✅ Tổng quan khái niệm về ngành PR – truyền thông✅
Từ xưa đến nay, loài người đã biết giao tiếp với nhau bằng nhiều cách như biểu tượng, hình ảnh, cử động thân thể, âm thanh hay là từ ngữ. Bên cạnh việc sơn, khắc, chạm, vẽ trên tường; nói trước đám đông, gửi thư tay; viết trên lá, da động vật, hay trên giấy; chuyển tải thông tin qua truyền thanh, truyền hình và internet, thì các hoạt động lễ hội, gặp gỡ, giao lưu cũng là những ví dụ mà một người hay một nhóm thường dùng để trao đổi thông tin và hiểu nhau. Những cách khác nhau của việc giao tiếp để hiểu nhau có thể được xem là quan hệ thông tin, giao tiếp hay là quan hệ công chúng.
PR là viết tắt của từ public relations. PR không chỉ được hiểu như là một chức năng của việc phát triển thương hiệu, nó còn được sử dụng như là một danh từ chỉ người, ví dụ: anh ta là PR. Nó có thể được sử dụng như một động từ: Tôi sẽ PR cho anh. Theo một số người, PR đã từng được hiểu đơn giản là Quan hệ báo chí – Media relation. Một vài người thì bỏ qua từ này và sử dụng thuật ngữ Communication – Truyền thông, trong khi đó một số người khác lại chuộng từ Reputation management – Quản Trị Danh Hiệu.
Thỉnh thoảng chúng ta đề cập PR như là nhân viên quan hệ công chúng, người chuyển tải thông tin đến giới truyền thông hoặc trực tiếp đến công chúng để chuyển tải thông điệp đến với họ ở diện rộng, hoặc theo phân khúc nhân khẩu học riêng biệt bên trong công chúng, được gọi là đối tượng mục tiêu. Vì để chia sẻ những quan điểm tương đồng cho một nhóm người hơn là toàn bộ xã hội, nên việc nghiên cứu có thể được thực hiện để xác định một loạt những điều như đối tượng mục tiêu, sở thích, cũng như chiến lược trình bày thông điệp đã hoạch định. PR có thể nhắm đến thính giả mục tiêu khác nhau với những thông điệp khác nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng. PR đẩy mạnh hiệu quả mở rộng ý kiến và thay đổi hành vi.
“PR là một chức năng quản trị định hướng thái độ của công chúng, xác định chính sách, thực hiện và làm cho quan tâm một tổ chức, được thực hiện theo một chương trình hành động tìm kiếm sự thông hiểu và chấp nhận của công chúng.” theo lời một nữ chuyên gia PR định nghĩa.
Theo hai chuyên gia PR người Mỹ Scott M.Cutlips và Allen H.Center, “PR là một nỗ lực có kế hoạch để ảnh hưởng tư tưởng thông qua phẩm chất tốt và hành động có trách nhiệm dựa trên sự hài lòng hợp lý của sự giao tiếp hai chiều.”
PR là nghệ thuật và khoa học về quản trị giao tế giữa một tổ chức với chính đối tượng công chúng có chọn lọc để xây dựng, kiểm soát và duy trì hình ảnh tích cực.
PR bao gồm việc đánh giá thái độ và ý kiến công chúng, hình thành và thực hiện những quy trình và chính sách của tổ chức liên quan đến sự giao tiếp với chính những nhóm công chúng, những chương trình truyền thông hợp tác, phát triển vẻ đẹp và sự nổi bật thông qua quá trình giao tiếp hai chiều, và thúc đẩy mối quan hệ khách quan giữa một tổ chức và những nhóm công chúng mục tiêu.
Có một số công ty sử dụng Tiếp Thị Quan hệ công chúng (Marketing Public Relation – MPR) để định hướng thông tin về sản phẩm mà họ sản xuất hay phục vụ cho khách hàng tiềm năng nhằm hỗ trợ những mãi lực bán hàng trực tiếp của họ. Tiêu biểu là họ hỗ trợ bán hàng trong một thời gian dài hoặc ngắn, thiết lập và đẩy mạnh thương hiệu của tổ chức vì một thị trường mạnh và liên tục. Các công ty này cũng sử dụng PR như là một phương tiện tiếp cận những nhà làm luật và chính trị gia khác, nhằm kiếm ưu đãi về thuế, luật và những cái khác, và họ cũng dùng PR để hoàn thiện bản thân như những nhà tuyển dụng sáng giá, trong sự hỗ trợ những chương trình tuyển dụng nhân sự.
Những tổ chức phi lợi nhuận gồm trường học, bệnh viện và các trung tâm dịch vụ xã hội và con người sử dụng PR trong việc hỗ trợ các chương trình nhận thức, gây quỹ từ thiện, tuyển dụng nhân viên và gia tăng lòng trung thành về công việc của họ. Bên cạnh đó, những nhà làm luật cũng sử dụng PR để kêu gọi bầu cử và quyên tiền. Khi bần cử thành công, hiệu ứng của PR sẽ xúc tiến và bảo vệ các hoạt động trong thời kỳ đương nhiệm. Đồng thời sẽ tạo một hình ảnh đẹp cho các cuộc bầu cử kế tiếp, hoặc lúc chấm dứt sự nghiệp hay chính sách của họ, điều luật ban hành.
Ngày nay trong bất cứ ngành nào, PR vẫn rất quan trọng. PR thể hiện tầm quan trọng trong giao tiếp của một tổ chức hay một cá nhân và đối tượng của họ như là nhân viên, đối tác, nhóm cần quan tâm. Đặc biệt, chúng ta có thể thấy sức mạnh của PR trong lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng, tài chính, vận tải, du lịch, nhà hàng, khách sạn mà các hoạt động của con người cần sự giao tiếp tốt để có hiệu quả công việc cao.
Khi bạn thực hiện PR, điều đó có nghĩa là bạn biết bạn là ai, tổ chức bạn thế nào, nơi đâu bạn sẽ bắt đầu công việc. Nó cũng có nghĩa là kiến thức và sự am hiểu về các đối tượng và ngay tại chính cấu trúc của nó. Xác định đối tượng mục tiêu, nghiên cứu và đánh giá đối tượng phân khúc, nhận diện tầm nhìn của công chúng về bạn hay tổ chức bạn, hoặc tìm kiếm và chọn lọc lời khuyên giá trị từ các chuyên gia làm trong các lĩnh vực liên quan đến công việc của bạn thì thật sự quan trọng khi nói về PR.
PR hiện đại dùng những kỹ thuật hiện đại gồm khảo sát ý kiến, quan tâm đánh giá nhận định của nhóm công chúng, kết hợp với hàng loạt kỹ thuật cao trong việc phân phối thông tin nổi bật cho khách hàng như truyền hình vệ tinh, cáp, fax, ngân hàng dữ liệu điện thoại và thuê các công cụ hỗ trợ khác vì mục tiêu khách hàng. Những ví dụ về kiến thức mà yêu cầu chuyên gia làm PR là nghệ thuật giao tiếp, tâm lý học, xã hội học, khoa học chính trị, kinh tế, và những nguyên tắc về quản trị và đạo đức .v.v. Kiến thức, những kỹ năng và kỹ thuật thì cũng được yêu cầu cho việc nghiên cứu tâm lý, phân tích chủ đề công chúng, quan hệ truyền thông, gởi mail, quảng cáo phi thương mại, xuất bản, sản xuất film hay video, sự kiện đặc biệt, phát ngôn và thuyết trình v.v.
Việc giao tiếp và hiểu nhau giữa người với người có thể không hoàn hảo bởi vì không chỉ khác nhau về vùng đất, địa lý, văn hóa, độ tuổi, sắc tộc, vị trí xã hội mà còn khác tính cách, niềm tin, giai cấp hay trình độ v.v. Vì vậy PR xuất hiện và giải quyết điều này. Trong khi một phần công chúng nghĩ đó là một vài điều như tuyên truyền, dân vận, quan hệ đầu tư, hội nghị báo chí, sự kiện truyền thông, giao tiếp nội bộ, giao tiếp khủng hoảng, nó còn gồm hàng loạt hoạt động phía sau như viết thông cáo báo chí, tiếp xúc giới truyền thông cho một sự kiện hay hội nghị, giải quyết các vấn đề an toàn, vận động hành lang cho một vị trí đắc địa v.v.
- nghĩa của thuật ngữ PR thì rất rộng. Ngành PR muốn diễn tả nó như là những phương tiện và là ngành của sự ảnh hưởng tư tưởng công chúng hướng về một tổ chức và chính những sản phẩm dịch vụ của nó. Đối với việc bình phẩm ngành PR, nó cũng là những phương tiện và ngành nghề được sử dụng bởi những công ty để khuyến khích công chúng và để hướng họ đến mục tiêu kinh tế và lợi thế chính trị.
PR khác biệt với quảng cáo vì nó không nhắm đến việc bán một sản phẩm đặc biệt của một ngành riêng biệt, và nó cũng khác với tuyên truyền, cái thường được sử dụng vì mục đích chính trị bởi chính phủ. Nhiều kỹ thuật PR có thể được thực hiện trong nhiều lĩnh vực.
Hãy tưởng tượng một công ty cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ; tạm gác sự quan tâm đến tính chuyên nghiệp của công ty về sản phẩm, giá cá, tài chính và hệ thống quản trị; thì điều gì khiến người ta mua chính những sản phẩm – dịch vụ đó? Điều gì thúc đẩy khách hàng đầu tư những đồng tiền khó khăn kiếm được vào những tờ cổ phiếu của công ty đó? Điều gì thúc dục các công ty khác hợp kinh doanh với công ty hay những dự án của họ? v.v. Đúng vậy, tất cả những điều này xảy ra, đơn giản vì hình ảnh của công ty này trên thị trường hay trong tâm trí của khách hàng mục tiêu, cái mà không đáng nghi ngờ, được quán triệt từ những kế hoạch đã và đang thực hiện từ hoạt động PR của tổ chức hay người làm PR. PR một công cụ quản trị chiến lược mà nó giúp đạt được sự quan tâm và định hình ý kiến công chúng hiệu quả.
Ngày nay, nghề PR đã phát triển như là một công cụ chính yếu trong việc hình thành ý kiến công chúng nhằm đáp ứng những nhu cầu về sức mạnh nhóm cho mục đích chung. Đôi khi người ta nói PR có thể vẫy đôi cánh thiên thần và giải quyết bất cứ vấn đề khủng hoảng truyền thông nào.
Người ta tin rằng hoạt động của thế giới PR cho thiên niên kỷ mới này là “PR là người tự do, là công cụ không thể thiếu và là người bạn tri kỷ.” Dù có ai quan tâm hay không thì mặc định PR luôn tồn tại. Không gì tốt hơn việc đầu tư và sử dụng PR để xây dựng, duy trì, hay phát triển thương hiệu trong tầm nhìn của công chúng. Việc định nghĩa cái gì là PR, cái gì không là PR, thì không có gì là chắc chắn lắm, nhưng PR thì luôn luôn quan trọng đối với bất cứ tổ chức nào và với bất cứ ai.