Tổng hợp những Câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT mới nhất
Câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT giúp bạn hình dung ra được những câu hỏi mà nhà phỏng vấn sử dụng để phỏng vấn mình. Qua câu hỏi đó giúp bạn chuẩn bị trước được những câu trả lời hay, giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Nội dung bài viết sau sẽ tổng hợp những Câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT mới nhất bạn hãy cùng tham khảo nhé.
Tìm việc làm giáo viên
1. Những câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT thường gặp
Câu 1: Tại sao bạn lựa chọn công việc giáo viên THPT?
Đây là câu hỏi được hầu hết các nhà tuyển dụng tuyển dụng lựa chọn để đặt ra cho ứng viên. Mục đích câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có yêu thích công việc giáo viên hay không, lý do lựa chọn công việc này. Các nhà tuyển dụng ở các trường học luôn có mong muốn xem bạn có đủ tận tâm để thực hiện việc giảng dạy hay không. Với câu hỏi này bạn hãy trả lời với sự trung thực, hãy nêu ra những bước ngoặc để làm rõ lý do vì sao bạn lựa chọn công việc này. Để trả lời câu hỏi này bạn có thể tham khảo cách trả lời sau đây.
Gợi ý trả lời: Ngày từ nhỏ thì mơ ước của em là trở thành những người giáo viên để được đứng trên mục giảng, mang đến những kiến thức bổ ích cho học sinh. Đến khi lựa chọn thi vào trường nào thì em đã quyết định đăng ký vào trường sư phạm để thực hiện ước mơ của mình. Cho đến nay em vẫn đang rất yêu thích và mong muốn được thực hiện công việc này.
Câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT thường gặp
Câu 2: Nếu được tuyển dụng bạn sẽ sử dụng phương pháp nào để quản lý lớp?
Mục đích của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết được bạn là người đã có kinh nghiệm giảng dạy chưa. Qua câu trả lời nhà tuyển dụng biết được bạn đang thực hiện và thực hiện tốt phương pháp quản lý nào. Với dạng câu hỏi này bạn có thể trả lời theo cách sau đây.
Gợi ý trả lời: Để trả lời câu hỏi này bạn nên lục lại trong quá trình dạy học trước kia của bạn, bạn đã sử dụng phương quản lý nào, từ phương pháp quản lý đó có phù hợp với môi trường mới bạn đang ứng tuyển hay không. Hãy đưa ra việc bạn lập kế hoạch tổ chức, quản lý lớp một cách tốt nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Trong lúc đưa ra câu trả lời cho việc quản lý lớp học bạn cũng nên quan tâm đến triết lý giáo dục, dù bạn thực hiện cách quản lý lớp học như thế nào thì nó cũng phải phù hợp với môi trường giáo dục.
Nếu được tuyển dụng bạn sẽ sử dụng phương pháp nào để quản lý lớp
Câu 3: Bạn dùng phương pháp nào để đánh giá học sinh của mình?
Mục đích câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn sử dụng phương pháp đánh giá như thế nào. Những tiêu chí bạn sử dụng để đánh giá học sinh của mình, từ những tiêu chí đó nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang lựa chọn hay không.
Gợi ý câu trả lời: Bạn nên đưa ra những phương pháp đánh giá mang tính chất công bằng, những phương pháp đánh giá mới. Hãy giải thích những phương pháp, tiêu chí đánh giá mà bạn đưa ra để nhà tuyển dụng thấy được hiệu quả của phương pháp đánh giá đó, qua việc đánh giá đó bạn sẽ thấy được điểm mạnh điểm yếu của ứng viên. Hãy thể hiện phương pháp đánh giá của bạn là công bằng, dựa trên năng lực của từng giáo viên THPT.
Bạn dùng phương pháp nào để đánh giá học sinh của mình
Câu 4: Bạn có tố chất gì để chúng tôi lựa chọn bạn mà không phải ứng viên khác?
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết được ứng viên có những kỹ năng gì đặc biệt, những kỹ năng tố chất đó có phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang cần không. Bạn có thể tham khảo cách trả lời sau đây.
Gợi ý cách trả lời: Bạn có thể nêu ra một số điểm mạnh của bạn thân cùng với đó là một vài kỹ năng như kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng nắm bắt tâm lý học sinh, kỹ năng sử dụng các phần mềm, thiết bị hiện đại vào quá trình giảng dạy… Hãy đưa ra những điểm mạnh của mình và quan trọng là những điểm mạnh đó nó phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đăng tuyển dụng.
Những có một lưu ý cho câu trả lời ở phần này là không nên tự đại quá, kể nhiều những điểm mạnh của mình những khi nhà tuyển dụng hỏi lại thì không có điểm mạnh nào là có thất, toàn chém. Như vậy thì bạn sẽ mất điểm và đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ chẳng tin những gì bạn đã trình bày. Vậy nên hãy lựa chọn cách thể hiện điểm mạnh một cách từ tốn.
Việc làm giáo dục – đào tạo tại Hà Nội
Bạn có tố chất gì để chúng tôi lựa chọn bạn mà không phải ứng viên khác
Câu 5: Bạn sẽ lên kế hoạch cho một bài giảng như thế nào?
Mục đích câu hỏi này của nhà tuyển dụng là muốn biết ứng viên của mình chuẩn bị bài giảng như thế nào. Cách thức chuẩn bị bài giảng có gì mới và sáng tạo không. Qua câu trả lời nhà tuyển dụng còn biết bạn có quan tâm đến nội dung bài giảng của mình hay không. Ứng viên có thể tham khảo câu trả lời sau đây.
Gợi ý trả lời: Trước mỗi giờ lên lớp em luôn có những bài giảng được soạn thảo trước theo giáo án quy định. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến bài giảng để chắc chắn rằng mang đế cho ứng viên những kiến thức cơ bản cùng với đó là rất nhiều kiến thức liên quan. Đảm bảo tất cả kiến thức giảng dạy cho ứng lên đều được xem xét trước mỗi giờ lên lớp. Thông thường kế hoạch bài giảng sẽ được soạn thảo và lê kế hoạch trước từ 1 đến 2 tuần.
Bạn sẽ lên kế hoạch cho một bài giảng như thế nào?
Câu 6: Làm thế nào để bạn tương tác được với phụ huynh, giải quyết những phụ huynh kỹ tính như thế nào?
Mục đích câu hỏi này nhà tuyển dụng đặt ra là muốn biết được ứng viên sử dụng phương pháp nào để tương tác với phụ huynh. Ngoài kỹ năng giảng dạy, truyền đạt thông tin thì ứng viên còn có những kỹ năng giao tiếp với phụ huynh như thế nào. Bạn có thể trả lời theo hướng sau.
Gợi ý trả lời: Với vế đầu tiên để tương tác với phụ huynh bạn cần phải hiểu rõ hết được từng học sinh trong lớp, những em học sinh sẽ là cầu nối giữa phụ huynh và học sinh. Để tương tác với phụ hình thì không có cách gì khác ngoài việc giáo viên trao đổi với phụ hình qua tình hình học tập của các em học sinh. Chỉ có như vậy thì mới có thể liên kết phụ huynh với giáo viên.
Ngoài ra còn có rất nhiều câu hỏi khác mà khi đi phỏng vấn giáo viên THPT bạn sẽ được các nhà tuyển dụng đặt ra. Nhưng du là câu hỏi nào đi nữa bạn cũng nên nhớ rằng hãy bình tính, nghe rõ câu trả lời, áp dụng hết những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân có được để trả lời. Tự tin, bình tĩnh sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, cùng với đó là sự chuẩn bị về mặt kiến thức để chắc chắn rằng bạn có đủ năng lực thực hiện tốt công việc của vị trí mình đang ứng tuyển. Dưới đây là một số câu hỏi khác trong bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT bạn có thể tham khảo.
Xem thêm: Tìm việc làm giáo viên trung học phổ thông
2. Một số câu hỏi khác giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về trình độ của giáo viên THPT
Ngoài những câu hỏi trên thì còn rất nhiều câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng cũng rất thường xuyên sử dụng để hỏi ứng viên của mình. Ứng viên cũng nên biết để có sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Dưới đây là danh sách các câu hỏi hay được sử dụng bạn có thể tham khảo.
Câu 1: Cuốn sách gần đây nhất bạn đọc là cuốn gì?
Câu 2: Bạn có tự tin dạy học sinh ở trình độ nào?
Câu 3: Hãy cho tôi biết bạn sử dụng phương pháp nào để đánh giá chất lượng học sinh của mình.
Câu 4: Bạn có kỹ năng làm việc nhóm không? Hãy minh chứng cho chúng tôi thấy kỹ năng của bạn.
Câu 5: Bạn có kinh nghiệm, kỹ năng gì trong việc sử dụng các phần mềm, những thiết bị hiện đại trong quá trình giảng dạy.
Câu 6: Bạn dùng phương pháp gì để quản lý lớp, Hãy cho chúng tôi một tình huống bạn đã thực hiện, phương pháp bạn đã sử dụng để quản lý lớp.
Câu 7: Làm thế nào để bạn phân loại được học sinh. Bạn có sử dụng những phương pháp giảng dạy khác nhau cho từng đối tượng học sinh hay không.
Câu 8: Kể ra một số thành công, thất bại bạn gặp phải khi thực hiện giảng dạy.
Câu 9: Hãy nêu ra một số điểm mạnh điểm yếu mà bạn có?
Câu 10: Bạn có tố chất gì để phù hợp với vị trí giáo viên THPT mà chúng tôi đang tuyển? Hãy chúng mình cho chúng tôi thấy điều đó.
Câu 11: Triết lý giáo dục của bạn là gì?
Câu 12: Bạn biết gì về mô hình dạy học hiện đại và bạn đã áp dụng mô hình dạy học hiện đại chưa.
Câu 13: Những bằng cấp có giá trị với bạn nhất là gì?
Việc làm giáo dục – đào tạo tại Hồ Chí Minh
Một số câu hỏi khác giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về trình độ của ứng viên
3. Bạn có thể đặt ngược lại nhà tuyển dụng những câu hỏi sau
Bên cạnh việc chăm chú nghe câu hỏi của nhà tuyển dụng và trả lời như một cái máy thì bạn nên tương tác lại với nhà tuyển dụng để buổi phỏng vấn của mình được diễn ra trong không khí thoải mái. Để làm được điều đó thì bạn nên chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng. Nếu bạn đặt được câu hỏi hay bạn sẽ ghi điểm cao trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy cùng tham khảo một số câu hỏi sau đây nhé.
Câu 1: Anh/ Chị có thể có em biết khó khăn lớn nhất khi đảm nhận vị trí này là gì không ạ?
Câu 2: Tiêu chí tuyển dụng mà nhà tuyển dụng đưa ra cho vị trí này là gì?
Câu 3: Nếu em được nhận vào làm thì trường có tạo điều kiện để em được học lên cao, trao dồi thêm kiến thức để có được những thành tích công việc tốt không ạ.
Còn rất nhiều câu hỏi khác bạn có thể đặt ra cho nhà tuyển dụng. Hãy thoải mái và tự tin đặt ra những câu hỏi mà bạn còn thắc mắc vướng bận. Vừa giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình vừa giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn nên lưu ý là không nên đặt ra những câu hỏi về quyền lợi, đòi hỏi mức lương, những câu hỏi này mình nên hạn chế. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau để buổi phỏng vấn của mình được diễn ra tốt nhất.
Bạn có thể đặt ngược lại nhà tuyển dụng những câu hỏi sau
4. Những lưu ý khi đi phỏng vấn giúp bạn ghi điểm
Với những bạn trẻ không có nhiều kinh nghiệm trong việc trả lời phỏng vấn thì trước những cuộc phỏng vấn bạn nên chuẩn bị thật kỹ những điều sau đây để kết quả cuộc phỏng vấn được nhận được cao nhân
4.1. Hãy đến đúng giờ
Khi đi phỏng vấn điều quan trọng nhất là bạn cần phải đến đúng giờ. Bạn nên tạo một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về vấn đề giờ giấc. Việc đến đúng giờ sẽ giúp bạn chuẩn bị được mọi thứ tốt hơn. Thời gian lý tưởng dành cho ứng viên là nơi đi sớm từ 5 đến 10 phút. Bạn không mất thời gian đợi nhà tuyển dụng quá lâu mà khoản thời gian này bạn có thể chuẩn bị mọi thứ trước khi vào phỏng vấn được tốt hơn.
Những lưu ý khi đi phỏng vấn giúp bạn ghi điểm
4.2. Chuẩn bị trang phục trước buổi phỏng vấn
Với vị trí giáo viên THPT thì ngoại hình rất quan trọng, nó thể hiện tư cách của một người giáo viên, chính vì vậy mà trang phục đi phỏng vấn của giáo viên cũng cần phải chuẩn bị thật kỹ. Bạn nên chuẩn bị những bộ trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường học đường.
Đối với nữ thì nên trang điểm nhẹ nhàng, không nên trang điểm quá đậm như vậy sẽ không phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Việc làm
Những điều cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn
4.3. Những điều cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn
Để có buổi phỏng vấn tốt thì bạn nên luyện trả lời những câu hỏi phỏng vấn tố bạn nên tìm hiểu về bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT điều này sẽ hình dung được những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn để hỏi bạn.
Việc tìm hiểu trước câu hỏi và câu trả lời sẽ giúp bạn tự tin và có được những câu trả lời hay hờn, giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Sự tự tin sẽ giúp ích rất nhiều trong buổi phỏng vấn.
– Trước những buổi phỏng vấn nên tìm hiểu những thông tin về trường, thông tin về vị trí tuyển dụng để trả lời phỏng vấn được tốt hơn. Không nên thực quá muộn trước buổi phỏng vấn điều này sẽ ảnh hưởng đến thần sắc của bạn khi đến buổi phỏng vấn. Hãy ngủ sớm lấy tinh thần thoải mái, tự tin đến buổi phỏng vấn.
Trên đây là những kiến thức cần thiết cũng như bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên THPT thường gặp nhất. Chúc bạn may mắn!