Tổng quan về hợp đồng thương mại và những điều cần lưu ý
Hợp đồng thương mại là khái niệm quen thuộc đối với nhiều người kinh doanh. Trên thực tế, pháp luật không có một khái niệm chính thức nào về hợp đồng thương mại, do đó nhiều người còn rất mơ hồ về loại hợp đồng này. Dưới đây là tổng quan về hợp đồng thương mại và những điều cần lưu ý sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Tổng quan về hợp đồng thương mại.
1. Hợp đồng thương mại là gì
Hợp đồng thương mại là một trong những loại hợp đồng dân sự. Hiện pháp luật Việt Nam không có khái niệm chính thức về “Thương mại” và “Hợp đồng thương mại”. Tuy nhiên, tại Luật Thương mại 2005 có định nghĩa về “Hoạt động thương mại” như sau:
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Căn cứ theo định nghĩa về hoạt động thương mại có thể hiểu hợp đồng thương mại là hợp đồng thỏa thuận hợp tác về hoạt động thương mại gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại… nhằm mục đích sinh lợi.
Hợp đồng thương mại có thể được ký kết giữa các bên là thương nhân hoặc một bên là thương nhân. Đây là đặc trưng khác biệt của hợp đồng thương mại so với các hợp đồng khác.
2. Những nội dung chính trong hợp đồng thương mại
Nội dung của hợp đồng thương mại rất quan trọng, là cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, là căn cứ giải quyết khi xảy ra các vấn đề tranh chấp. Thông qua hợp đồng thương mại các thương nhân có thể nâng cao sức cạnh tranh, uy tín của mình trong hoạt động kinh doanh.
Hợp đồng thương mại có đầy đủ các nội dung chính của một hợp đồng dân sự, cụ thể các nội dung chính gồm có:
-
Đối tượng của hợp đồng: Có thể là hàng hóa như xăng dầu, thực phẩm, mỹ phẩm, đồ điện tử.. có thể là dịch vụ như vận chuyển, dịch vụ tư vấn pháp luật, dịch vụ làm đẹp…
-
Số lượng, chất lượng: Tùy vào đối tượng của hợp đồng mà quy định số lượng, chất lượng, tiêu thức tính số lượng chất lượng.
-
Giá, phương thức thanh toán: Giá có thể được tính theo tiền tệ Việt Nam hoặc nước ngoài hoặc theo một phương thức khác do các bên thỏa thuận với nhau. Phương thức thanh toán có thể trực tiếp bằng tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán post, cổ phiếu…
-
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng: Theo thỏa thuận căn cứ vào đối tượng của hợp đồng.
-
Quyền, nghĩa vụ của các bên: VD quyền được thanh toán đúng hạn, quyền kiểm tra chất lượng, nghĩa vụ thanh toán đúng hạn, nghĩa vụ đảm bảo chất lượng, nghĩa vụ cung cấp phương tiện làm việc…
-
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Trách nhiệm đền bù bằng tiền mặt, hiện vật…
-
Phương thức giải quyết tranh chấp: Hòa giải; thương lượng; nhờ trọng tài hoặc tố tụng dân sự
Nội dung của hợp đồng thương mại.
Các bên tham gia ký kết hợp đồng đồng thương mại có quyền thỏa thuận về nội dung của hợp đồng mà không trái pháp luật. Nội dung của hợp đồng có thể bao gồm cả phụ lục hợp đồng. Tuy nhiên các điều khoản nêu ra trong phụ lục cần thống nhất nội dung với hợp đồng.
3. Những điều cần lưu ý về hợp đồng thương mại
Việc ký kết hợp đồng thương mại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích các bên khi tham gia mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ… Khi ký kết hợp đồng thương mại các bên cần lưu ý vấn đề sau:
3.1 Chủ thể giao dịch hợp đồng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
Căn cứ theo quy định tại Điều 117, Bộ Luật dân sự 2005 về điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực cũng là điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực. Theo đó, chủ thể thực hiện giao dịch hợp đồng thương mại phải hoàn toàn tự nguyện và có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập.
Như vậy, các trường hợp chủ thể giao dịch không phải là người đại diện theo pháp luật, người chưa thành niên, người có khó khăn trong nhận thức, không làm chủ hành vi như người mắc bệnh tâm thần, bệnh down, trầm cảm, bị say rượu… đều sẽ không được chấp nhận để ký kết hợp đồng thương mại.
3.2 Đối tượng của hợp đồng thương mại phải là đối tượng được pháp luật cho phép
Căn cứ theo quy định của Khoản 1, Điều 408, Bộ Luật dân sự 2005 trường hợp đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Do đó cần lưu ý đối tượng của hợp đồng thương mại phải là đối tượng được pháp luật cho phép.
Nếu một trong các bên giao kết hợp đồng thương mại biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
3.3 Phụ lục của hợp đồng thương mại có điều khoản trái với nội dung của hợp đồng thì điều khoản này vô hiệu
Hợp đồng thương mại có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Căn cứ theo quy định của pháp luật thì phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Tuy nhiên, trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (quy định tại Điều 403, Bộ Luật dân sự 2005). Trường hợp đặc biệt nếu các bên tham gia ký kết chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
3.4 Hợp đồng thương mại có thể ký kết dưới dạng hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử
Hợp đồng thương mại thường được thành lập dưới dạng văn bản và được ký kết dưới dạng hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử. Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, chuyển đổi số mang đến lợi ích lớn cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Ký kết hợp đồng thương mại thông qua phần mềm ký hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí tổ chức, mở rộng thị trường, tăng cơ hợi hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước…
Trên đây là tổng quan về hợp đồng thương mại và những điều cần lưu ý khi tham gia ký kết hợp đồng thương mại mà cá nhân và đơn vị cần lưu ý. Trong trường hợp chưa nắm rõ về các quy định của hợp đồng thương mại hoặc lần đầu tiên ký kết hợp đồng thương mại, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của những người có kinh nghiệm, luật sư hoặc sử dụng phần mềm hợp đồng điện tử icontract để có một một hợp đồng chặt chẽ, có tính pháp lý và đúng quy định của Pháp luật.