Tổng quan về các Rối loạn nhân cách – Rối loạn tâm thần – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia
Những rối loạn nhân cách nói chung là các hình thái lan tỏa và kéo dài về suy nghĩ, nhận thức, phản ứng, và liên quan đến việc gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc suy giảm chức năng. Các rối loạn nhân cách khác nhau đáng kể trong các biểu hiện của chúng, nhưng tất cả đều được cho là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Nhiều rối loạn dần trở nên ít trầm trọng hơn theo độ tuổi, nhưng những đặc tính nhất định vẫn có thể tồn tại ở một mức độ nào đó sau các triệu chứng cấp tính dẫn đến việc gợi ý chẩn đoán giảm đi. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị bằng phương pháp trị liệu tâm lý xã hội và đôi khi điều trị bằng thuốc.
Đặc tính nhân cách đại diện cho các mẫu suy nghĩ, nhận thức, phản ứng và các mối quan hệ có tính chất tương đối ổn định theo thời gian.
Rối loạn nhân cách tồn tại khi những đặc tính trở nên rõ ràng, cứng nhắc, và không thích nghi làm suy giảm chức năng tương tác cá nhân và/hoặc công việc. Những sự không thích nghi xã hội này có thể gây ra những khó chịu đáng kể với những người có rối loạn nhân cách và những người xung quanh họ. Đối với những người có rối loạn nhân cách (không giống như những người khác tìm kiếm đến sự tư vấn), nỗi đau khổ do hậu quả của hành vi không thích nghi xã hội của bản thân thường là lý do họ tìm kiếm đến sự điều trị, hơn là bất kỳ sự không thoải mái nào với những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Do đó, đầu tiên bác sĩ lâm sàng phải giúp bệnh nhân nhận thấy rằng đặc tính nhân cách của họ là gốc rễ của vấn đề.
Rối loạn nhân cách thường bắt đầu trở nên rõ ràng trong giai đoạn muộn ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu ở độ tuổi người lớn, và các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết. Các đặc tính và các triệu chứng của chúng khác nhau đáng kể về mức độ kéo dài của chúng; nhiều trường hợp cần thời gian để giải quyết.
Khoảng 10% dân số nói chung và tới một nửa số bệnh nhân tâm thần ở các đơn vị bệnh viện và phòng khám có rối loạn nhân cách. Nhìn chung, không có sự khác biệt rõ ràng về giới tính, tầng lớp kinh tế xã hội và chủng tộc. Tuy nhiên, trong rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ 6:1. Trong rối loạn nhân cách ranh giới, phụ nữ chiếm tỉ lệ lớn hơn nam giới 3:1 (nhưng chỉ ở các cơ sở lâm sàng chứ không phải ở dân số chung).
Đối với hầu hết các rối loạn nhân cách, tỉ lệ di truyền khoảng 50%, tương đương hoặc cao hơn nhiều so với nhiều rối loạn tâm thần điển hình khác. Tỷ lệ di truyền này đối ngược với giả thuyết chung rằng các rối loạn nhân cách là những khiếm khuyết về nhân cách chủ yếu hình thành bởi một môi trường bất lợi.
Các triệu chứng và dấu hiệu của rối loạn nhân cách
Theo DSM-5, rối loạn nhân cách chủ yếu là vấn đề của
-
Sự tự xác định bản thân
-
Hoạt động giữa các cá nhân
Các vấn đề tự xác định bản thân có thể biểu hiện như một hình ảnh không ổn định về bản thân (ví dụ như có người dao động bản thân giữa sự tự tế hay sự xấu xa) hoặc là những điểm không nhất quán trong các giá trị, mục tiêu và ngoại hình (ví dụ như có người có tính tôn giáo sâu sắc khi ở nhà thờ, nhưng lại báng bổ và thiếu tôn trọng ở những nơi khác).
Những vấn đề liên quan đến tương tác cá nhân thường biểu hiện bởi sự thất bại trong việc phát triển hoặc duy trì các mối quan hệ gần gũi và/hoặc thiếu nhạy cảm với người khác (ví dụ, không thể đồng cảm).
Những người có rối loạn nhân cách thường có vẻ không nhất quán, bối rối và bực bội đối với những người xung quanh họ (bao gồm cả các bác sĩ lâm sàng). Những người này có thể gặp khó khăn trong việc biết ranh giới giữa chính họ và những người khác. Lòng tự trọng của họ cao hay thấp một cách không thích hợp. Họ có thể có các hình thức nuôi dạy con không phù hợp, tách rời, quá xúc cảm, lạm dụng, hoặc không có trách nhiệm, có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần ở vợ/chồng và/hoặc con cái của họ.
Những người có rối loạn nhân cách có thể không nhận ra rằng họ có vấn đề.
Chẩn đoán các loại rối loạn nhân cách
-
Tiêu chuẩn lâm sàng (DSM-5)
Rối loạn nhân cách bị chẩn đoán thiếu. Khi những người bị rối loạn nhân cách tìm cách điều trị, những phàn nàn chủ yếu của họ thường là trầm cảm hoặc lo âu hơn là những biểu hiện của rối loạn nhân cách của họ. Một khi các nhà lâm sàng nghi ngờ có một rối loạn nhân cách, họ đánh giá các khuynh hướng nhận thức, cảm xúc, tương tác cá nhân và hành vi sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể. Có nhiều công cụ chẩn đoán tinh vi và thực nghiệm hơn dành cho các chuyên gia lâm sàng chuyên sâu hơn.
Chẩn đoán rối loạn nhân cách đòi hỏi những điều sau đây:
-
Một hình thái dai dẳng, không có tính mềm dẻo, mang tính xâm phạm về các đặc tính không thích nghi liên quan đến ≥ 2 trong số những điều sau đây: nhận thức (các cách hoặc nhận thức và giải thích về bản thân, những người khác và các sự kiện), tính xúc cảm, chức năng tương tác cá nhân và kiểm soát xung động
-
Khó chịu hoặc sự suy giảm chức năng đáng kể là kết quả từ hình thái không thích nghi
-
Tính ổn định tương đối và sự khởi phát sớm (bắt nguồn từ ít nhất là tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn đầu trưởng thành) của mô hình
Ngoài ra, phải loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng này (ví dụ như rối loạn sức khỏe tâm thần khác, sử dụng chất Rối loạn sử dụng chất Rối loạn sử dụng chất có liên quan đến mô hình hành vi bệnh lý, trong đó bệnh nhân tiếp tục sử dụng chất bất chấp những vấn đề đáng kể liên quan đến việc sử dụng chất đó. Chẩn đoán rối loạn… đọc thêm , chấn thương đầu Chấn thương sọ não (TBI) Chấn thương sọ não (TBI) gây tổn thương giải phẫu nhu mô não, gây ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn chức năng của bộ não. Chẩn đoán lâm sàng thường chỉ là nghi ngờ và cần phải xác định bằng… đọc thêm ).
Đối với các rối loạn nhân cách được chẩn đoán ở những bệnh nhân < 18 tuổi, hình thái phải kéo dài ≥ 1 năm, ngoại trừ rối loạn nhân cách chống đối xã hội, không thể chẩn đoán ở bệnh nhân < 18 tuổi.
Vì nhiều bệnh nhân rối loạn nhân cách thiếu sự thấu hiểu về tình trạng của họ nên bác sĩ lâm sàng có thể cần phải khai thác tiền sử từ các bác sĩ lâm sàng trước đây đã điều trị cho những bệnh nhân, các bác sĩ khác, các thành viên trong gia đình, bạn bè hoặc những người khác có liên hệ với họ.
Những điểm chính
-
Rối loạn nhân cách bao gồm các tính cách cứng nhắc, không thích nghi được cho là đủ để gây ra tình trạng đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm đến công việc và/hoặc chức năng tương tác giữa các cá nhân.
-
Các phương pháp trị liệu trở nên hiệu quả chỉ sau khi bệnh nhân thấy rằng các vấn đề của họ là ở bên trong chính họ, không chỉ là các nguyên nhân bên ngoài.
-
Các liệu pháp tâm lý xã hội là phương pháp điều trị chính.
-
Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng cụ thể chỉ trong các trường hợp chọn lọc – ví dụ như để kiểm soát lo âu đáng kể, cơn tức giận và trầm cảm.
-
Rối loạn nhân cách thường không thay đổi, nhưng nhiều rối loạn dần dần trở nên ít nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Thông tin thêm
Sau đây là một nguồn thông tin bằng tiếng Anh có thể hữu ích. Vui lòng lưu ý rằng CẨM NANG không chịu trách nhiệm về nội dung của tài liệu này.
-
Skodol AE, Bender DS, Oldham JM: Personality pathology and personality disorders. Trong American Psychiatric Association Publishing Textbook of Psychiatry, 7th Edition, do LW Roberts hiệu đính, Washington, DC, 2019, pp. 711-748.