TỔNG QUAN VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY LIÊN DOANH – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LÊ NGUYÊN GIÁP
TỔNG QUAN VỀ THÀNH LẬP CÔNG TY LIÊN DOANH
* KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH
Doanh nghiệp liên doanh lần đầu tiên được nhắc đến trong Luật Đầu tư 1996, tuy nhiên từ Luật Đầu tư 2005 hay Luật Đầu tư 2014 thì không còn định nghĩa về khái niệm này nữa. Vậy theo pháp luật đầu tư Việt Nam thì công ty liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế. nhà đầu tư tham gia có thể là hai & nhiều bên có quốc tịch khác nhau (cụ thể là bên Việt Nam và bên nước ngoài) cùng sở hữu về vốn góp để cùng quản lý, cùng chia lợi nhuận và cùng san sẻ rủi ro để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất thì công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hay là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với công ty Việt Nam hay do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
-
TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH
1. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam , được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Công ty liên doanh được thành lập theo hình thức sau :
a. Công ty trách nhiệm hữu hạn
b. Công ty cổ phần
Trong đó, mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm pháp lý trong phần vốn góp của mình vào vốn pháp định của doanh nghiệp.
• Điều kiện về vốn pháp định:
+ Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư.
-
DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY LIÊN DOANH
Khi muốn thành lập công ty liên doanh, quý khách hàng nên lựa chọn cho mình một đơn vị tư vấn và hỗ trợ pháp luật uy tín. Bởi lẽ, không phải nhà đầu tư nào cũng nắm vững và am hiểu sâu sắc về các quy định của pháp luật liên quan đến thành lập công ty liên doanh. Biết được quy trình thủ tục nhưng nhà đầu tư có gặp khó khăn khi làm việc với cơ quan nhà nước vì không phải những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, chi phí và có được hiệu quả công việc tốt nhất hãy cân nhắc lựa chọn công ty luật uy tín giúp quý khách hàng.
• Tư vấn trách nhiệm pháp lý tổng quan trước và sau khi thành lập doanh nghiệp
• Soạn thảo hồ sơ giấy tờ thành lập doanh nghiệp
• Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
• Nhận Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số thuế chuyển đến bạn
• Nộp hồ sơ xin cấp con dấu & xin Giấy phép sử dụng con dấu
• Nhận Con dấu và Giấy chứng nhận sử dụng con dấu
• Tư vấn kê khai thuế
• Tư vấn quản trị doanh nghiệp