TOP 10 ngân hàng cho vay tín chấp lãi suất thấp tốt nhất 2023 | ZaloPay
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là hình thức cho vay của ngân hàng mà bạn không cần tài sản đảm bảo. Thay vào đó, ngân hàng sẽ dựa vào uy tín, thu nhập và lịch sử tín dụng của người đi vay. Các yếu tố mà tổ chức tài chính và ngân hàng sẽ thẩm định sau khi cho vay tín chấp gồm:
-
Uy tín của người đi vay: Tổ chức tài chính sẽ dựa vào địa vị, chức vụ của người đó trong công ty. Các thông tin này sẽ được làm rõ thông qua hồ sơ chứng minh thu nhập của bạn.
-
Uy tín của đơn vị/tổ chức mà bạn đang làm việc.
-
Thu nhập: Nguồn thu nhập chính của bạn đến từ những nguồn nào? Mỗi tháng là bao nhiêu?
-
Lịch sử tín dụng của người đi vay: Bạn có đang vay tổ chức tài chính nào khác không? Có từng trả nợ trễ kỳ hạn không? Các thông tin này sẽ được ngân hàng hoặc công ty tài chính tra cứu thông qua CIC.
Bạn có thể vay tín chấp để phục vụ cho nhiều mục đích như cưới hỏi, mua đồ tiêu dùng, du lịch,…
Thời hạn vay tín chấp khá linh hoạt, dao động từ 12 đến 60 tháng tùy vào ngân hàng và nhu cầu vay của bạn. Đồng thời, lãi suất và hạn mức vay cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, hạn mức của hình thức vay này có thể lên đến vài trăm triệu đồng nếu bạn đáp ứng đầy đủ hồ sơ và yêu cầu của ngân hàng. Lãi suất sẽ được tính trên số tiền bạn đã vay cũng như uy tín và lịch sử tín dụng mà bạn đáp ứng.
Xem thêm: Hạn mức tín dụng là gì?
Lợi ích khi vay tín chấp
-
Thời gian duyệt vay nhanh vì vay tín chấp không yêu cầu tài sản đảm bảo.
-
Thủ tục và hồ sơ vay đơn giản: Bạn chỉ cần có hồ sơ nhân thân và hồ sơ chứng minh thu nhập để nộp cho tổ chức tài chính.
-
Ngân hàng sẽ không tìm hiểu mục đích vay của bạn.
-
Thời gian giải ngân nhanh: Nếu bạn nộp đầy đủ hồ sơ ngay từ đầu thì chỉ cần 1-2 ngày là ngân hàng sẽ giải ngân số tiền vay của bạn.
-
Số tiền được vay khá cao nên sẽ giúp bạn đạt được nhiều mục đích cá nhân như đầu tư hay giải quyết khó khăn tài chính nhanh chóng.
-
Lãi suất vay tín chấp ở ngân hàng sẽ được quản lý chặt chẽ hơn các tổ chức tín dụng đen.
Các hình thức khi vay tín chấp
1. Phân loại theo đối tượng vay tín chấp
-
Vay cá nhân:
Khoản vay này sẽ phục vụ cho mục đích cá nhân như trang trải cuộc sống, mua xe, mua nhà, mua sắm các thiết bị gia dụng,…
-
Vay cho doanh nghiệp:
Hình thức này giúp các doanh nghiệp bổ sung vốn, mua tài sản cố định, đầu tư và xây dựng cơ sở vật chất,… phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phân loại theo giấy tờ để vay tín chấp
-
Dùng Bảng lương / HĐ lao động để vay tín chấp.
-
Sử dụng Sao kê tài khoản ngân hàng để vay tín chấp.
-
Dùng Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ để vay tín chấp.
-
Sử dụng Cà vẹt xe để vay tín chấp.
-
Dùng Hóa đơn tiền điện để vay tín chấp.
-
Sử dụng Sao kê thẻ tín dụng để vay tín chấp để vay tín chấp.
-
Sử dụng Hợp đồng tín chấp để vay tín chấp.
3. Phân loại vay theo sản phẩm
-
Vay tiền mặt để tiêu dùng:
Sau khi ký kết hợp đồng, khoản tiền vay sẽ được ngân hàng chuyển vào tài khoản của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn cách nhận tiền mặt trực tiếp tại phòng giao dịch. Sản phẩm vay tín chấp này sẽ giúp bạn khi bạn cần tiền mặt để đáp ứng chi tiêu cá nhân như đóng học phí, sửa nhà, trang trải cuộc sống,…
Xem thêm: Vay tiền mặt trả góp hàng tháng đơn giản, tiện lợi
-
Vay mua hàng trả góp:
Với sản phẩm này, bạn cần trả 10% – 50% giá trị của món hàng tùy đơn vị bán hàng. Phần còn lại sẽ được tổ chức tài chính thanh toán. Bạn chỉ cần trả góp đều đặn theo từng tháng đến khi hết số tiền đã vay, phí và lãi.
Liên quan: Nên vay tiền trả góp ở đâu uy tín, lãi suất thấp?
-
Vay thấu chi:
Sản phẩm vay thấu chi chỉ áp dụng tại các ngân hàng. Khi sử dụng sản phẩm này, ngân hàng sẽ cho phép bạn chi tiêu vượt số tiền hiện có trong tài khoản. Lãi suất sẽ được tính trên số tiền vượt mức mà bạn đã chi tiêu.
-
Vay cho hoạt động kinh doanh:
Sản phẩm vay này giúp bổ sung nguồn vốn lưu động hoặc các hoạt động phục vụ cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp
Tiêu chí
Vay tín chấp
Vay thế chấp
Đặc điểm
– Là hình thức vay không yêu cầu tài sản đảm bảo.
– Dựa vào uy tín và năng lực trả nợ của cá nhân/doanh nghiệp đi vay.
– Là hình thức vay phải có tài sản đảm bảo như đất, nhà, xe,…
– Tài sản phải thuộc sở hữu của người đi vay, được ngân hàng thẩm định giá.
Tài sản đảm bảo
Không cần tài sản đảm bảo.
Phải có tài sản đảm bảo theo quy định của tổ chức cho vay như sổ đỏ, ô tô,…
Lãi suất
Cao.
Thấp và giảm dần.
Thời gian vay
Ngắn hơn. Thông thường, thời gian vay tối đa là 5 năm.
Dài hơn, có thể lên đến 35 năm.
Hạn mức cho vay
Thấp, tối đa là 300 – 500 triệu tùy vào tổ chức tài chính
Cao. Hạn mức vay là 70% – 100% tổng giá trị tài sản đảm bảo.
Thời gian xét duyệt
Nhanh chóng.
Lâu hơn vì phải thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo.
Thủ tục, hồ sơ đăng ký
Đơn giản.
Phức tạp.
Làm sao để vay tín chấp hiện nay?
Mỗi ngân hàng/công ty tài chính đều có quy định cụ thể cho từng đối tượng và trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo lợi ích cho công ty tài chính lẫn khách hàng vay tín chấp. Bạn cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau để thực hiện vay tín chấp:
-
Phải có thu nhập ổn định và cố định và đủ khả năng trả nợ. Mức thu nhập tối thiểu phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng. Một số ngân hàng chấp nhận mức thu nhập tối thiểu là 4,5 triệu đồng nhưng các ngân hàng khác lại yêu cầu cao hơn. Khả năng chi trả của bạn sẽ được đánh giá thông qua bản sao kê chứng thực mức lương.
-
Bạn không có nợ xấu tại bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào.
-
Một số yêu cầu cơ bản như là công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 22 – 60 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại địa điểm của tổ chức cho vay, CMND/CCCD.
-
Trong trường hợp bạn vay ở nhiều ngân hàng hoặc công ty tài chính khác nhau, tổ chức tài chính sẽ xem xét khả năng trả nợ để quyết định duyệt cho vay hay không.
TOP 10+ Ngân hàng cho vay tín chấp lãi suất tốt nhất năm 2023
Vay tín chấp ngân hàng nào tốt nhất? TOP 10 ngân hàng vay tín chấp lãi suất thấp, tốt nhất 2023 là:
-
Ngân hàng VPBank
-
Ngân hàng Techcombank
-
Ngân hàng OCB
-
Ngân hàng Vietcombank
-
Ngân hàng Sacombank
-
Ngân hàng TPBank
-
Ngân hàng MSB
-
Công ty tài chính SHB Finance
-
Ngân hàng BIDV
-
Công ty tài chính Mcredit
Dưới đây, hãy cùng ZaloPay tìm hiểu chi tiết một số ngân hàng cho vay tín chấp theo lương lãi suất thấp hiện nay.
1. Vay vốn tiêu dùng tín chấp tại
Ngân hàng Techcombank
Techcombank là ngân hàng có mức tăng trưởng kỷ lục trong những năm gần đây, bởi chiến lược tối ưu trải nghiệm người dùng với bộ phận hỗ trợ khách hàng cũng như quy trình làm việc chuyên nghiệp. Các khoản vay tín chấp tại ngân hàng này có thời gian phê duyệt nhanh chóng chỉ trong 2 ngày làm việc. Về hạn mức vay, bạn có thể vay tối đa 300 triệu với khoản vay lớn hơn 10 lần thu nhập hàng tháng trong thời gian từ 6 đến 60 tháng. Lưu ý, để sử dụng vay tín chấp ở Techcombank, bạn cần có mức thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên.
Nguồn: websosanh.vn
2. Vay tiêu dùng tín chấp cá nhân tại
Ngân hàng VPBank
VPBank cung cấp dịch vụ vay tín chấp ngân hàng với lãi suất từ 14%/ năm, tính theo dư nợ giảm dần của từng khoản vay và linh hoạt đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hạn mức khoản vay của đơn vị này lên đến 10 lần mức lương hàng tháng, với thủ tục đơn giản và thời gian xử lý hồ sơ cho vay nhanh chóng. Đối tượng khách hàng của VPBank là những khách hàng có nhu cầu vay tín chấp có thu nhập từ lương tối thiểu là 5 triệu đồng.
Nguồn: topbank.vn
3. Vay tín chấp lãi suất thấp TPBank
Với mức lãi suất ưu đãi, chỉ giao động từ 10,8% đến 17%/ năm, TPBank được xem là một trong những ngân hàng có mức lãi suất vay tín dụng tốt nhất hiện nay. Khách hàng của TPBank là đối tượng có thu nhập từ lương tối thiểu 3 triệu đồng. Trong đó khách hàng nữ thuộc độ tuổi từ 22 – 55, khách hàng nam thuộc độ tuổi từ 22 – 60. Khách hàng có thể nhận khoản vay chỉ sau từ 3 đến 5 ngày làm việc, với mức vay lên đến 10 lần thu nhập và thời hạn tối đa 48 tháng.
Nguồn: tpb.vn
4. Vay tín chấp theo lương tại ngân hàng Sacombank
Tại Sacombank, khách hàng vay tiêu dùng từ lương có đặc quyền riêng khi được tặng gói bảo hiểm An Tâm Tín Dụng trong thời gian vay vốn. Với gói An Tâm Tín Dụng, bạn sẽ được chi trả nợ tín dụng và các khoản lãi khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo quy định. Các khoản này được tính từ kỳ đóng phí gần nhất hoặc ngày gia hạn hợp đồng gần nhất đến ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, sau khi trừ các khoản phí bảo hiểm còn nợ và các khoản chi phí hợp lý có liên quan.
Về vay tín chấp tại Sacombank, bạn được hưởng hạn mức khoản vay lên đến 16 lần thu nhập hàng tháng, tối đa là 500 triệu đồng. Lãi suất cho vay của ngân hàng này giao động từ 9,6% đến 11% / 1 năm.
Nguồn: cachvaytiennganhang.com
5. Vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo tại BIDV
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam. Các gói vay tín chấp của BIDV được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn bởi thủ tục vay đơn giản, thời gian xử lý nhanh chóng. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tâm và mang đến cho khách hàng những phương án hiệu quả, tiết kiệm nhất cũng là một điểm cộng lớn của Ngân hàng BIDV. Các khoản vay tại ngân hàng này có thời hạn đến 84 tháng, với hạn mức khoản vay cao gấp 15 lần thu nhập hàng tháng và tối đa 500 triệu đồng.
Nguồn: bidv.com.vn
6. Vay tín chấp tại
ngân hàng Vietcombank
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là một trong 4 ngân hàng thương mại nhà nước uy tín nhờ hệ thống dày đặc, có mặt ở khắp các tỉnh của cả nước cùng với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm. Với chủ trương hỗ trợ khách hàng tối đa trong việc chi tiêu, Vietcombank đã đưa ra mức lãi suất vay tín chấp cạnh tranh khoảng 10 – 12%/năm. Hạn mức vay tín chấp có thể cao gấp 12 lần lương, từ 25 đến 500 triệu đồng trong thời hạn từ 5 đến 10 năm.
7. Vay tín chấp tại ngân hàng OCB
Vay tín chấp của ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) là sản phẩm nhắm đến các đối tượng là cá nhân cần vay vốn để mua sắm, chi tiêu sinh hoạt… Tại ngân hàng OCB, bạn có thể lựa chọn nhiều gói vay tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của bạn. Lãi suất vay tín chấp dao động từ 1,67% ~2,92%/tháng. Đồng thời, càng tiện lợi hơn khi bạn có thể vay tín chấp online với thời hạn linh hoạt từ 6 đến 36 tháng với hạn mức vay có thể cao gấp 7 lần lương. Ngân hàng OCB cũng sẽ hỗ trợ đăng ký vay và giải ngân nhanh chóng.
8. Vay tín chấp tại Maritime Bank (MSB)
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ tài chính với mong muốn hỗ trợ vốn cho đa số mọi đối tượng. Với gói vay tín chấp, khách hàng có thể vay tối đa 500 triệu đồng với thời hạn vay dao động từ 1 đến 5 năm tùy vào mục đích vay vốn của bạn. Lãi suất vay sẽ dao động từ 0,8 – 1,3%/tháng, có thể được giảm nếu bạn vay vào các dịp ưu đãi, khuyến mãi của ngân hàng MSB.
Xem thêm: Các gói vay phổ biến hiện nay tại ngân hàng
9. Vay tín chấp tại Công ty tài chính SHB Finance
Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB Finance) có nhiều sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thủ tục vay online đơn giản, tiện lợi cùng với điều kiện vay đơn giản là một trong những lựa chọn tốt để bạn cân nhắc. Lãi suất vay dao động từ 1.81% – 2.7%/ tháng tùy vào hình thức vay tín chấp mà bạn lựa chọn. Đồng thời, hạn mức vay lên đến 70 triệu đồng với thời hạn vay từ 6-36 tháng để bạn lựa chọn.
10. Vay tín chấp tại Công ty tài chính Mcredit
Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) có nhiều gói vay tín chấp đa dạng, phù hợp cho mọi đối tượng. Lãi suất vay tín chấp tại công ty tài chính Mcredit dao động trong khoảng 1,76% – 3,22%/tháng dựa vào hồ sơ vay và lịch sử tín dụng của khách hàng. Đồng thời, quy trình đăng ký vay cũng vô cùng tiện lợi khi khách hàng có thể đăng ký trực tiếp tại website của Mcredit. Hạn mức vay lên đến 100 triệu đồng với kỳ hạn từ 3 tháng đến 36 tháng sẽ thuận tiện cho tình hình tài chính của bạn.
Một số lưu ý khi vay tín chấp
-
Đọc kỹ nội dung trước khi ký kết hợp đồng vay
Bạn cần phải đọc kỹ các điều khoản trước khi đặt bút ký kết hợp đồng vì trong hợp đồng sẽ có các mức phí phát sinh trong quá trình vay cũng như những điều khoản ràng buộc người vay và tổ chức tài chính. Những khoản phí phát sinh khi vay tín chấp khá nhiều như mức phạt khi trả nợ hết hạn, phí thanh toán khi trả nợ trước hạn,… Bạn cần biết chắc về quyền và trách nhiệm của mình trước khi thực hiện ký kết hợp đồng để phòng trừ các rủi ro pháp lý và tài chính về sau.
-
Lựa chọn ngân hàng uy tín và đáng tin
Bạn cần tìm hiểu và cân nhắc các điều khoản, chính sách hỗ trợ cũng như mức độ bảo mật thông tin người dùng khi sử dụng dịch vụ vay của ngân hàng để đưa ra lựa chọn đúng đắn.
-
Không nên vay quá nhiều ngân hàng/công ty tài chính
Tuy các tổ chức tài chính không có quy định cấm bạn vay tín chấp ở nhiều ngân hàng/tổ chức tài chính nhưng khi bạn vay ở quá nhiều nơi thì bạn vẫn bị đánh giá là có tín dụng xấu. Tuy ngân hàng/tổ chức tài chính chỉ cho bạn vay trong khả năng trả nợ nhưng nếu bạn vay quá nhiều thì nó vẫn sẽ gây áp lực tài chính lớn cho bạn.
-
Cân nhắc kỹ khả năng trả nợ trước khi quyết định vay tín chấp
Bạn cần tự đánh giá khả năng trả nợ dựa trên thu nhập và nhu cầu chi tiêu hàng tháng của bản thân. Điều này giúp bạn biết có nên giảm hạn mức vay xuống hay không. Đồng thời, việc tìm được số tiền vay hợp lý sẽ giúp bạn có định hướng tốt hơn cũng như không bị áp lực tài chính khi vay tín chấp.
Xem thêm: Cách quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả
-
Chuẩn bị hồ sơ kỹ càng để tránh mất thời gian
Khi thực hiện vay tín chấp thì hồ sơ vay đại diện cho uy tín của bạn. Nếu bạn không chuẩn bị kỹ hồ sơ hoặc quên điền một vài thông tin nhỏ, bạn sẽ phải mất thời gian làm lại. Do đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi đến tổ chức tài chính ký kết hợp đồng vay tín chấp.
-
Tìm hiểu cách tính lãi suất trước khi thực hiện vay
Vay tín chấp có mức lãi suất khá cao nên bạn phải tìm hiểu kỹ cách tính lãi suất vay. Mỗi ngân hàng sẽ có lãi suất và cách tính vay khác nhau nhưng chủ yếu sẽ có 2 cách tính lãi suất cơ bản là dựa trên dư nợ gốc hoặc dựa trên dư nợ giảm dần. Hai cách tính lãi này khá giống nhau nhưng việc biết cách tính sẽ giúp bạn ở thế chủ động hơn trong quá trình trả nợ.
Xem thêm: Làm thế nào để được vay tiền lãi suất thấp nhất?
Tổng hợp mức lãi suất vay tín chấp tại các ngân hàng Việt Nam
Sau đây là Bảng lãi suất vay tín chấp của các ngân hàng Việt Nam, bạn có thể tham khảo và lựa chọn tổ chức cho vay phù hợp:
Ngân hàng
Lãi suất
Thời hạn
Techcombank
13.78 – 18%
12 tháng
BIDV
10 – 16% (nếu có ưu đãi)
16 – 25% (sau ưu đãi)
12 tháng
VPBank
14%
12 tháng
TPBank
17%
12 tháng
Sacombank
9.6% – 11%
12 tháng
Vietinbank
10 – 12%
12 tháng
Agribank
17%
12 tháng
HSBC
15,99% (theo dư nợ giảm dần)
12 tháng
Vietcombank
10,8% – 14,4%
12 tháng
Thông tin bảng lãi suất chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo ngân hàng và thời điểm
Cách tính lãi suất vay tín chấp ngân hàng
Cách tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc và ví dụ minh họa
Lãi suất dựa trên dư nợ gốc là cách tính lãi suất chỉ căn cứ vào số tiền bạn vay ban đầu. Theo đó, khách hàng cần trả một số tiền lãi như nhau trong mỗi kỳ thanh toán, không thay đổi theo thời gian.
Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc:
-
Tiền lãi hàng tháng = Số tiền đã vay x Lãi suất vay/Thời gian vay
-
Tổng tiền phải trả hàng tháng = Số tiền đã vay/Thời gian cần vay + Tiền lãi hàng tháng
Ví dụ minh họa:
Bạn vay tín chấp 60 triệu đồng trong 12 tháng với lãi suất là 12%/năm theo hình thức tính lãi dựa trên dư nợ gốc. Tiền lãi cần trả mỗi tháng là (60.000.000 x 12%)/12 tháng = 600.000 đồng. Vậy tổng số tiền bạn cần trả mỗi tháng là (60.000.000/12 tháng) + 600.000 = 5.600.000 đồng.
Cách tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần và ví dụ minh họa
Tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần là cách tính lãi suất dựa vào số dư nợ hiện tại, sau khi đã trừ cho số tiền gốc đã trả vào kỳ trước. Theo đó, tiền lãi ở mỗi kỳ thanh toán sẽ khác nhau và giảm dần hàng kỳ.
Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần:
-
Tiền lãi tháng đầu = Số tiền đã vay x Lãi suất vay theo tháng
-
Tiền gốc hàng tháng = Số tiền đã vay/Thời gian vay tính theo tháng
-
Tiền lãi các tháng tiếp theo = Số tiền gốc còn lại x Lãi suất vay theo tháng
Ví dụ minh họa:
Bạn vay ngân hàng 50 triệu đồng trong 12 tháng với lãi suất 20%/năm theo hình thức lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần.
-
Tiền gốc phải trả hàng tháng = 50.000.000/12 = 4.166.667 đồng.
-
Tiền lãi tháng đầu = (50 triệu x 20%)/12 = 833.333 đồng.
-
Tiền lãi tháng thứ 2 = (50.000.000 – 4.166.667) x 20%/12 = 763.889 đồng.
Tiền lãi các tháng còn lại cũng được tính tương tự cách tính tiền lãi tháng 2.
Điều kiện để vay tín chấp theo lương lãi suất thấp
Để vay tín chấp theo lương, khách hàng phải cung cấp thông tin liên quan đến nơi làm việc, sao kê tài khoản từ 3 – 6 tháng. Đối với công chức nhà nước, bạn phải có quyết định hệ số lương. Sau đó, ngân hàng sẽ xét duyệt, quyết định số tiền và thời hạn vay.
Hiện nay, các ngân hàng thường yêu cầu mức thu nhập hàng tháng từ 5 – 6 triệu đồng. Cụ thể như sau:
-
Ngân hàng BIDV và Vietcombank: Mức lương hàng tháng là 3 triệu
-
Ngân hàng Citibank: Mức lương hàng tháng là 10 triệu
-
Ngân hàng Vietinbank: Mức lương hàng tháng là 3,5 triệu
-
Ngân hàng ANZ: Mức lương hàng tháng là 8 triệu
Như vậy, các ngân hàng cung cấp gói vay tín chấp theo lương lãi suất thấp là BIDV, Vietcombank, Vietinbank.
Xem thêm: Cách tra cứu, thanh toán khoản vay tiêu dùng online đơn giản
So sánh vay tín chấp tại ngân hàng và tại công ty tài chính
Ngoài lựa chọn vay tín chấp tại các ngân hàng, khách hàng có thể tham khảo thêm các gói vay tiêu dùng tại các công ty tài chính như Home Credit, FE Credit, MCredit,… Các tổ chức tín dụng này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa vay tín chấp ngân hàng và vay tín chấp qua công ty tài chính mà bạn nên cân nhắc:
Hạng mục
Vay tín chấp qua ngân hàng
Vay tín chấp qua công ty tài chính
Thủ tục vay
Thủ tục vay thường phức tạp hơn khi khách hàng cần chứng minh rõ về khả năng trả nợ thông qua thu nhập của mình.
Thủ tục đơn giản hơn khi khách hàng chỉ cần một trong số giấy tờ tùy nhân như CMND/ CCCD hoặc bằng lái xe, sổ hổ khẩu,…
Hạn mức cho vay
Hạn mức cho vay đa dạng, dao động từ 10 triệu đến 500 triệu đồng.
Hạn mức cho vay cao nhất là 100 triệu đồng.
Mục đích vay
Ngân hàng chỉ cung cấp các khoản vay lớn khoản vay thế chấp, mua nhà, mua ô tô,…
Công ty tài chính có các khoản vay ở nhiều lĩnh vực như vay mua xe ô tô, xe máy, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, chăm sóc sức khỏe,… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Lãi suất vay
Lãi suất vay tín chấp ngân hàng dao động từ 8% đến 20%/năm
Lãi suất vay tín chấp qua công ty tài chính dao động từ 12% đến 22%/năm.
Ngoài ra, khác với vay tín chấp ngân hàng, các công ty tài chính còn hỗ trợ các khoản vay online rất tiện lợi và nhanh chóng. Hầu hết hiện nay, các công ty tài chính đều đã chuyển đổi số và áp dụng công nghệ thông tin, để giúp khách hàng giảm bớt các thủ tục và thao tác thanh toán khoản vay online dễ dàng hơn.
Xem thêm: Top 5 công ty tài chính cho vay uy tín nhất hiện nay
Làm thế nào để thanh toán khoản vay tín chấp bằng ví điện tử ZaloPay?
ZaloPay là ứng dụng ví điện tử phổ biến nhất hiện nay bởi những tính năng và ưu điểm nổi bật được nhiều khách hàng ưa thích:
-
Thanh toán ngay trong ứng dụng Zalo: Bạn có thể dễ dàng thanh toán ngay trong Zalo mà không cần tải thêm bất cứ ứng dụng nào khác. Với những thao tác vô cùng đơn giản và nhanh chóng, bạn đã có thể hoàn tất quá trình thanh toán của mình.
-
Có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho người dùng: Đối với những khách hàng thanh toán hóa đơn lần đầu, ZaloPay sẽ cung cấp cho bạn những mã giảm giá vô cùng hấp dẫn. Bên cạnh đó, ZaloPay cũng thường xuyên cập nhật các
chương trình khuyến mãi
trên website và fanpage chính thức, bạn có thể theo dõi để không bỏ lỡ các ưu đãi.
-
Độ bảo mật cao:
ZaloPay là ứng dụng đạt chuẩn PCI-DSS Level 1 với hệ thống gồm nhiều lớp, giúp khách hàng an tâm hơn khi sử dụng dịch vụ.
Để thanh toán các khoản vay tín dụng bằng ví điện tử ZaloPay, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản được hướng dẫn chi tiết tại đây.
Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ thông tin chi tiết về dịch vụ cho vay tín chấp của các ngân hàng, cũng như so sánh về các gói vay giữa công ty tài chính và ngân hàng. Hy vọng qua đó bạn có thể dễ dàng lựa chọn được đơn vị phù hợp với nhu cầu vay vốn của mình. Ngoài ra, đừng quên sử dụng ứng dụng ví điện tử ZaloPay để thanh toán các khoản vay tín chấp để có cơ hội nhận được nhiều khuyến mãi hấp dẫn nhất nhé.