Các kỹ năng bật nhảy của trẻ 35/3989,7 %4/3910,3% Các kỹ năng ném chuyền tung bắt của trẻ35/3989,7 %4/3910,3% Các kỹ năng bò và trèo của trẻ36/3992,3%3/397,7% Kỹ năng thực hiện các vận động tinh35/3989,7 %4/3910,3% – Đối với phụ huynh: Phụ huynh lớp tôi nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của nội dung giáo dục phát triển vận động với trẻ từ đó quan tâm hơn tới việc phối hợp với cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.+ Ứng dụng của đề tài:Khi ứng dụng đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1” vào trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp tôi đã mang lại những kết quả rất khả quan.Tôi nghĩ đề tài không chỉ phù hợp với trẻ ở lớp tôi, ở trường tôi mà còn có thể ứng dụng cho các trường mầm non trong toàn nghành học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang* Triển vọng của đề tài Khi áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo lớn tại lớp mẫu giáo 5T A1 Khu trung tâm tôi thấy hiệu quả đã tăng lên rõ rệt. Từ việc trẻ chưa hứng thú tích cực vận động đến nay trẻ đã tích cực tự giác trong giờ học, kỹ năng kỹ sảo vận động của trẻ được nâng lên, trẻ khỏe mạnh và thể lực tốt, trẻ có sự tập trung chú ý và rất hứng thú khi tham gia vận động . Đề tài đã được thông qua hội đồng khoa học cấp trường, và được triển khai trong phạm vi toàn trường. Bản thân tôi nhận thấy đề tài có triển vọng tốt và có thể ứng dụng trên phạm vi toàn huyện. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận Thông qua việc áp dụng ‘‘Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1” trên 39 trẻ khu trung tâm trường Mầm non Qúy Sơn số 1 tôi thấy sử dụng biện pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động, trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy nếu sử dụng biện pháp này một cách triệt để thường xuyên tôi thấy các cháu tiến bộ lên rất nhiều, mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn góp phần đạt được mục tiêu về giáo dục thể chất cho trẻ. Từ những việc làm trên bản thân tôi tự rút ra cho mình bài học kinh nghiệm sau: Muốn nâng cao được hoạt động phát triển vận động đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi các phương pháp thích hợp, có khoa học, sáng tạo linh hoạt qua các chủ đề. Thường xuyên dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, biết động viên khen thưởng kịp thời, kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ.Xác định đúng đắn vai trò trách nhiệm của mình. Không ngừng học tập nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, tích cực sưu tầm làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn học. Đa dạng đồ dùng đồ chơi, cải tiến đồ dùng đồ chơi, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn sáng tạo có tác dụng thu hút lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê hứng thú hoạt động, đồ dùng nhiều loại đa dạng về chủng loại và phải được thay đổi thường xuyên tại các góc vận động cũng như khu vực hoạt động bên ngoài Đa dạng hóa các hình thức rèn phát triển vận động cho trẻ. Tạo môi trường trong và ngoài lớp đa dạng phong phú và thân thiện cho trẻ khi trẻ tham gia vào hoạt động vận động.Thường xuyên tham khảo tài liệu và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để có những phương pháp mới nhất và những biện pháp gây hứng thú hay nhất để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động. Bên cạnh đó giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để trao đổi tuyên truyền, thống nhất cách dạy trẻ một cách khoa học và có hệ thống.Trên đây là một số kinh nghiệm ít ỏi của tôi về phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động. Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đưa ra và được ứng dụng tại đơn vị tôi công tác đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.2. Kiến nghị Theo lời dạy của Bác đã nói: “Trẻ em hôm may – Thế giới ngày mai” vậy tôi mong muốn rằng hiện tại và tương lai các ban lãnh đạo ngành giáo dục, nhà trường hãy quan tâm hơn nữa đến các cháu mầm non, hỗ trợ về cơ sở vật chất tạo thế đứng cho đội ngũ giáo viên để cô và cháu có một môi trường học tập nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ được tốt hơn.Về phía giáo viên: Cần xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình, không ngừng học tập, tự rèn luyện thể chất, tự làm mới bản thân, nghiên cứu tài liệu tích cực sưu tầm đồ dùng đồ chơi cho hoạt động thu hút sự hứng thú tích cực của trẻ. Về phía gia đình: Cần quan tâm đến con em mình đưa các cháu đến lớp đúng độ tuổi quy định, thường xuyên trò chuyện khuyến khích các cháu mạnh dạn tham gia vào hoạt động, thường xuyên liên hệ với giáo viên và nhà trường để nắm được tình hình của trẻ và việc học hành của các cháu.Khi sáng kiến kinh nghiệm được lựa chọn là phù hợp, tiêu biểu cần có sự định hướng chỉ đạo việc ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành của tỉnh Bắc Giang. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc nghiên cứu đề tài‘‘Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại lớp A1 trường Mầm non Quý Sơn số 1”. Trong thời gian khuôn khổ cũng như năng lực của bản thân có hạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý lãnh đạo để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn và được ghi nhận./. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO+ Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 17/ TT- BGD năm 2009.+ Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.+ Tài liệu bồi dưỡng chuyên đề hè 2013; 2014; 2015; 2016+ Các tạp chí, tập san dành cho giáo dục mầm non.+ Giáo trình: ” Giáo dục thể chất” Đại học sư phạm Hà Nội II.+ Modun giáo dục thể chất
Khớp với kết quả tìm kiếm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ lồng ghép, tích hợp nôi dung học tập ……. read more
7. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em
Tác giả: soctrang.dcs.vn
Ngày đăng: 07/30/2019 05:16 PM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 96308 đánh giá)
Tóm tắt: STO – Trẻ em là niềm hy vọng của gia đình và là tương lai của xã hội. Trẻ được chăm sóc, giáo dục tốt sẽ trở thành người con ngoan của gia đình, của xã hội. Trong những năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non Tuân Tức (Thạnh Trị) luôn quan tâm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để những “búp măng non” phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Khớp với kết quả tìm kiếm: Trường Mẫu giáo Long Phú nằm trên địa bàn xã Long Phú với trên 90% trẻ là học sinh dân tộc Khmer. Năm học này, trường có 521 em ra lớp ở 1 điểm ……. read more
8. SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ trường mầm non Hà Lan
Tác giả: text.xemtailieu.net
Ngày đăng: 05/02/2020 01:19 PM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 88070 đánh giá)
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ chiếm vị trí rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong môi trường chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Trẻ em sinh ra và lớn lên phụ thuộc hoàn toàn vào việc nuôi dưỡng của gia đình, bố, mẹ, những người thân và đặc biệt là sự chăm sóc nuôi dưỡng của các cô giáo
Khớp với kết quả tìm kiếm: dục mầm non nói riêng. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Đất nước, nhu cầu gửi con em vào các trường mầm non ……. read more
9. SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ờ trường mầm non Định Tăng
Tác giả: lucngan.edu.vn
Ngày đăng: 08/17/2021 09:27 PM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 81962 đánh giá)
Tóm tắt: Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn não bộ trẻ phát triển mạnh nhất, các tế bào thần kinh đang hoàn thiện về số lượng và chất lượng thì thời kỳ từ 0 đến 3 tuổi não bộ đã phát triển 75 %. Trẻ đã có khái niệm ghi nhớ thông tin rất tốt. trong thời kỳ này, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh và mạnh
Khớp với kết quả tìm kiếm: Điều đó phụ thuộc vào mỗi bản thân của mỗi chúng ta đã ươm trồng, chăm sóc những mầm non đó ra sao đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đứng ……. read more
10. Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ nhà trẻ – Giáo Án Điện Tử
Tác giả: www.baosoctrang.org.vn
Ngày đăng: 06/14/2019 09:24 PM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 30823 đánh giá)
Tóm tắt: Trong các giờ chơi, giờ đi dạo, trong lúc ăn, trong lúc mặc quần áo, có thể tạo ra các tình huống để cho trẻ ôn luyện các vận động đã được tập trong giờ chơi. Ngoài ra tăng cường sử dụng các loại trò
Khớp với kết quả tìm kiếm: Đối với Trường Mầm non Tuân Tức, một trong những giải pháp được nhà trường thực hiện để nâng cao công tác chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ là ……. read more
11. Sáng kiến Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho đội ngũ giáo viên trong Trường …
Tác giả: sangkienkinhnghiem.net
Ngày đăng: 09/16/2019 09:36 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 20641 đánh giá)
Tóm tắt: Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới, chương trình giáo dục mầm non đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, thực hiện phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non – chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất đạo đức và năng lực.
Khớp với kết quả tìm kiếm: , phối kết hợp với cha mẹ học sinh hộ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng để giảm tỷ lệ …. read more
12. SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non
Tác giả: sangkienkinhnghiem.net
Ngày đăng: 11/06/2021 07:08 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 73921 đánh giá)
Tóm tắt: Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, vấn đề đầu tiên đó là kết quả việc giáo dục. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức dạy học có nề nếp là việc làm thường xuyên. Chớnh vỡ vậy mỗi giáo viên cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ
Khớp với kết quả tìm kiếm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non · 1. Xây dựng kế hoạch để xác định bước đi cho từng học kỳ, cả năm học và các · 2. Tổ ……. read more
”
Tham khảo
- https://www.childtrends.org/publications/5-ways-to-improve-the-quality-of-early-care-and-education
- https://www.oecd.org/education/school/50165861.pdf
- https://ijccep.springeropen.com/articles/10.1007/2288-6729-2-1-1
- https://www.earlychildhoodny.org/pdfs/Policy%20Brief%202_1.pdf
- https://www.unicef.org/lac/media/11066/file/Importance-Quality-ECE-LAC.pdf
- https://link.springer.com/book/10.1007/978-3-030-73182-3
- https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S088520061930167X
- https://www.acf.hhs.gov/sites/default/files/documents/opre/complete_compendium_full.pdf
- https://earlylearningnetwork.unl.edu/wp-content/uploads/2020/09/2020-UVA-Measuring-and-Improving-Quality-in-Early-Care-and-Education.pdf