Tổng hợp các loại chi phí trong doanh nghiệp chính xác nhất

Một doanh nghiệp để có thể kinh doanh hợp pháp thì cần chi trả rất nhiều loại chi phí. Vậy bạn có biết chúng là những khoản phí nào không? Trong bài viết này Govi sẽ tổng hợp các loại chi phí trong doanh nghiệp cập nhật mới nhất. Hãy cùng theo dõi và tham khảo nhé, mong thông tin sẽ có ích cho bạn.

Chi phí là gì?

Theo wikipedia, Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của bộ môn kế toán, của việc kinh doanh và trong kinh tế học, là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách khác, hay theo phân loại của kế toán tài chính thì chi phí là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v… nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, có nhiều loại chi phí khác nhau.

Trong khái niệm chi phí nói chung, chi phí được phân thành 4 nhóm:

Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là số tiền mà hãng phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Chí phí sản xuất lại gồm các loại chi phí sau: tổng chi phí, chi phí trung bình, chi phí biên, chi phí cố định (định phí), chi phí khả biến (biến phí), chi phí dài hạn, chi phí ngắn hạn, chi phí chìm, v.v.

Chi phí tiêu dùng: Theo quan niệm của người tiêu dùng thì chi phí đối với một hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại. Họ phải chi ra tiền bạc, sức lực, thời gian và thậm chí các chi phí do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng một sản phẩm.

Chi phí giao dịch: Chi phí giao dịch là chi phí cần thiết để có thể tiến hành trôi chảy các giao dịch kinh tế. Chi phí giao dịch gồm các loại: chi phí tìm kiếm và thông tin, chi phí thương thảo, chi phí đảm bảo thực hiện hợp đồng và các chi phí khác.

Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác. Vì vậy, chi phí cơ hội là phần lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án sản xuất (hay tiêu dùng) này mà bỏ qua phương án sản xuất (hay tiêu dùng) khác.

Trong phạm vi kinh doanh, Chi phí được hiểu là giá trị của nguồn lực được sử dụng trong quá trình kinh doanh để đạt được mục tiêu, doanh thu của doanh nghiệp. Về bản chất, những khoản chi này là sự đánh đổi ban đầu của doanh nghiệp để nhằm thu về những kết quả khác. Kết quả đó có thể là sản phẩm, giá trị thương hiệu, lợi nhuận,…

Vì vậy nếu chi phí của doanh nghiệp càng thấp thì càng đạt hiệu quả cao và được nhiều lợi nhuận. Do đó, trong quá trình kinh doanh bất kể doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu chi phí để nâng cao lợi nhuận.

Vậy bạn có biết một doanh nghiệp khi vận hành ổn định thì cần chi trả bao nhiêu loại chi phí không? Hãy cùng Govi tiếp tục tìm hiểu ở mục tiếp theo của bài viết.

Chi phí chính là giá trị của nguồn lực được các doanh nghiệp sử dụng trong quá trình kinh doanh.

Chi phí cố định là gì?

Theo wikipedia, Chi phí cố định (trong kinh tế học vi mô) hay Định phí (trong kế toán quản trị) là những phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất, nếu xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định.

Ví dụ, tiền thuê cửa hàng của một doanh nhân có thể không phụ thuộc vào doanh thu hoặc một nhà sản xuất đồ may mặc phải trả một khoản tiền thuê mặt bằng cố định, không phụ thuộc vào sản lượng quần áo ông may được.

Trong khi đó chi phí khả biến (biến phí) có thể tăng hay giảm cùng với mức tăng giảm sản lượng sản xuất. Ví dụ như chi phí mua nguyên vật liệu, tiền lương cho công nhân.

Cùng với chi phí khả biến, chi phí cố định (ký hiệu FC) là một trong hai thành phần của tổng chi phí. Trong công thức tính đơn giản chi phí tổng cộng = chi phí cố định + chi phí biến đổi.

Trong kinh tế học vi mô và kinh doanh còn có các khái niệm về chi phí trung bình và chi phí cận biên liên quan đến các khái niệm chi phí cố địnhchi phí biến đổi. Các khoản chi phí này quyết định mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Trong trường hợp đơn giản, chi phí cố định không có ý nghĩa quyết định đến sản xuất vì chúng không thay đổi, và doanh nghiệp sẽ quyết định tiếp tục sản xuất nếu giá bán ra cao hơn chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm tăng thêm (chi phí biên).

Các loại chi phí trong doanh nghiệp

Để có thể vận hành quá trình kinh doanh thì doanh nghiệp cần chi trả rất nhiều loại phí. Trong đó bao gồm 2 loại chính đó là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Để xác định được đâu là chi phí cố định, đâu là chi phí biến đổi thì sẽ dựa trên sự phụ thuộc của nó vào doanh thu. Tuy nhiên trên thực tế, khi nhắc tới các loại chi phí cho doanh nghiệp thì người ta sẽ thường đề cập tới các loại chi phí sau: phí vật liệu, phí nhân công, nhà xưởng, phí sản xuất, máy móc và các phí ngoài sản xuất,…

Chi phí thành lập doanh nghiệp

Trước tiên để một doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động thì doanh nghiệp cần phải làm và đóng đầy đủ các khoản phí thành lập doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư
Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP doanh nghiệp phải nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ thành lập công ty. Chi phí thành lập công ty bao gồm:

  • Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng/lần.
  • Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.
  • Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp: Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giá cho dấu tròn công ty dao động từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đồng đến 150.000 đồng.
  • Chi phí làm biển công ty: Tùy vào từ đơn vị làm biển mà có mức giá khác nhau. Trên thị trường mức giá giao động khác nhau từ 300.000 đồng đến 1.500.000 đồng tùy vào chất liệu, kích thước biển hiệu.
  • Phí mua chữ ký số (Token): Chữ ký số là dạng USB được mã hóa dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác trên mạng nhằm xác định mọi thao tác là của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, Vina, Vinca…. để mua thiết bị Chữ ký số. Chi phí phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ. Chữ ký số 03 năm sử dụng giao động từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Kê khai và nộp lệ phí môn bài: Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ, lệ phí môn bài là 2.000.000 đồng/năm. Vốn điều lệ trên 10 tỷ, lệ phí môn bài là 3.000.000 đồng/năm. Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Doanh nghiệp thành lập năm 2021 được miễn lệ phí môn bài năm trong năm đầu thành lập.
  • Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn giá trị gia tăng: Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

STTChi phíThành tiền1

Chi phí nộp hồ sơ

100.000 đồng

2

Phí công bố thông tin công ty

100.000 đồng3

Phí khắc dấu tròn công ty

300.000 đồng

4Chi phí làm biển công ty300.000 đồng5

Phí mua chữ ký số (gói 1 năm)

1.500.000 đồng

6Kê khai và nộp lệ phí môn bài2.000.000 đồng7

Chi phí mua hóa đơn điện tử và phát hành hóa đơn GTGT

850.000 đồng

Khoản chi phí này chính là khoản chi phí cố định mà bất cứ công ty nào cũng cần chi trả khi thành lập doanh nghiệp. Theo danh sách này, mức chi phí thành lập doanh nghiệp tối thiểu cần đóng là 5.150.000 đồng.

Chi phí vật liệu

Khoản chi về vật liệu là một trong các loại chi phí trong doanh nghiệp cần sử dụng khi hoạt động.

Một trong các loại chi phí trong doanh nghiệp khi hoạt động cần sử dụng đến đó là khoản chi về vật liệu. Chi phí vật liệu bao gồm tất cả trị giá của nguyên liệu cần thiết để có thể cho ra sản phẩm. Khoản chi này bao gồm khoản chi cho nguyên liệu chính và khoản chi cho nguyên liệu phụ sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm. Trong đó:

  • Nguyên liệu chính bao gồm các nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất. Khoản chi cho nguyên liệu chính thường được lên kế hoạch trước theo mức định trước.

  • Nguyên liệu phụ là nguyên liệu sử dụng kết hợp với nguyên liệu khác để tăng thêm tính thẩm mỹ, chất lượng của sản phẩm.

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà tỷ lệ tiền vật liệu cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như với các ngành sản xuất thì tỷ lệ vật liệu sẽ khoảng 35%. Ví dụ như tổng chi phí của doanh nghiệp sản xuất là 1 tỷ đồng thì tiền vật liệu sẽ chiếm khoảng 350 triệu đồng.

Chi phí nhân công

Khoản tiền chi trả cho nhân công làm việc cũng không thể bỏ qua.

Tiếp đến trong các loại chi phí cho doanh nghiệp đó là khoản tiền chi trả cho nhân công làm việc. Khoản phí này bao gồm tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, phụ cấp,… Đây là một khoản chi phí hoạt động chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng khoản tiền mà doanh nghiệp chi trả.

Trung bình nhân công tại Việt Nam hiện nay có lương trung bình khoảng 8-10 triệu đồng. Thế nên với doanh nghiệp có khoảng 1000 nhân viên thì hàng tháng sẽ cần trả khoảng 8 đến 10 tỷ đồng tiền nhân công.

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Số tiền khấu hao sẽ có 2 dạng là khấu hao hữu hình và khấu hao vô hình.

Chi phí khấu hao tài sản cố định là khoản tiền mà doanh nghiệp cần chi trả cho những tài sản cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số tiền khấu hao gồm 2 dạngkhấu hao hữu hìnhkhấu hao vô hình. Trong đó, khấu hao hữu hình là già trị khấu hao mà doanh nghiệp cần chi trả để trích khấu hao tương ứng với tài sản cố định tùy thuộc theo thời gian sử dụng. Còn khoản chi phí khấu hao vô hình chính là tài sản không thể hiện qua vật chất nhưng vẫn có trong giá trị của doanh nghiệp.

Ví dụ: Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại: nhà xưởng, máy móc, phương tiện vận tải, thiết bị quản lý,… Trong đó chi phí cho nhà xưởng và máy móc chiếm tỷ lệ cao nhất.

Bên cạnh đó cũng có một vài trường hợp đặc biệt, tài sản của doanh nghiệp không cần trả chi phí khấu hao là: TSCĐ hết giá trị nhưng vẫn sử dụng, TSCĐ không được kê khai trong sổ kế toán, TSCĐ sử dụng với mục đích phúc lợi phục vụ người lao động,…

Các chi phí khác

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chi trả rất nhiều khoản tiền khác trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh những khoản tiền kể trên thì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn phải chi trả một số khoản tiền khác. Khoản tiền này có thể là phí quản lý khách hàng, phí quảng cáo, phí chăm sóc khách hàng,… Đây là khoản tiền không cố định vì thế có thể cắt giảm theo kế hoạch nhằm mục đích riêng. Vì thế doanh nghiệp luôn tìm cách để tối ưu khoản tiền này để tăng lợi nhuận.

Cùng là dịch vụ quảng bá thương hiệu của công ty nhưng mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược khác nhau. Với các ngành nghề có tỷ trọng cạnh tranh cao trên thị trường thì khâu quảng bá có vai trò cực kỳ quan trọng. Ví dụ như các thương hiệu điện thoại Samsung, Oppo tiêu tốn hàng tỷ đồng cho quảng cáo hàng năm. Còn với các ngành nghề độc quyền, tỷ trọng cạnh tranh thấp thì khoản tiền này có thể tiết kiệm đáng kể.

Phân biệt chi phí cố định và chi phí biến đổi

Như đã đề cập thì chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm 2 loại phí chính là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Vậy 2 loại phí này có điều gì khác biệt.

Chi phí cố định

Chi phí biến đổi

Khái niệm

Là chi phí không phụ thuộc vào doanh thu hoặc quy mô sản xuất

Là chi phí phụ thuộc vào doanh thu hoặc quy mô sản xuất.

Bản chất

Không bị thay đổi

Có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình thực tế

Phân loại

Gồm 2 loại: chi phí cố định bắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc

Gồm 3 loại: chi phí biến đổi tuyến tính, chi phí biến đổi cấp bậc và chi phí biến đổi dạng cong.

Ví dụ cho chi phí cố định của doanh nghiệp: Khoản tiền chi trả cố định của doanh nghiệp mà chúng ta thường gặp đó là tiền thuê nhà xưởng, chi phí bảo hiểm, khoản tiền quảng cáo,…

Còn ví dụ cho chi phí biến đổi trong doanh nghiệp thì chúng ta có thể kể đến như khoản tiền lương cho nhân viên. Nếu mô hình kinh doanh nhỏ không đạt hiệu quả thì sẽ cần mở rộng quy mô và tăng nhân viên. Từ đó khoản phí trả cho nhân công sẽ tăng lên.

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp các loại chi phí trong doanh nghiệp chính xác, cập nhật mới nhất. Cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của Govi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Xem thêm:

5/5 – (1 bình chọn)