Top 12 một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi mới nhất năm 2022
Dưới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi hay nhất do chính tay đội ngũ leading10 chúng tôi biên soạn và tổng hợp:
Mục Lục
1. Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
Tác giả: mndaovien.bacninh.edu.vn
Ngày đăng: 08/27/2021 03:26 PM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 23666 đánh giá)
Tóm tắt: Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa đó chính là những kỹ năng sống như: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự bảo vệ…. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là độ tuổi 5- 6 tuổi là một giai đoạn rất cần thiết nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, chuẩn bị hành trang tốt sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp một.
Khớp với kết quả tìm kiếm: Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ….. read more
2. sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi – Tài liệu text
Tác giả: mnhoasen.hoankiem.edu.vn
Ngày đăng: 02/26/2020 09:05 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 65973 đánh giá)
Tóm tắt: – Tại 123doc thư viện tài liệu trực tuyến Việt Nam
Khớp với kết quả tìm kiếm: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” · Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và ……. read more
3. ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI”. – Trường Mầm non Lâm Thủy
Tác giả: mnhaibahl.quangtri.edu.vn
Ngày đăng: 02/16/2020 09:23 AM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 25799 đánh giá)
Tóm tắt: Hiện nay các nhà giáo dục trên thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày đó là kỹ năng sống. Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh.
Khớp với kết quả tìm kiếm: I. MỞ ĐẦUGiáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng góp phần giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho trẻ ……. read more
4. Trường Mầm non Thăng Long: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non – tin nổi bật
Tác giả: sangkienkinhnghiem.net
Ngày đăng: 04/10/2020 02:27 AM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 71627 đánh giá)
Tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
Khớp với kết quả tìm kiếm: Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là nội dung được ……. read more
5. Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non
Tác giả: mnsongkhe.tpbacgiang.edu.vn
Ngày đăng: 05/24/2019 03:08 AM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 85305 đánh giá)
Tóm tắt: Năm nay trường tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trang trại era house và lăng Bác. Khi tôi thông báo kế hoạch đi tham quan của nhà trường trẻ lớp tôi rất thích. Để không làm mất hứng của trẻ tôi khuyến khích trẻ hãy chia sẽ cảm xúc và sự vui thích của trẻ
Khớp với kết quả tìm kiếm: Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước ……. read more
6. Một số biện pháp hiệu quả giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non
Tác giả: text.123docz.net
Ngày đăng: 06/28/2021 12:21 PM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 26409 đánh giá)
Tóm tắt: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do- Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP1. Tên giải pháp: “Một số biện pháp hiệu quả giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non”.2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu: Ngày 14/09/2020.3. Các thông tin cần bảo mật: Không có. 4. Mô tả giải pháp cũ thường làm: 4.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cụ thể. – Tình trạng sử dụng giải pháp: Xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng sống theo từng chủ đề. Việc lựa chọn các nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp độ tuổi là điều kiện đầu tiên giúp giáo viên đạt được hiệu quả trong tổ chức hoạt động, bởi nó đáp ứng được mục tiêu giáo dục theo độ tuổi. Lồng ghép các hoạt động rèn kĩ năng sống vào hoạt động học. Giải pháp này đã được tôi sử dụng trong Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và đã mang lại hiệu quả nhất định. – Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Tuy đã mang lại hiệu quả, xong tôi tự nhận thấy trong kế hoạch mình xây dựng còn một số hạn chế như: Nội dung giáo dục rèn kĩ năng sống thể hiện 1 phần nhỏ, chưa có nội dung cụ thể theo các nhóm kĩ năng sống. Chưa bám sát, thể hiện nội dung đáp ứng đầy đủ kết quả mong đợi và 100 nội dung đánh giá trẻ. Nội dung rèn kĩ năng sống chủ yếu lồng ghép trong nội dung CSGD trẻ. Chưa được xây dựng cụ thể, riêng biệt; Nội dung giáo dục kĩ năng sống đơn điệu. Tổ chức hoạt động rèn kĩ năng sống chủ yếu qua hoạt động lao động và hoạt động vệ sinh đề tài chưa phong phú, chưa chú ý đến các đề tài hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Số lượng hoạt động rèn kĩ năng sống tổ chức trong năm học ít. 4.2 Giải pháp 2: Rèn kĩ năng sống trong các thời điểm trong ngày. – Tình trạng sử dụng giải pháp: Để thực hiện giải pháp này, tôi phân nhóm các kỹ năng sống và lồng ghép vào các hoạt động phù hợp: Trong giờ đón trả trẻ tôi lựa chọn rèn nhóm kĩ năng tự phục vụ, giao tiếp; Trong hoạt động học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống; Thực hiện rèn kĩ năng sống trong hoạt động lao động, vệ sinh. – Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Khi thực hiện giải pháp này, giáo viên chủ yếu quan tâm rèn kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng giao tiếp. Giáo viên thường thụ động nhắc trẻ thực hiện các kĩ năng mà chưa chú ý quan sát khả năng trẻ thực hiện kĩ năng đó như thế nào? Đưa ra giải pháp ra sao nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho từng đối tượng trẻ? Đề tài giáo dục kĩ năng sống còn nghèo nàn, chưa quan tâm khai thác tổ chức các đề tài rèn kĩ năng sống phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. 4.3 Giải pháp 3: Phối hợp với phụ huynh trong rèn kĩ năng sống cho trẻ: – Tình trạng sử dụng giải pháp: Đây là giải pháp được nhiều giáo viên quan tâm sử dụng. Bản thân tôi luôn chú trọng tuyên truyền qua góc tuyên truyền, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, họp phụ huynh về: kĩ năng sống, lễ giáo cơ bản cần thiết cho trẻ. Tôi thường in ấn các loại tài liệu tuyên truyền và thôn tin đến phụ huynh tại bảng tin của lớp. – Tồn tại- Hạn chế của giải pháp: Nội dung tuyên truyền phối hợp phụ huynh rèn kĩ năng sống cho trẻ chủ chưa được giáo viên lựa chọn cụ thể theo thực trạng trẻ tại lớp. Thường đi sâu rèn kĩ năng tự phục vụ và kĩ năng giao tiếp. Với hình thức chủ yếu là gửi tài liệu tuyên truyền qua tin bài tại góc tuyên truyền, trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, không có nhiều giáo viên quan tâm đến việc dừng lại đọc 1 văn bản giấy. Do vậy hình thức này làm giảm hiệu quả công tác tuyên truyền. 5. Sự cần thiết của giải phápViệc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ rất cần thiết, là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, có ý thức tự giác, sống tự tin, hợp tác và có trách nhiệm hơn trong mọi hoàn cảnh mà không cần phải có sự nhắc nhở của cô giáo hay của cha mẹ . Là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớp 5-6 tuổi A2 (trường MN Hương Vỹ, tôi nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ. Đối với trẻ 5-6 tuổi ngoài việc dạy trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm, cần phải hướng dẫn trẻ từng thao tác , tổ chức cho trẻ trải nghiệm từ đó trẻ mới nhận thức được mình nên làm gì khi gặp phải một vấn đề nào đó xảy ra với trẻ. Trẻ biết tự mình phải ứng phó như thế nào trong hoàn cảnh đó. Tuy nhiên việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ hiện nay còn chưa thực sự hiệu quả do trẻ được nuông chiều, bao bọc bởi người lớn dẫn đến trẻ ích kỉ, không lắng nghe, chia sẻ, ít có các kĩ năng sống, tự bảo vệ, hợp tác 1 cách độc lập. Nội dung và hình thức giáo dục kĩ năng sống của giáo viên chưa phong phú, chưa sinh động để thu hút được sự tham gia của trẻ. Đề tài “Một số biện pháp hiệu quả giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non” nhằm giúp cho trẻ có được sự trải nghiệm những kĩ năng sống cần thiết từ đó trẻ có thể vượt qua những khó khăn, biết vận dụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống sao cho phù hợp. Hình thành những kĩ năng sống ban đầu cho trẻ để trẻ có một thái độ và hành vi sống tích cực nhất trong một xã hội đầy biến động nguy hiểm hiện nay. Giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn với bản thân và cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội trong tương lại.6. Mục đích của giải phápXuất phát từ sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đã xây dựng một nhóm các giải pháp nhằm mục đích:- Khắc phục các tồn tại, hạn chế của một số giải pháp cũ đã thực hiện nhưng còn tồn tại, hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao, như: Nội dung giáo dục chưa được cụ thể hóa phù hợp theo từng chủ đề; Chưa chú ý rèn từng cá nhân trẻ mọi lúc, mọi nơi; Chưa quan tâm lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống cần sự phối hợp của phụ huynh rèn trẻ mọi lúc mọi nơi. – Đề xuất thêm 1 số giải pháp mới trong giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nhằm giúp trẻ thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh, hòa đồng với bạn bè và trở lên tự tin hơn trước khi trẻ vào lớp 1; giúp trẻ rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, năng động, tự tin tham gia các hoạt động nhóm, tập thể… chủ động ứng phó đảm bảo an toàn cho bản thân; giúp trẻ nâng cao nhận thức, phân biệt đúng- sai, mạnh dạn đưa ra ý kiến cá nhân, thông qua đó trẻ biết quan tâm yêu thương mọi người xung quanh, biết giao tiếp lịch sự, lễ phép trong cuộc sống, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. 7. Nội dung. 7.1 Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến: 7.1.1: Nội dung giải pháp: Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi đã lựa chọn các giải pháp chính như sau: * Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục kĩ năng sống phù hợp theo chủ đề. * Giải pháp 2: Lựa chọn hình thức, phương tiện giáo dục phù hợp với từng nhóm kĩ năng sống. * Giải pháp 3: Tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ vào các thời điểm trong ngày. * Giải pháp 3: Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. * Giải pháp 4: Tăng cường úng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục kĩ năng sống. * Giải pháp 5: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong rèn kĩ năng sống cho trẻ. 7.1.2. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp Trước khi thực hiện, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ tại nhà trường và nhận thấy thực tế công tác giáo dục KNS cho trẻ tại trường MN như sau: a. Thuận lợi: Ban Giám hiệu thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề lồng ghép kĩ năng sống cho trẻ. Giáo viên có lòng yêu thương trẻ, nhiệt huyết và có trang bị những kiến thức quan trọng thực hiện kĩ năng sống cho trẻ mầm non. Giáo viên luôn sáng tạo, làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ điểm phù hợp để cho trẻ hoạt động các kĩ năng sống dễ dàng. Lớp học luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các bậc cha mẹ học sinh trong việc phối kết hợp với nhà trường để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Đa số trẻ trong lớp đều khỏe mạnh, đi học đều. b. Khó khăn * Đối với trẻ: Một số trẻ quen dựa dẫm vào bố mẹ không có tính tự lập. Một số trẻ hiếu động, còn chưa chú ý và chưa nghe theo lời hướng dẫn của cô giáo; Trẻ chưa biết đoàn kết khi tham gia các hoạt động cùng bạn. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử. Các kĩ năng sống đơn giản: tự cởi mặc quần áo, rửa mặt, đánh răng, tự xúc cơm, cầm thìa, sử dụng nhà vệ sinh, xếp gọn đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong lớp chưa thực hiện tốt, các kỹ năng phòng tránh những nơi hay đồ vật nguy hiểm, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục, kỹ năng giao tiếp, tự tin… của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa chủ động tự thực hiện các kĩ năng này trong cuộc sống hàng ngày. * Đối với phụ huynh Một số phụ huynh còn nuông chiều, chưa quan tâm dạy các kĩ năng cần thiết cho trẻ, còn làm thay trẻ; Một số phụ huynh đi làm công ty cả ngày, trẻ chủ yếu ở với ông bà nên việc phối hợp thực hiện rèn các kĩ năng sống cho trẻ mọi lúc- mọi nơi gặp nhiều khó khăn; Bên cạnh đó có một số phụ huynh ở nông thôn trình độ nhận thức còn hạn chế nhất định, nên chỉ nghĩ con em mình đến trường chỉ ca hát, các cô trông trẻ là chính, con chưa cần thiết phải học nên rất khó khăn trong việc tuyên truyền, phối hợp với gia đình để làm tốt công tác giáo dục kĩ năng sống cho trẻ . Một số cha mẹ trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nên còn lơ là, ít chú tâm. *Cụ thể kết quả khảo sát đầu năm trẻ đạt được: Nội dungSố lượng trẻÁp dụng hình thức khi chưa đổi mớiNguyên nhân của hạn chế, tồn tạiSố trẻ đạtTỉ lệ%- Khả năng tự phục vụ bản thân 321753.1Phương pháp hướng dẫn của giáo viên để trẻ trải nghiệm chưa được sâu sát, còn hạn chế. – Khả năng tự bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt hay gặp nguy hiểm…321650Nội dung và hình thức giáo dục còn hạn chế.Khả năng tự lập của trẻ 321650Chưa có sự phối hợp chặt chẽ cùng phụ huynh, chưa để trẻ tự trải nghiệm.Khả năng giao tiếp, ứng xử của trẻ.321546.8Phương pháp giáo dục còn chung chung, chưa cho trẻ vừa được quan sát vừa được thực hành nên kết quả chưa cao.Sự mạnh dạn, tự tin của trẻ321443.7Chưa phát huy tính tích cực chủ động của trẻ nhiều nên trẻ nhút nhát, rụt rè.+Kỹ năng biết từ chối nhận quà và không đi theo người lạ…321753.1Nội dung giáo dục cũng như thực hành ở trẻ còn hạn chế => Sau khi khảo sát thực tế, tôi đã áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng việc rèn kỹ năng sống của trẻ tại nhóm, lớp mình như sau: * Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch nội dung giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề. Khắc phục những hạn chế của giải pháp cũ về nội dung giáo dục kĩ năng sống còn chưa phong phú, chưa cụ thể theo các nhóm kĩ năng. Thường được lồng ghép chung chung trong nội dung giáo dục của chủ đề. Tôi đã cải tiến những hạn chế về nội dung giáo dục kĩ năng sống bằng cách: Xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng sống theo 10 chủ đề trong năm học. Bám sát vào mục tiêu, kết quả mong đợi theo 5 lĩnh vực phát triển của trẻ 5- 6 tuổi và 100 nội dung đánh giá trẻ để lựa chọn nội dung giáo dục hiệu quả theo 5 nhóm kĩ năng. Các nội dung giáo dục đảm bảo tính phù hợp với trẻ , khả năng của giáo viên, điều kiện thực tế của địa phương và theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể như sau: STT Chủ đềNhóm kĩ năngTự phục vụTự bảo vệTự tinHợp tácGiao tiếp1Trường Mầm non-Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Biết đi xong giật, giội nước cho sạch – Một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ. Thực hiện quy định của trường, nơi công cộng an toàn.Nói tên, địa chỉ và mô tả 1 số đặc điểm nổi bật của trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện.Phối hợp với bạn trong nhóm chơi- Nghe cô, bạn nói. Không ngắt lời người khác. Chờ đến lượt2 Bản thânCó 1 số hành vi và thói quen trong vệ sinh, phòng bệnh: vệ sinh răng miệng, che miệng khi ho, hắt hơi, không nhổ bậy ra lớp…Nguy cơ mất an toàn: chạy nhảy, leo trèoNói được điểm giống và khác của mình với bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng)Chia sẻ, giúp đỡ bạn trong nhóm chơiBiểu lộ cảm cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ)3Gia đìnhSử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạoTránh xa 1 số đồ dùng gây mất an toàn: gas, ổ điện, phích nước…- Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân; tên bố, mẹ, địa chỉ nhà hoặc điện thoạiYêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đìnhSử dụng được các từ: “Cảm ơn”, “xin lỗi”, “thưa”, “dạ”, “vâng”… phù hợp với tình huống4Nghề nghiệpLấy cất đồ dùng đúng nơi quy địnhKhông tự ý sử dụng 1 số đồ dùng gây nguy hiểm ( liềm, cuốc, đinh…)Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu đượcBiết vâng lời, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sứcHiểu và sử dụng các từ khái quát, từ trái nghĩa, câu đơn, câu mở rộng, câu phức5Thế giới động vậtTự thay quần áo khi bị ướt, bẩn và để vào nơi qui địnhCách phòng tránh 1 số con vật hung dữGiới thiệu về con vật quanh béTìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn)Phát âm được các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu6Nước-HTTNRót nước vừa phải để uống, khóa vòi nước khi không xử dụngBé không chơi gần ao hồAn toàn khi trời mưa to, sấm chớpAn ủi, chia vui với người thân, bạn bèNghe- hiểu và đưa ra ý kiến cá nhân sử lí các tình huống.7Tết và Mùa xuânCó một số hành vi, thói quen trong ăn uống: Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ănNhờ sự giúp đỡ của người lớn khi bị lạc.Chúc tết. nói lời cảm ơn khi được mừng tuổiLắng nghe ý kiến trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạnDùng được câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh… 8Thế giới thực vậtTự cài, cởi cúc, xâu dây giày, cài quai dép, kéo khóa (phéc mơ tuya)Kí hiệu thông thường:Nơi nguy hiểm, lối ra- vào, cấm lửa…Kể về những loài hoa, rau, cây ăn quả bé biếtCùng bạn trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh, bảo vệ môi trườngThể hiện sắc thái tình cảm khi đọc thơ, đồng dao9Giao thôngGấp chăn, xếp gối gọn gàngNhững đồ vật, những nơi không an toàn; nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránhGiúp đỡ bạn, người khác khi gặp khó khăn Chia sẻ đồ chơi, cùng bạn tạo ra sản phẩmChào hỏi lễ phép. Giao tiếp tự tin với người đối diện 10 Quê hương- đất nước- Bác Hồ- Trường tiểu họcChải đầu, buộc tóc gọn gàng. Mặc trang phục phù hợp thời tiếtKhông tự ý nhận quà, đi theo người lạTham gia biểu diễn, giao lưu văn nghệGiao lưu các trò chơi tập thể.Giới thiệu cảnh đẹp của quê hương, danh lam thắng cảnh của đất nước=>Với nội dung giáo dục rõ ràng theo từng chủ đề, tôi chủ động hơn trong việc xác định mục tiêu, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn đề tài giáo dục cụ thể, chủ động lồng ghép, thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng sống mọi lúc, mọi nơi 1 cách linh hoạt. Cuối chủ đề các nội dung giáo dục kĩ năng sống đều được đánh giá về mức độ thực hiện, kết quả đạt được theo 5 nhóm kĩ năng và những điểm cần lưu ý để thực hiện tốt hơn trong chủ đề sau. * Giải pháp 2: Lựa chọn đồ dùng, phương tiện giáo phù hợp giáo dục từng nhóm kĩ năng sống. Giải pháp này tôi thực hiện nhằm lựa chọn đồ dùng trực quan, phương tiện giáo dục hỗ trợ phù hợp nhất, phát huy tối đa hiệu quả giáo dục từng nhóm kĩ năng sống. Đảm bảo mỗi nội dung giáo dục kĩ năng sống có hướng khai thác riêng luôn mới lạ với trẻ. Bởi hứng thú là yếu tố quan trọng quyết định nên thành công trong các nội dung giáo dục của trẻ mầm non. Sau đây là 1 số minh chứng tôi đã khai thác sử dụng loại đồ dùng, phương tiện phù hợp giáo dục hiệu quả đến các nhóm kĩ năng sống: Sử dụng tranh ảnh, vật thật: Tôi xác định được nhóm kĩ năng tự bảo vệ là nhóm kĩ năng trừu tương thường được mô phỏng lại qua tranh ảnh, vật thật. Nên tôi đã lựa chọn ra những mối nguy hiểm thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày đối với trẻ để giúp trẻ được mô phỏng qua tranh ảnh và 1 số đồ dùng trực quan nhằm giúp trẻ nhận biết và có những hành động đúng với những trường hợp nguy hiểm đang xảy ra như: ổ điện, quạt điện, bếp ga, phích nước nóng, bàn là, những vật sắc nhọn( kéo, bút chì)…. Tôi cho trẻ kể tên về những đồ dùng trong gia đình nhà mình, sau đó cho trẻ xem tranh về những đồ dùng đó, hỏi trẻ xem những đồ dùng này các con có được sử dụng không? Vì sao? Hình 1.Dạy trẻ kỉ năng bảo vệ bản thân tránh xa các đồ vật gây nguy hiểm Sử dụng các tình huống: Các tình huống có vần đề là phương tiện để sau mỗi ý kiến, cách giải quyết trẻ sẽ nhận ra cách tự bảo vệ bản thân được an toàn. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết, không áp đặt, cấm đoán trẻ. Nhằm giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân, trẻ có khả năng biết từ chối, xử lý những tình huống khi thấy không an toàn. Tôi tự đặt ra một số tình huống để trẻ tự giải quyết vấn đề, và những tình huống khác, có liên quan cũng được áp dụng trong suốt quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Ví dụ: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Bạn A được mẹ hứa đón về sớm, nhưng mẹ bận họp đột xuất, chờ mãi mà không thấy mẹ. A đi ra cổng để đón mẹ, bỗng có một người phụ nữ cho bạn A kẹo và nói “Hôm nay mẹ bận không đón con được, mẹ nhờ cô đón con về, con ngoan ăn kẹo đi rồi lên xe cô chở con về”. Giáo viên dừng lại và hỏi trẻ: bạn A có về với người phụ nữ đó không? Nếu con là bạn A con sẽ xử trí như thế nào? Cho trẻ thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống Sử dụng video, các bộ phim rèn kĩ năng sống, thông tin thời sự để giáo dục kĩ năng bảo vệ, kĩ năng hợp tác: Ví dụ: Thời gian gần đây một trong những mối lo lớn nhất của gia đình, nhà trường cũng nhưng toàn xã hội là dịch bệnh covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Tôi tổ chức cho trẻ xem những bản tin thời sự, lắng nghe diễn biến dịch bệnh, những hướng dẫn của bác sĩ để phòng dịch hiệu quả. Từ đó trẻ được rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ như: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đúng cách…để đảm bảo an toàn.Hình 2: Cho trẻ xem các thông tin dịch covid 19 Hay cô và trẻ cùng chuẩn bị băng dôn, khẩu hiệu để cổ vũ cho 1 trận bóng đá quan trọng của đội tuyển Việt Nam. Qua đó cô giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác của từng cá nhân góp phần thành công cho toàn đội. Sử dụng đa dạng yếu tố trò chơi: Nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức trẻ dễ nhàm chán, mau quên. Trẻ chơi mà học sẽ khắc sâu kiến thức cô cung cấp. Trò chơi là hoạt động hiệu quả giúp giáo dục, củng cố được các nhóm các nhóm kĩ năng sống cơ bản. VD:Với các trò chơi học tập như: “ai thông minh hơn”, “thi xem đội nào nhanh”, “Loại bỏ những đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ”, hay trò chơi với tranh vẽ “ Hãy gạch chéo vào đồ dùng mà bé không được sử dụng”…Trẻ sẽ rất tích cực tham gia để củng có kĩ năng cơ bản tự phục vụ, hành vi đúng sai tự bảo vệ…Các trò chơi học tập củng cố hiệu quả nhóm kĩ năng tự phục vụ và nhóm kĩ năng tự bảo vệ. Hoặc với các trò chơi vận động, như: Kéo co, rồng rắn lên mây, chèo thuyền…các trò chơi có luật tiếp sức thể hiện tinh thần đồng đội giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ phát huy vai trò của từng cá nhân trong nhóm đến kết quả của cả đội, phải có sự hợp tác của tất cả các thành viên trong nhóm để cả nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất, hiệu quả nhất. Các trò chơi vận động này rèn luyện hiệu quả nhóm kĩ năng hợp tácHình 3: Trẻ biết đoàn kết khi chơi trò chơi => Giải pháp này giúp tôi lựa chọn đồ dùng, phương pháp giáo dục phù hợp tránh lãng phí, nhàm chán mà đem lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện từng nhóm kĩ năng sống. Tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tăng khả năng hứng thú, tích cực khám phá, trải nghiệm hoạt động mà tôi muốn chuyển tải đến trẻ. Đặc biệt, trong từng nội dung tôi tổ chức, do tính phù hợp cao nên trẻ tiếp thu nhanh, đạt mục tiêu mà tôi đưa ra. * Giải pháp 3: Giáo dục kĩ năng sống trong các thời điểm trong ngày. Trong giải pháp này tôi đã cải tiến việc tổ chức hời hợt, chưa quan sát nắm bắt và đánh giá hiệu quả của từng thời điểm tổ chức. Từ đó kịp thời rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức rèn kĩ năng sống trong giai đoạn tiếp theo: *Trong giờ đón, trả trẻ: Không chỉ đơn thuần rèn trẻ kĩ năng lễ giáo, tự phục vụ đơn giản 1 cách qua loa. Không nắm bắt được cụ thể cháu nào có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phục vụ tốt- chưa tốt? Việc thực hiện của cháu đã trở thành kĩ năng chưa? Hay cháu chỉ thực hiện thao phản xạ lời nhắc nhở của cô?. Xác định được điều mục tiêu đó tôi tập cho trẻ những lời nói lễ phép, dạy trẻ nói đủ câu, không nói trống không, tôi luôn quan sát, uốn nắn trẻ thường xuyên, khi thấy trẻ nói chưa đủ câu tôi sửa cho trẻ ngay. Tôi hướng dẫn, uốn nắn sát sao, thường xuyên như vậy đến khi tất cả trẻ lớp tôi đã chủ động, tự tin biết thưa gửi, nói năng lễ phép hơn với cô giáo, với ông bà, ba mẹ và những người xung quanh.Hình 4.Trẻ biết chào hỏi lễ phép Hoặc với nhóm kĩ năng tự phục vụ. Cháu sẽ được rèn luyện để chủ động xếp dép ngay ngắn, cất đồ dùng gọn gàng đúng tủ cá nhân đã dán kí hiệu. Chủ động giúp bạn đóng cánh tủ khi cánh tủ bị mở ra…. (Hình 5: Trẻ cất đồ dùng gọn gàng đúng tủ cá nhân) *Trong hoạt động học: Cải tiến những nội dung giáo dục kĩ năng sống trước đây thường lồng ghép trong các hoạt động học còn chưa linh hoạt, chủ yếu lồng ghép trong phần giáo dục trẻ 1 cách chung chung. Chủ yếu lồng ghép giáo dục nhóm kĩ năng tự phục vụ, nhóm kĩ năng an toàn, nhóm kĩ năng hợp tác. Tôi nắm bắt khả năng của cá nhân trẻ nhằm rèn luyện nhóm kĩ năng tự tin, nhóm kĩ năng giao tiếp thông qua việc khảo sát, nắm bắt đặc điểm giao tiếp, tự tin của từng đối tượng trẻ. Cụ thể như sau: tôi quan tâm khơi gợi hứng thú để trẻ chủ động giơ tay phát biểu nói lên suy nghĩ của mình, tự tin trả lời câu hỏi của cô giáo hoặc có thể trao đổi hỏi giáo viên các vấn đề mà mình chưa hiểu hoặc thắc mắc. Đối với trẻ nhút nhát tôi thường quan tâm, gọi trả lời nhiều hơn, khen, động viên khích lệ trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin với bản bản thân hơn. Hình 6.Trẻ tự tin giơ tay phát biểu Cũng trong các hoạt động học, với những trẻ nhút nhát tôi tăng cường cho trẻ được trả lời câu hỏi nhiều hơn và bằng những câu hỏi đơn giản nhất, khi trẻ trả lời xong tôi và cả lớp khen ngợi bằng những tràn pháo tay rộn rã. Hoặc trong giờ hoạt động âm nhạc, tôi giúp trẻ tự tin khi lên biểu diễn, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động giải trí văn nghệ do trường lớp tổ chức, hoặc trong các hoạt động học tập, khuyến khích trẻ tự tin sáng tạo các sản phẩm mà mình thích. *Trong hoạt động chiều: Chủ yếu tổ chức hoạt động lao động, vệ sinh còn nghèo nàn dẫn đến trẻ nhàm chán. Cải tiến đề tài hoạt động lao động, vệ sinh còn nghèo nàn tôi đã lựa chọn đa dạng đề tài phù hợp với từng thời điểm và điều kiện thuận lợi thực tế của lớp có được Ví dụ: Do nhận được sự đồng thuận, ủng hộ từ phía phụ huynh. Từ nguồn đồ dùng: cuốc, cào, sẻng…được làm tinh tế từ gỗ, đảm bảo chắc chắn, phù hợp sử dụng với trẻ mầm non. Tôi tổ chức hoạt động lao động “ cuốc đất”. Hay từ con giống rau được phụ huynh trực tiếp mang đến tặng. tôi tổ chức cho trẻ giao lưu với bác nông dân và trồng rau trực tiếp trên quỹ đất “vườn rau sạch của bé” của trường dưới sự hướng dẫn trực tiếp của bác nông dân là hoạt động lao động trẻ rất thích thú. Hoặc từ những bó lúa, gạo, rơm… phụ huynh ủng hộ tôi cho trẻ tham gia hoạt động lao động: “Đập lúa”, “ sẩy gạo”, “bện chổi”….Bên cạnh đó, khi dịch covid 19 có diễn biến phức tạp. Thì hoạt động vệ sinh: “Đeo khẩu trang đúng cách”, “Bé sử dụng nước sát khuẩn tay như thế nào?”…Sẽ là những hoạt động vệ sinh trẻ tích cực tham gia, rèn luyện do tính phù hợp thời điểm.Hình 7: hoạt động lao động cuốc đất, đập lúa Đặc biệt, trong khoảng thời gian của hoạt động chiều tôi tăng cường tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng sống được nâng cao cả về số lượng và chất lượng hoạt động. Đây là hoạt động trẻ được trải nghiệm thực tế, giúp trẻ đảm bảo an toàn cho bản thân, chủ động ứng phó trước những nguy hiểm có thể xảy ra như: Khi ở nhà 1 mình, bị lạc, bắt cóc…Các nội dung này được tôi đưa vào các đề tài giáo dục như: “An toàn khi bé ở trường?” “Khi bị lạc bé sẽ làm gì?” “ Xử trí khi bị bắt cóc?”… *Trong các thời điểm khác: Trong các thời điểm tổ chức hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động ăn- ngủ- vệ sinh…đã được tôi quan sát, kết hợp rèn các kĩ năng sống 1 cách nhẹ nhàng, linh hoạt. Đảm bảo yếu tố: Cô là 1 người bạn là tấm gương mẫu mực trẻ học tập, không gượng ép, không mắng- phạt, luôn cởi mở, chia sẻ, quan tâm phù hợp đến từng cá nhân trẻ. Từ việc đảm bảo các yếu tố đó giúp tôi rèn luyên các nhóm kĩ năng sống 1 cách hài hòa và dần trẻ thực hiện thành kĩ năng Ví dụ: Trong hoạt động góc, cô sẽ là 1 người bạn giúp trẻ giao tiếp tự tin, đúng chuẩn mực xã hội với từng vai chơi. Cô sẽ là người thúc đẩy để việc các trẻ ngồi chung 1 nhóm mà chơi độc lập, không có sự hợp tác để cùng tạo ra 1 sản phẩm hoặc công trình như mong muốn.Hình 8.Trẻ giao tiếp cởi mở mới bạn => Khi tôi luôn tự trau dồi chuyên môn, phẩm chất đạo đức, mọi hành vi đúng chuẩn mực. Kết hợp với việc biết tổ chức giáo dục đúng thời điểm , dưới sự ủng hộ từ phía phụ huynh. Việc rèn kĩ năng sống được trẻ tiếp thu 1 cách nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao. * Giải pháp 4: Xây dựng môi trường thuận lợi để dạy kĩ năng sống cho trẻ Cải tiến môi trường giáo dục trước đây chủ yếu đáp ứng phù hợp chủ đề. Chưa quan tâm bổ sung phù hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề. Tôi đã trú trọng xây dựng môi trường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ như sau: Cửa lớp được trang trí thân thiện, màu sắc hài hòa, Ngoài ra được bổ sung các biểu tượng cảm xúc được gắn ngay cửa lớp trẻ được trải nghiệm cảm xúc ngay từ cửa lớp. Việc lựa chọn hình ảnh để giao lưu cảm xúc của cô và trẻ như: cử chỉ bắt tay, hôn lên má, âu yếm… sẽ làm tình cảm cô cô và trẻ trở lên gần gũi hơn, rèn trẻ tự tin bày tỏ cảm xúc phù hợp .Hình 9: Môi trường cửa lớp thân thiện Trong lớp học các góc chơi trang trí sinh động, đa dạng đồ dùng đồ chơi theo chủ đề. Đặc biệt quan tâm bổ sung môi trường hoạt động rèn kĩ năng sống. Tất cả đồ dùng đồ chơi đều được bố trí trẻ dễ lấy, dễ cất tạo cảm hứng vui chơi cho trẻ rèn luyện kĩ năng sống. Hình 10: trang trí lớp học, sắp xếp đồ chơi phù hợp VD: Trong chủ đề nghề nghiệp, tại góc Khám phá tôi chuẩn bị đa dạng đồ chơi cho trẻ hoạt động rèn luyện: kĩ năng đan tết, cởi đóng cúc áo, buộc dây giày, bện chổi, xảy gạo, ghép tranh dụng cụ, sản phẩm theo nghề…. Hình 11: Góc khám phá được bổ sung đồ chơi phù hợp chủ đề Ngoài ra, lớp học còn được gắn các biển cảnh báo phù hợp: cấm sờ vào ổ điện, an toàn khi lên xuống cầu thang, bình chữa cháy….Hoặc khu vệ sinh có minh họa 6 bước rửa tay, biển nhà vệ sinh trai- nhà vệ sinh gái; bé soi gương- chải đầu… =>Môi trường giáo dục góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống. Việc được trải nghiệm thường xuyên với môi trường, thiết bị, hệ thống biển báo, hình ảnh trực quan phù hợp giúp trẻ được chủ động tìm tòi và rèn luyện các nhóm kĩ năng giáo dục kĩ năng sống theo nhu cầu, sở thích của trẻ. d. Giải pháp 5: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục KNS cho trẻ: Đây là giải nhằm giúp giáo dục KNS trở lên hứng thú và đạt hiệu quả cao hơn. Tôi đã sử dụng các đến yếu tố công nghệ thông tin 1 cách khoa học . Việc khai thác các kênh có nguồn tư liệu phù hợp với trẻ mầm non như: Chương trình: “Con đã lớn khôn” “ Phim hoạt hình rèn kĩ năng sống cho trẻ mầm non” “ Quà tặng cuộc sống”… là kho tài liệu phong phú, có giá trị lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống với nhiều kĩ năng sống khác nhau. Các kĩ năng này được tái hiện 1 cách trân thực, phụ hợp với trẻ mầm non và trẻ ghi nhớ, tư duy nhanh để đưa ra cách giải quyết vấn đề.Hình 12: Chương trình rèn kĩ năng sống cho trẻ mầm non Hoặc các trò chơi trên Powerpoint,kismet ( vòng quay kì diệu, lựa chọn hành vi đúng- sai)…luôn thu hút được sự thích thú,tích cực tham gia của trẻ. Qua việc khai thác các trò chơi này trẻ được trực tiếp củng cố kĩ năng sống đã được học. => Đây là 1 giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Khi tôi sử dụng kết hợp linh hoạt giữa trải nghiệm thực tế với công nghệ thông tin góp phần giúp trẻ được thay đổi trạng thái hoạt động, tiếp thu nội dung giáo dục kĩ năng sống tốt hơn. * Giải pháp 6: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh rèn trẻ kĩ năng sống phù hợp. Cải tiến nội dung tuyên truyền rèn kĩ năng sống đến các bậc cha mẹ còn ít, chưa quan tâm cung cấp tài liệu đến phụ huynh giúp phụ huynh hiểu và phối hợp rèn kĩ năng sống đạt hiệu quả. Tôi đã lựa chọn kĩ năng sống cần có sự hỗ trợ của phụ huynh rèn trẻ mọi lúc mọi nơi để đạt hiệu quả cao như: Phụ huynh phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.Ví dụ: Dạy trẻ chào hỏi lễ phép thì bố mẹ sẽ là người chủ động chào hỏi để trẻ học tập theo. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi, tạo các tình huống mở để trẻ khám phá và giải quyết. Ví dụ: Cùng trẻ xem chương trình thế giới quanh em, tìm hiểu các HTTN, qua đó trao đổi với trẻ cách ứng phó trước những nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân. Tạo mối liên kết với bạn bè cho trẻ khi ở gia đình. Bố mẹ cố gắng dành thời gian cho con, làm bạn với con học tập, vui chơi. Liên tục đọc sách, trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe: Người lớn nên đọc sách cho trẻ nghe. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cô gái” tôi đặt những câu hỏi gợi mở như: Nếu là con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở tính tò mò thay đổi đoạn kết của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện. Trong gia đình, cha mẹ luôn phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách, báo hoặc đọc một thứ gì đó của mình. Khuyến khích trẻ nói lên sở thích, quan điểm của trẻ: Nói chuyện với các thành viên trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình, cố gắng không chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng tự kiểm soát bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động xã hội và các buổi thảo luận sau này. Dạy trẻ những văn hóa trong ăn uống, giao tiếp: Dạy trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống. Việc này được thực hiện trong giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình. Hình thức: Qua các hình thức truyền thống nhưng vô cùng hiệu quả như: góc tuyên truyền, trao đổi trực tiếp giờ đón trả trẻ, các cuộc họp phụ huynh. Đặc biệt trong năm học này tôi đã khai thác hiệu quả hoạt động của nhóm zalo. Với sự tham gia của 100% phụ huynh. Nhóm hoạt động tích cực cả 2 chiều phụ huynh và giáo viên. Phụ huynh phản hồi tích cực về nội dung kĩ năng sống cô muốn trao đổi. Nên qua nhóm zalo tôi đã cung cấp thường xuyên đến phụ huynh hình ảnh, video kèm theo lời đánh giá, hướng dẫn phụ huynh phối hợp cùng rèn trẻ các kĩ năng sống cho trẻ. Việc cung cấp tài liệu rèn kĩ năng sống đến phụ huynh cũng đa dạng và trở lên dễ dàng hơn. =>Tôi đã phối hợp chặt chẽ với phụ huynh thực hiện rèn kĩ năng sống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Phụ huynh hợp tác cùng thực hiện rèn trẻ góp phần giúp kĩ năng sống của trẻ được củng cố thường xuyên theo định hướng nhất định. Giải quyết vấn đề: Gia đình- nhà trường đồng nhất kiến thức, kĩ năng sống giáo dục đến trẻ và cùng tham gia rèn các kĩ năng đó thành kĩ năng. 7.1.3 Kết quả đạt được: Từ khi áp dụng những giải pháp, kinh nghiệm trên cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ lớp mình các KNS cơ bản, từ khi áp dụng đến nay như sau: Trên 90% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. Trên 90% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; ngoài ra có 95% trẻ rèn luyện được kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính chủ động, tự tin. Trên 90% trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, biết tự phòng tránh nguy cơ mất an toàn. Trẻ đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần đạt từ 98% trở lên, trẻ chăm ngoan đạt từ 97% trở lên và ít gặp khó khăn khi ở lớp, trẻ có kỹ năng lao động tự phục vụ, trực nhật, sắp xếp bàn ăn, tự xếp khay để khăn ăn, tự chuẩn bị khăn ăn, bát, thìa trong các giờ ăn, tự xếp chăn và gối trước và sau khi ngủ. Đa số trẻ có các kỹ năng học tập tốt, biết cố gắng hoàn thành công việc của mình đến cùng, biết kết hợp với nhóm bạn trong các hoạt động hàng ngày.*Kết quả đạt được sau khi áp dụng giải pháp: Nội dungSố lượng trẻTrước khi áp dụngSau khi áp dụngSố trẻ đạtTỉ lệ%Số trẻ đạtTỉ lệ%- Khả năng tự phục vụ bản thân 321753.13093.7- Khả năng tự bảo vệ bản thân khi bị bắt nạt hay gặp nguy hiểm…3216502990.6Khả năng tự lập của trẻ 3216502990.6Khả năng giao tiếp, ứng xử của trẻ.321546.82990.6Sự mạnh dạn, tự tin của trẻ321443.72990.6+Kỹ năng biết từ chối nhận quà và không đi theo người lạ…321753.13196.8 =>Sau một thời gian áp dụng và thực hiện đề tài theo hình thức mới tôi thấy kết quả các nhóm kĩ năng sống đạt được trên trẻ tăng cao hơn so với ban đầu, hình thành và phát triển các kĩ năng sống rất tốt. Ý thức, sự tự giác tích cực chủ động của trẻ cũng nhiều hơn, ngôn ngữ và nhận thức cũng phát triển hoàn thiện hơn. Vốn từ của trẻ cũng tăng lên đáng kể, lời nói, câu từ phong phú hơn. 7.2 Phạm vi áp dụng giải pháp Giải pháp có thể áp dụng tại các khối, lớp trong trường mầm non Hương Vỹ và các trường mầm non lân cận trong huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. 7.3. Ích lợi của giải pháp.Đề tài :“Một số giải pháp hiệu quả giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non” đã mang lại được lợi ích đáng kể .* Lợi ích kinh tế:Trẻ có ý thức sử dụng nước, điện tiết kiệm. Mỗi năm lớp học tiết kiệm được khoảng 300.000 đồng chi phí điện nướcPhụ huynh ủng hộ hoa, cây cảnh, con rau giống trong các hoạt động rèn kĩ năng lao động, hoạt động bảo vệ môi trường ước tính khoảng 500.000 đồngPhụ huynh ủng hộ nguyên liệu khác cho hoạt động rèn kĩ năng sống : Cam, chanh, đường, trứng, gạo nếp, rau, lúa, rơm…cho các hoạt động rèn kĩ năng sống theo chủ đề ước tính khoảng 550.000 đồng.Giảm rõ rệt trẻ mua quà vặt không rõ nguồn gốc và tình trạng phụ huynh mua đồ chơi có thể gây nguy hiểm. Ước tính khoảng 950.000 đồng.*Lợi ích xã hội:Đối với trẻGiải pháp dễ thực hiện, gần gũi với trẻ. Trẻ tiếp thu, thực hiện dễ dàng nhanh chóng. Trẻ thể hiện được tính cách của bản thân trong cuộc sống phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Trẻ có một số kĩ năng như tự tin, hợp tác, tò mò, giao tiếp, biết tự phục vụ, bảo vệ bản thân. Tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cởi mở giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. Trẻ chủ động giao tiếp, cởi mở, mạnh dạn giúp đỡ mọi người xung quanh . Trẻ yêu thích trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng bày tỏ ý kiến cá nhân, sáng tạo của trẻ được nâng lên rõ rệt. Trẻ được thường xuyên hoạt động rèn kĩ năng sống mọi lúc, mọi nơi với đa dạng các hình thức. Qua đó trẻ được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như “Đức, trí, thể, mỹ và hình thành thói quen tự phục vụ, kĩ năng tự bảo vệ bản thân, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng học tập”. Trẻ sẵn sàng vào học lớp 1. * Đối với giáo viên: Luôn duy trì và đảm bảo được sĩ số trẻ đến lớp. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động rèn kĩ năng sống ngày càng linh hoạt, sáng tạo giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, phấn khởi và có sự ghi nhớ sâu sắc. Đây là bước thành công nhất của tôi. Khả năng quan sát, tạo tình huống và xử lí tình huốn của giáo viên được nâng lên. Trẻ được trải nghiệm nhiều, xử lý tình huống rất tốt. Giáo viên năng động hơn. Có nhiều đổi mới trong xây dựng kế hoạch giáo dục. Chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh, slide trực quan sinh động hấp dẫn giúp thu hút trẻ trong các hoạt động rất nhiều. Tạo được niềm tin, nâng cao uy tín của giáo viên với phụ huynh. Mối quan hệ cô và trẻ thân thiện, cởi mở hơn. Đối với phụ huynh: Được cung cấp nhiều kiến thức giáo dục kĩ năng sống cho trẻ phù hợp với độ tuổi, phù hợp với từng đối tượng trẻ. Thỏa mãn những thắc mắc, lo lắng khi con học cả ngày ở trường như thế nào? Khi những tiến bộ, trưởng thành của trẻ được cô trao đổi trực tiếp về gia đình thông qua nhóm zalo của lớp. Phụ huynh hợp tác cùng cô giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Cảm thấy hài lòng về sự trưởng thành mỗi ngày của trẻ. Trên đây là một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non mà tôi nghiên cứu, vận dụng. Trong quá trình triển khai thực hiện rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Hội đồng khoa học Trường mầm non Hương Vỹ, Phòng GD& ĐT Yên Thế để các giải pháp của tôi đạt hiệu quả cao trong công tác CSGD trẻ tại nhóm lớp được tốt hơn. Tôi xin cam đoan những điều tôi viết trên đây là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những giải pháp áp dụng nêu trên.Tôi xin chân thành cảm ơn./.Hương Vỹ, ngày 18 tháng 02 năm 2021XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG MN HƯƠNG VỸHIỆU TRƯỞNG Hoàng Thị Huệ Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Phương Thảo
Khớp với kết quả tìm kiếm: đó thiết thực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi” II. Nội dung:…. read more
7. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi? – Eyelight.vn
Tác giả: text.123docz.net
Ngày đăng: 09/02/2020 05:43 AM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 76718 đánh giá)
Tóm tắt:
Khớp với kết quả tìm kiếm: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 56 tuổi tại trường mầm non · 1.Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi 25 63% 15 37% · 2.Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 18 45% 22…. read more
8. Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Tác giả: mnlamthuy.edu.vn
Ngày đăng: 02/18/2019 01:42 AM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 41100 đánh giá)
Tóm tắt:
Khớp với kết quả tìm kiếm: Hiện nay các nhà giáo dục trên thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và ……. read more
9. GIẢI PHÁP TỐI ƯU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON VẠN GIÃ NĂM HỌC 2019 – …
Tác giả: hoangmai.hanoi.gov.vn
Ngày đăng: 01/09/2019 01:48 AM
Đánh giá: 3 ⭐ ( 34411 đánh giá)
Tóm tắt: Là giáo viên mầm non phụ trách lớp mẫu giáo lớn, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giáo dục kỹ năng sống không phải là nói cho trẻ biết thế nào là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau. Giải quyết phải xuất phát từ trẻ. Chính vì vậy, trong năm học 2018-2019 này tôi chọn đã lựa chọn đề tài “ Giải pháp tối ưu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi lớp A2 Trường mầm non Vạn Giã” với mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở lớp tôi phụ trách.
Khớp với kết quả tìm kiếm: Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ có được những KNS cơ bản ở trường mầm non giúp trẻ ổn định nề nếp ……. read more
10. Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi
Tác giả: skkn.vn
Ngày đăng: 07/15/2021 10:12 PM
Đánh giá: 4 ⭐ ( 41610 đánh giá)
Tóm tắt: Đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi”Cơ sở lý luận: Người xưa vẫn thương nói: “Uốn con từ thuở còn non Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, để chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Để đạt được điều đó thì kỷ năng giao tiếp vô cùng quan trọng đối với trẻ. Kỷ năng giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể, có thể là một cá thế hay một nhóm, tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và quy tắc giao tiếp mà cả hai cùng hiểu. Đối với các cháu ở trường mầm non, nhất là trẻ 5 – 6 tuổi thì việc giáo dục kỹ năng giao tiếp giúp trẻ biết cách tiếp cận, biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biết cách giải quyết những tình huống trong cuộc sống của mình. Từ đó hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng giao tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kĩ năng sống cho trẻ.Cơ sở thực tiễn: Trong những năm qua trường mầm non chúng tôi luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, tuy nhiên trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi vẫn còn gặp 1 số thuận lợi và khó khăn như: Thuận lợi: – Trường chúng tôi là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất khá đảm bảo. Bên cạnh đó luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền địa phương, lãnh đạo Phòng giáo dục đào tào. – Mấy năm gần đây nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức chuyên đề phát triển ngôn ngữ nên rất thuận lợi cho tôi trong tìm kiếm tư liệu để thực hiện đề tài này. – Trẻ 5 tuổi đã qua các lớp 3 tuổi, 4 tuổi nên kỹ năng giao tiếp của trẻ tốt hơn. Khó khăn: – Trẻ ở vùng nông thôn bãi ngang ven biển nên còn dùng nhiều từ địa phương, ở nhà tiếp xúc với ông bà, bố mẹ, xóm làng còn hay nói từ cộc lốc, trống không, vốn từ của trẻ còn hạn chế, ngôn ngữ giao tiếp của trẻ thường là tự phát nên khó khăn trong việc tiếp cận ngôn ngữ giao tiếp chủ động tích cực mà cô đưa ra. – Môi trường rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ đã có nhưng chưa phong phú và hấp dẫn. – Một số phụ huynh thấy trẻ nói trống không, lắp , nói ngọng là bình thường nên thiếu sự phối hợp cùng giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. 3. Các biện pháp: -Từ những thuận lợi và khó khăn trên, qua tình hình dạy trẻ từ thực tiễn của các cháu 5 tuổi nói chung và các cháu lớp 5 tuổi A lớp tôi nói riêng. Tôi luôn băn khoăn trăn trở là phải làm thế nào để nhanh chóng giúp trẻ có được kỹ năng giao tiếp. Giúp giáo viên trong trường rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong các hoạt động hàng ngày, từ đó có được niềm tin yêu từ các cháu cũng như các bậc phụ huynh và trang bị kiến thức cho riêng mình. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi suy nghĩ tìm hiểu và đã tìm ra “Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi” như sau: Biện pháp 1: Tạo môi trường để phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi.Việc tạo môi trường vui chơi nhằm hình thành cho trẻ những ấn tượng,cảm xúc cho trẻ về giao tiếp. Tôi luôn tạo cho trẻ môi trường để trẻ được trải nghiệm phong phú, đa dạng để khi trẻ đến trường, điều tác động đầu tiên đến trẻ là môi trường của lớp học để kích thích ý muốn giao tiếp ở trẻ. Để thực hiện có hiệu quả ở nội dung này bản thân tôi đã trang trí các góc phù hợp với từng chủ đề bố trí tạo không gian hợp lí ở các góc chơi cho trẻ. Bố trí những góc ồn ào ở xa các góc yên tĩnh nhằm tạo hiệu ứng chơi tốt nhất. VD: Khi bố trí các góc chơi tôi luôn phân chia các ranh giới giữa các góc rõ ràng, sử dụng tường hoặc các giá tủ để chia khoảng cách giữa các góc chơi để trẻ dễ dàng hoạt động và giao tiếp với nhau trong quá trình chơi.Ở lớp tôi bố trí các góc chơi đó là: Góc học tập, góc xây dựng, góc nghệ thuật,góc phân vai, góc thiên nhiên. Tuy nhiên tôi xác định góc phân vai, góc nghệthuật và góc xây dựng là các góc trẻ sử dụng kỹ năng giao tiếp nhiều nhất nêntôi đặc biệt quan tâm và thực hiện việc rèn kỹ năng giao tiếp như sau:Kỹ năng nghe, hiểu: Góc nghệ thuật: ở góc này tôi chuẩn bị đầy đủ các đạo cụ âm nhạc, không gian nghệ thuật để cho trẻ hoạt động. Giới thiệu và trò chuyện cùng trẻ về các bài hát, cho trẻ lắng nghe các âm thanh, giai điệu khác nhau. Rèn luyện kĩ năng nghe cho trẻ. VD: Các con ơi, chủ đề này chúng mình có những bài hát nào mà các conbiết nhỉ? Bạn nào giúp cô kể tên các bài hát mà chúng mình đã biết nào?Con muốn hát tặng cô và các bạn một bài hát không? Bài hát đó tên là gìnhỉ? Con nhận thấy bài hát có giai điệu như thế nào?…Thông qua các câu hỏi, trò chuyện với trẻ giúp trẻ nhớ lại các bài hát mà trẻ đã được học, trẻ mạnh dạn trả lời, biễu diễn và nêu lên những suy nghĩ của mình một cách phù hợp.Hay ở góc phân vai: Đây là góc dễ dàng tạo sự hứng thú cho trẻ. Khi rèn kĩ năng nghe, hiểu cho trẻ, tôi hướng trẻ chơi các vai chơi như Bác sĩ khám bệnh, côgiáo, hướng dẫn viên du lịch…để từ đó trẻ nhập vào các vai chơi một cách tự nhiên và sáng tạo. VD: khi trẻ nhập vai bệnh nhân đến khám bệnh: Nhờ Bác sỹ khám bệnh cho cháu không hiểu vì sao mà cháu thấy đau bụng quá…bác sỹ khám bệnh cho bệnh nhân … Hôm qua cháu ăn gì chắc lại ăn quà vặt đây mà….Từ đó sẽ nảy sinh ra các vấn đề, kỹ năng giao tiếp mà trẻ ứng phó với nhau trong quá trình chơi. Ở góc xây dựng: Ở góc này, qua sự trao đổi giữa cô và trẻ sẽ hình thành ở trẻ kĩ năng trao đổi, và được thể hiện qua sự trao đổi giữa các kỹ sư xây dựng. Với mỗi một chủ đề, tôi xây dựng các công trình khác nhau, và cho trẻ thực hiện theo cách sáng tạo của trẻ.Tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thế sử dụng làm đồ dùng đồ chơi như lịch cũ, ống lon, chai nhựa …cô khuyến khích trẻ cùng làm với cô, vừa làm vừa trò chuyện, qua đó cung cấp vốn từ thêm cho trẻ.Như vậy việc phát triển các kĩ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi giúp trẻ có cơ hội học mà chơi, chơi mà học. Trẻ được giao tiếp thông qua các trò chơi, vốn từ của trẻ được mở rộng hơn, từ đó việc tiếp thu các kiến thức ở trẻ trở nên dễ dàng, thoải mái và sáng tạo, tự tin hơn. Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.Việc lồng ghép kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là vô cùng cần thiết. Bởi mỗi một hoạt động trẻ lại được đón nhận một bài học cho bản thân với nhiều hình thức khác nhau giúp trẻ thêm thích thú mà mục đích chính không hề bị thay đổi.VD: Trong Giờ đón và trả trẻ tôi luôn tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn. Ngoài ra trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ các kỹ năng lễ giáo như: Biết chào ông, bà, bố, mẹ, cô giáo, chào các bạn…. như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép, biết vâng lời. VD: Ở lớp tôi xây dựng biểu tượng chào hỏi…………..Mỗi biểu tượng gắn với một hành động để giúp trẻ nhìn từ các biểu tượng để thể hiện hành động của mình với cô, trẻ….Hay trong các giờ kể chuyện, đọc thơ, hát…….. tôi sử dụng các câu hỏi mở giúp trẻ mở rộng vốn từ cho trẻ. Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng giao tiếp cho trẻ Để làm tốt nội dung này tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ và lắng nghe khi trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ vừa nghe để trẻ nghe cho dễ.Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình tiếp thu và quá trình thể hiện của từng cháu. Việc này giúp phụ huynh học sinh nắm rõ được khả năng của con em mình và có hướng cùng cô giáo dục trẻ. Với những cháu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong quá trình giao tiếp tôi mạnh dạn trao đổi cụ thể các vấn đề với phụ huynh về các mà trể còn hạn chế. Từ đó cùng các bậc phụ huynh gần gũi, quan tâm, chia sẻ để trẻ có cảm xúc và cách thể hiện rõ ràng hơn với từng trẻ, nhờ đó trẻ sẽ có hứng thú hơn khi cô đưa ra hoạt động.Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng.Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác. 4. Kết quả đạt được:“Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi” là phương pháp dạy học có tác dụng giáo dục toàn diện, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, giúp cho trẻ hình thành những phẩm chất của con người, đó là tiền đề quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một sau này.Muốn nâng cao chất lượng “giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi” trong trường mầm non thì người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, phải tìm ra các biện pháp, giải pháp đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn phù hợp với địa phương và của lớp mình phụ trách, mạnh dạn áp dụng vào thực tiễn. Thường xuyên quan tâm đến các kỹ năng của từng đứa trẻ, động viên khuyến khích các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động.Chính vì vậy, sau khi áp dụng các biện pháp “giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi” trong trường mầm non đã nêu ở trên đã mang lại nhiều kết quả khả quan: Đối với giáo viên: 100% Giáo viên trong trường có sự giao lưu, học tập lẫn nhau. Nắm chắc hơn về phương pháp tiến hành giáo dục cho trẻ kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Có nhiều giải pháp, kinh nghiệm trong việc rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp cho trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên tự tin hơn, gần gũi, hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ hơn trong quá trình rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Đối với trẻ:98 % số trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, Vốn từ của trẻ đã phong phú hơn rất nhiều.Trẻ tự đề nghị với cô và bạn về những điều trẻ muốn. Trẻ kể lại được câu chuyện, thể hiện được bài thơ diễn cảm cho cô và các bạn nghe.Trẻ đã biết cách sắp xếp trật tự các từ rõ ràng, mạch lạc trong câu nên khi trẻ nói trẻ không bớt từ. Đối với phụ huynh: + Có sự thay đổi nhìn nhận về vấn đề tự lập của con, nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp từ đó có phương pháp, cách thức dạy con hợp lý và hiệu quả hơn. + Phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn về bậc học mầm non. Nhiều phụ huynh đã tìm ra được phương pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.5. Kết luận:- Sau thời gian thực hiện biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi rất tiến bộ, mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động, biết hoà đồng cùng các bạn trong lớp, ngoan, lễ phép với mọi người, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, tự tin thích thú khi tham gia hoạt động và giao tiếp với mọi người xung quanh- Sau khi thực hiện đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi”. Tôi thấy trẻ lớp tôi tiến bộ rõ nét, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên khi giao tiếp, vốn từ phát triển rộng rãi phong phú hơn.Tuy nhiên còn một vài trẻ chậm phát triển nên chưa đạt: Bình Minh. Đối với cháu Bình Minh là trẻ có kỹ năng giao tiếp còn chậm hơn so với các bạn khác nhưng so với bản thân cháu vào dịp đầu năm và hiện tại đã có sự tiến bộ rõ rệt.- Qua thời gian sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ tại lớp. Tôi nhận thấy trẻ không chỉ tiến bộ về mặt kỹ năng giao tiếp mà còn phát triển cả kỹ năng ngôn ngữ, tình cảm xã hội cũng như tư duy, quan hệ tình cảm xã hội, khả năng nhận thức và kỹ năng sống. 6. Ý kiến đề xuất:- Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn để cải thiện môi trường ngoài hấp dẫn, có những hình ảnh đẹp, câu chuyện phong phú từ đó trẻ có kỹ năng giao lưu, giao tiếp tốt hơn.Kính thưa ban giám khảo.Trên đây là những việc làm cụ thể mà bản thân tôi đã thực hiện thành công, giúp trẻ từ 5-6 tuổi có kỹ năng giao tiếp cực tại trường mầm non chúng tôi rất thành công. Rất mong nhận được sự chia sẻ của các quí vị đại biểu, Ban giám khảo và đồng nghiệp để công tác chăm sóc giáo dục trẻ của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Người báo cáo Nguyễn Thị Hoài Thu
Khớp với kết quả tìm kiếm: Năm nay trường tôi tổ chức cho trẻ đi tham quan trang trại era house và lăng Bác. Khi tôi thông báo kế hoạch đi tham quan của nhà trường trẻ lớp tôi rất ……. read more
11. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi violet
Tác giả: kinhnghiemdayhoc.net
Ngày đăng: 10/27/2020 11:52 PM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 10954 đánh giá)
Tóm tắt: TÊN ĐỀ TÀI: Những biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm nonI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀICâu …
Khớp với kết quả tìm kiếm: Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ….. read more
12. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi. Gv Trần Thị Na – Trường Mẫu Giáo Vành Khuyên
Tác giả: skkn.vn
Ngày đăng: 09/09/2020 03:22 PM
Đánh giá: 5 ⭐ ( 76334 đánh giá)
Tóm tắt: Website Trường Mẫu Giáo Vành Khuyên
Khớp với kết quả tìm kiếm: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” · Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và ……. read more
”
Tham khảo
- https://www.brighthorizons.com/family-resources/teaching-kids-life-skills-seven-essential-life-skills-to-succeed
- https://www.verywellfamily.com/teaching-children-life-skills-early-4144959
- https://www.familyeducation.com/life/11-life-skills-every-child-should-know
- https://www.positiveaction.net/blog/life-skills-for-kids
- https://parenting.flinto.in/child-development/life-skills
- https://mommypoppins.com/65-essential-life-skills-to-teach-kids
- https://www.parents.com/parenting/better-parenting/advice/10-life-skills-to-teach-your-child-by-age-10/
- https://www.scholastic.com/parents/family-life/creativity-and-critical-thinking/learning-skills-for-kids/6-life-skills-kids-need-future.html