[TOP 10+] cách chữa bệnh tê chân tay hiệu quả từ chuyên gia
Điều trị tê bì chân tay không chỉ giúp người bệnh thoát khỏi cảnh đau đớn, khổ sở mà còn tránh được biến chứng nguy hiểm do bệnh lý này có thể gây ra. Các cách chữa bệnh tê chân tay sẽ được chia sẻ trong bài viết sau.
Mục Lục
1. Nguyên nhân gây tê bì chân tay
Có nhiều nguyên nhân gây tê bì chân tay nhưng các nguyên nhân này được chia thành 2 nhóm là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
1.1. Nguyên nhân sinh lý
- Khi mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông làm bạn thấy tê chân tê tay. Nguyên nhân của tình trạng này là do bạn ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…Khi máu bị ứ đọng không lưu thông được sẽ sinh ra các chất axit.
- Nếu bạn có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gây rối loạn cảm giác, dẫn đến tê chân tê tay. Đây là ảnh hưởng của nguyên nhân thời tiết.
- Khi bạn uống một số loại thuốc cũng là có thể là nguyên nhân làm tê chân tay.
1.2. Tê chân tay bệnh lý
- Do bệnh tiểu đường, mỡ máu cao: Do rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Nếu bạn mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng thì tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.
- Do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng: Khi mắc những bệnh lý này thì dây thần kinh, rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê chân tê tay. Bạn sẽ thấy tê dọc cánh tay kèm theo đau, mỏi cổ và vai gáy trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng…
- Do hội chứng ống cổ tay: Đây là một trong số nhiều nguyên nhân bệnh lý gây chứng tê tay, các ngón tay tê trừ ngón út và đau tăng khi lái xe, có khi nhức cổ tay về đêm.
- Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, canxi, kali… Nguyên nhân này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.
- Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân tay.
2. Cách điều trị bệnh tê chân tay
2.1. Điều trị tê bì chân tay theo Tây y
Để điều trị theo Tây y, bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc trị tê tay chân như:
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Loại thuốc này có tác dụng giảm đau, tê tay chân chỉ sau vài giờ sử dụng, phòng chống hiện tượng viêm tại các khớp, kiểm soát hiện tượng tê chân tay hiệu quả. Các loại thuốc có thể được dùng như Arcoxia, Ibuprofen,Paracetamol, Bonlutin,…
- Thuốc giãn cơ: Thường được chỉ định trong các trường hợp tê tay chân kèm theo hiện tượng cơ cứng bắp có Myonal, Mydocalm,..
- Vitamin và khoáng chất: Trong trường hợp tê bì chân tay xảy ra do cơ thể thiếu dưỡng chất, bạn nên kịp thời bổ sung các nhóm vitamin B và khoáng để cải thiện hệ thần kinh bị tổn thương, tăng cường sức khỏe.
Dùng ngải cứu trắng để chữa tê chân tay
Nhờ vào đặc tính nóng ấm mà ngải cứu được dùng nhiều để điều trị bệnh về xương khớp. Bạn cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu và một ít muối hột.
Thực hiện: Đem rửa sạch lá ngải cứu rồi cho vào chậu nước sôi cùng với muối hột. Đợi đến khi lá đã mềm thì lấy dùng để đắp lên khu vực cần điều trị sẽ giúp làm cho mạch máu giãn nở, lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng tê tay.
Trị tê tay chân bằng lá lốt
Lá lốt được dùng như một dược liệu quý trong điều trị tê bàn tay. Bạn cần chuẩn bị 15 – 20 lá lốt tươi, rửa sạch, cho vào ấm đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi gần cạn. Sau đó gạn lấy nước uống khi còn ấm. Nên uống 1 lần/ngày sau bữa ăn tối liên tục trong 10 ngày.
Mẹo chữa tê chân tay từ cây xấu hổ
Cây xấu hổ còn được gọi là cây cỏ trinh nữ. Loại cây này có tính hơi hàn, vị ngọt dùng hiệu quả khi chữa chân tay bị tê.
Để thực hiện bài thuốc này bạn cần khoảng 30gr rễ của cây trinh nữ mang đi sắc lấy nước uống trong ngày. Nên uống trước bữa ăn liên tục trong 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng đau nhức giảm rõ rệt.
Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.
Câu hỏi của bạn cần tư vấn?
Δ
Trị tê chân tay bằng gừng với muối
Đây là cách trị tê bì chân tay phổ biến được nhiều người áp dụng. Bạn dùng cả 2 nguyên liệu này đem ngâm tay chân sẽ giúp mạch máu được giãn nở, tăng cường khả năng lưu thông máu, khắc phục tê tay chân. Gừng và muối kích thích lưu thông máu trong cơ thể.
Bạn cần chuẩn bị 1 chậu nước ấm từ 50 đến 60 độ, cho muối và gừng đập dập vào chậu nước ngâm chân tay trước khi đi ngủ.
Sử dụng nghệ trị tê nhức chân tay
Nghệ có chứa hàm lượng curcumin lớn với tác dụng cải thiện khả năng lưu thông máu. Bên cạnh đó là khả năng kháng viêm làm giảm các cơn đau và khó chịu ở vùng bị tê.
Bạn dùng 1 thìa cà phê bột nghệ cho vào cốc sữa rồi làm nóng, trước khi uống cho thêm một ít mật ong. Dùng uống mỗi ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Hoặc dùng nghệ hòa với nước rồi dùng massage tay chân trong vài phút các cơn đau nhức, khó chịu ở vùng bị tê sẽ được cải thiện hơn.
Dùng cây quế điều trị bệnh tê chân tay
Trong cây quế có chứa nhiều mangan, kali và nhóm vitamin B quan trọng. Đây là các chất sẽ giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu, giảm cảm giác tê mỏi chân tay. Dùng khoảng 2 đến 4g bột quế/ ngày bằng cách pha với 1 ly nước ấm sẽ giúp tăng cường khả năng tuần hoàn được tốt hơn.
Cách trị tê tay chân từ hương thảo
Bạn có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu hương thảo để xoa bóp lên vùng tay hoặc chân bị tê. Uống trà hương thảo hàng ngày cũng là một gợi ý giúp cải thiện tình trạng tê nhức chân tay hiệu quả.
2.3. Hỗ trợ điều trị tại nhà
Tập luyện
Một chế độ tập luyện phù hợp sẽ nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, hỗ trợ điều trị tê chân tay hiệu quả hơn. Bạn có thể chọn luyện tập yoga hàng ngày hoặc đi bộ. Thời điểm thích hợp nhất để đi bộ là buổi sáng hoặc chiều tối. Đi bộ với tốc độ vừa phải, khoảng 30 phút/ngày.
Massage, chườm nóng
Bạn có thể dùng dầu massage nhẹ nhàng khu vực bị tê nhức theo vòng tròn giúp vùng đó nóng lên, giảm đau. Hoặc dùng túi chườm hay miếng vải nóng chườm vào vùng bị tê nhức 5 – 10 phút.
Xem thêm: Cách bấm huyệt chữa tê chân tay
2.4. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cân bằng và có nhiều dưỡng chất cần thiết như canxi, chất chống oxy hóa, vitamin D, K, magie… sẽ hỗ trợ điều trị tê chân tay hiệu quả và an toàn.
Bạn có thể tìm thấy thực phẩm giàu canxi trong các loại hải sản, cá, sữa và chế phẩm từ sữa. Nguồn thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như các loại đậu, trà đen, việt quất… Vitamin D, K, Magie có nhiều trong lòng đỏ trứng, cá hồi, sữa…
Tuy nhiên do khả năng hấp thu của cơ thể và nhu cầu cơ thể nên để hỗ trợ điều trị tốt nhất bạn có thể chọn dùng thêm viên uống để giúp giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý. Viên uống này có các thành phần là Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B với công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp.
Với trường hợp tê chân tay do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, bạn nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như mangan, magie, silic, sắt, kẽm… và đặc biệt là canxi nano, vitamin D3, MK7. Đây là sản phẩm rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp, cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần, khoảng 1000 – 1200mg/ngày.