Tổng hợp những mẫu đơn xin nghỉ việc, xin thôi việc mới nhất năm 2020
Bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không biết viết đơn xin thôi việc thế nào? Bạn có việc đột xuất muốn xin nghỉ không lương trong thời gian ngắn? Hoặc bạn có việc riêng cần nghỉ vài ngày mà khó nói với sếp? Tổng hợp những mẫu đơn xin nghỉ việc, xin thôi việc mới chuyên nghiệp nhất dưới đây là những gợi ý tuyệt vời. Chỉ cần tải về và sử dụng.
Mục Lục
Quy trình xin thôi việc theo đúng luật hiện hành
Cho đến ngày 1/1/2021, khi Luật Lao Động 2019 có hiệu lực thi hành, Bộ Luật Lao Động năm 2012 vẫn là luật hiện hành. Chiếu theo luật này, dựa vào những điều khoản về hành vi xin nghỉ việc, người lao động có quyền xin thôi việc khi:
– Hợp đồng lao động giữa hai bên đã hết hạn;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định;
– Thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ việc.
Thủ tục thông báo thôi việc:
Bạn phải đảm bảo thời gian thông báo nghỉ việc đúng quy định để không mất đi những quyền lợi theo luật định. Nghĩa là bạn phải có đơn xin nghỉ việc viết tay hoặc gửi thư điện tử để báo trước cho người có trách nhiệm nơi bạn làm việc. Cụ thể về thời gian báo trước như sau:
- Nếu hợp đồng lao động của bạn có thời hạn dưới 12 tháng, hoặc là hợp đồng thời vụ, bạn chỉ cần báo trước 3 ngày làm việc.
- Bạn phải báo trước ít nhất 30 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn.
- Bạn cần báo trước ít nhất 45 ngày nếu là hợp đồng không thời hạn.
Sau đó, bạn cần chờ nhận quyết định thôi việc từ phía công ty. Trong thời gian này bạn vẫn phải đi làm bình thường, cho đến ngày chấm dứt hợp đồng được ghi trong quyết định cho thôi việc.
Nếu đảm bảo đúng những thủ tục trên, bạn sẽ được nhận lại giấy tờ gốc (nếu có), sổ bảo hiểm và lương theo quy định. Thời gian nhận lại những giấy tờ trên là không quá 30 ngày làm việc, theo quy định của Luật Lao Động.
Tải mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất năm 2020
– có khá nhiều mẫu đơn xin nghỉ việc, hôm nay tôi sẽ gửi tới các bạn những mẫu cơ bản nhất. Các bạn có thể tuỳ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề của mình để tải về mẫu phù hợp nhất.
xin nghỉ việc hưởng lương: Tải về File Docs tại đây
xin nghỉ việc không lương: Tải về File Docs tại đây
xin nghỉ việc dành cho cơ quan nhà nước: Tải về File Docs tại đây
xin nghỉ việc dành cho giáo viên: Tải về File Docs tại đây
Đơn xin nghỉ việc viết tay
Thông thường, nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, công ty sẽ yêu cầu bạn viết đơn xin nghỉ việc bằng tay. Hãy viết làm sao để khi bạn ra đi, không ai chê trách được bạn một điều gì. Có như vậy, mọi thủ tục thanh lý hợp đồng lao động của bạn mới được thuận lợi.
Bố Cục của đơn xin nghỉ việc viết tay
Một đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp cần đáp ứng bố cục rõ ràng, nội dung đầy đủ, ngôn ngữ lịch sự khiêm tốn. Tiêu đề (phần Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN…), là phần đầu tiên, như trong những văn bản khác. Phần nội dung chính, bạn trình bày như sau:
– Kính gửi: Ghi từ lớn đến bé: Tên công ty, Phòng nhân sự, Phòng Ban bạn làm việc.
– Thông tin cá nhân: Đơn giản là họ tên, chức vụ và tên bộ phận bạn làm việc.
– Lý do xin nghỉ việc: Là phần rất quan trọng, bạn nên cân nhắc và lựa chọn lý do thật hợp tình hợp lý, trình bày súc tích. Để không mất lòng cấp trên, bạn nên tránh nói những lý do chê trách, hãy ra đi và để lại sự vui vẻ cho đồng nghiệp của bạn.
– Thời gian xin nghỉ: ghi rõ bạn sẽ nghỉ vào ngày tháng năm nào. Và chú ý, ngày tháng đó phải đảm bảo đủ thời gian báo trước như đã trình bày ở phần Quy trình xin thôi việc theo đúng luật hiện hành.
– Tri ân công ty: Tưởng không cần mà lại rất cần. Đây chính là phần bạn để lại thiện cảm cho công ty nhất trong một mẫu đơn xin nghỉ việc. Bạn nên gửi lời cảm ơn tới công ty, nói về những gì bạn đã học hỏi được trong lúc làm việc tại đây.
– Bàn giao công việc và tài sản: Nói rõ bạn đã hoặc sẽ bàn giao công việc cho ai, vào lúc nào. Nếu được hãy ghi rõ tài sản và khối lượng công việc đã được bàn giao tính đến thời điểm viết đơn. Phần này thể hiện trách nhiệm, sự chuyên nghiệp của bạn. Bạn sẽ thật nhẹ nhõm khi nhận những đồng lương cuối cùng và ra đi.
Gợi ý lý do thôi việc trong đơn xin việc viết tay
Nếu vì một lý do tế nhị nào đó bạn không muốn trình bày trong đơn xin thôi việc, hãy tham khảo những lý do dưới đây để giúp lá đơn của bạn trọn vẹn hơn:
- Lý do không thể chối từ: Bạn có vấn đề về sức khỏe, không phù hợp với tính chất công việc và không thể tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Lý do hợp tình hợp lý: Bạn thay đổi chỗ ở đến một nơi cách xa chỗ làm nên bắt buộc phải nghỉ việc.
- Lý do đẹp lòng đôi bên: Bạn xin nghỉ để học lên cao hơn và có những bước tiến trong sự nghiệp. Rất hy vọng học xong vẫn có thể có cơ hội quay lại công ty (đương nhiên là chỉ viết để lấy lòng thôi nhé)
- Lý do chủ quan: Chiến lược mới của công ty không còn phù hợp với định hướng công việc trong tương lai cũng như năng lực của bản thân.
- Lý do không quá hay nhưng nếu muốn bạn có thể dùng: Mâu thuẫn với đồng nghiệp; Chế độ đãi ngộ của công ty không hợp lý; Không có cơ hội thăng tiến so với sức cống hiến hiện tại; Bạn đã tìm được một công việc phù hợp hơn…
Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng hưởng lương
Bạn có quyền nghỉ việc nhưng vẫn được hưởng lương trong một số trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 116 Bộ Luật Lao Động. Nghỉ việc riêng hưởng lương hay còn gọi là nghỉ phép. Bạn chỉ cần gửi đơn xin nghỉ việc để cấp trên sắp xếp nhân lực, theo quy định của công ty bạn làm việc. Theo đó, lý do và số ngày được nghỉ hưởng lương được quy định cụ thể như sau:
– Nghỉ kết hôn: 03 ngày;
– Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Trường hợp người thân mất được nghỉ 3 ngày, bao gồm: Bố mẹ đẻ; bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng; vợ hoặc chồng; con.
Đơn xin nghỉ việc không lương
Đơn xin nghỉ việc không hưởng lương được dùng khi bạn cần nghỉ việc tạm thời, nằm ngoài những trường hợp quy định nghỉ việc có hưởng lương ở trên. Số ngày được phép nghỉ sẽ phụ thuộc vào quyết định từ công ty chủ quản của bạn. Theo luật, các trường hợp nghỉ không lương được quy định thời gian như sau:
- Ông bà nội, ông bà ngoại, hay anh, chị, em ruột chết: bạn được nghỉ 01 ngày.
- Bố hoặc mẹ kết hôn, anh, chị em ruột kết hôn: bạn được nghỉ 01 ngày.
- Nếu số ngày bạn muốn nghỉ lớn hơn số quy định, hãy báo trước với người quản lý để được phê duyệt.
Nghỉ việc không lương có được đóng bảo hiểm không?
Nhiều người thắc mắc nghỉ việc không lương có đóng BHXH không? Theo luật, bạn không cần đóng bảo hiểm xã hội nếu như số ngày nghỉ không lương bằng hoặc lớn hơn 14 ngày. Thời gian này, công ty cũng không có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm cho bạn. Thời gian nghỉ này sẽ không được tính là thời gian hưởng BHXH.
Cách viết đơn xin nghỉ việc không lương chuẩn nhất
Đơn xin nghỉ việc không lương của bạn có thể viết tay hoặc đánh máy để thông báo theo quy định. Bố cục của đơn này bao gồm các phần sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- Tên của giấy tờ: ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC KHÔNG LƯƠNG
- Kính gửi: Ghi theo thứ tự tên công ty, Phòng nhân sự, người quản lý trực tiếp của bạn
- Thông tin cá nhân của bạn: Họ và tên, Mã nhân viên (nếu có), chức danh, tên phòng ban nơi công tác.
- Số ngày xin nghỉ việc không lương: Ghi rõ số ngày, ngày bắt đầu nghỉ và ngày đi làm lại.
- Lý do nghỉ việc không hưởng lương: Lý do càng thuyết phục thì bạn càng có lợi.
- Bàn giao công việc: Ghi rõ tên người được bàn giao, thời gian bàn giao, đã bàn giao bao nhiêu %.
- Ghi rõ ngày tháng viết đơn và họ tên của bạn.
Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước
Các cơ quan Nhà Nước có đặc thù riêng, vì vậy yêu cầu những mẫu đơn xin nghỉ việc riêng. Tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan nhà nước chuẩn nhất dưới đây. Bạn có thể tải về và điền thông tin cá nhân của mình là xong.
Đơn xin nghỉ việc của giáo viên
Nghề giáo viên là một ngành nghề đặc biệt. Với đặc thù của ngành giáo dục, khi thôi việc, bạn nên để lại ấn tượng tốt với nhà trường. Có như vậy, lý lịch của bạn sẽ hoàn hảo hơn. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin nghỉ việc cho giáo viên (Có file Doc tải về) dưới đây:
Xem thêm:
Hướng dẫn cách viết đơn xin việc chinh phục nhà tuyển dụng
Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất 2020 [có file docs]