Tổng hợp các định nghĩa về danh từ, tính từ, động từ và trạng từ

Một câu đầy đủ phải bao gồm chủ ngữ và vị ngữ, trong đó chứa các thành phần như danh từ, tính từ, động từ, và trạng từ. Việc xác định chính xác các loại từ giúp sử dụng câu đúng và rèn luyện việc sử dụng ngôn ngữ. Vậy danh từ, tính từ, động từ, và trạng từ là gì, mang chức năng gì và phân loại như thế nào?

Danh từ là gì?

Định nghĩa về danh từ

Danh từ là từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng, đơn vị. Một số danh từ đặc biệt đó vừa là danh từ vừa là động từ, tính từ mà không cần các từ đứng trước hoặc sau chúng biến đổi nó thành các từ loại trên.

Chức năng của danh từ

Danh từ được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau:

  • Làm chủ ngữ cho câu
  • Làm tân ngữ cho ngoại động từ.

Phân loại danh từ

Danh từ được phân làm nhiều loại tương ứng với các chức năng khác nhau khi sử dụng trong câu, cụ thể danh từ được phân thành các loại như sau:

  • Danh từ chỉ khái niệm
  • Danh từ chỉ đơn vị: Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, Danh từ chỉ đơn vị chính xác, Danh từ chỉ đơn vị ước chừng, Danh từ chỉ đơn vị thời gian, Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức
  • Danh từ riêng
  • Danh từ chung: Danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng
  • Danh từ chỉ hiện tượng
  • Danh từ số ít 
  • Danh từ số nhiều
  • Danh từ trừu tượng 
  • Danh từ cụ thể

Tính từ là gì?

Định nghĩa tính từ

Tính từ là những từ dùng để chỉ đặc điểm hay tính chất của sự vật hiện tượng hoặc hành động. Sự kết hợp giữa tính từ và các từ ngữ khác tạo nên cụm tính từ. Tính từ khá phức tạp và xác định khó khăn hơn. Do nhiều khi tính từ chuyển thành loại khác như động từ hay danh từ.

Chức năng của tính từ

Tính từ được dùng để mô tả tính chất hay cung cấp thêm thông tin cho danh từ. Tính từ là từ mà vai trò cú pháp chính của nó dùng để xác định một danh từ hoặc đại từ.

Phân loại tính từ

Tính từ được chia làm 2 loại gồm: Tính từ tự thân và Tính từ không tự thân.

  • Tính từ tự thân là những từ ngữ biểu thị được màu sắc, quy mô hay phẩm chất, hình dáng hoặc âm thanh, mức độ..
  • Tính từ không tự thân là những từ không phải tính từ nhưng có chức năng như một tính từ.

Động từ là gì?

Định nghĩa động từ

Động từ là từ dùng để biểu thị hoạt động, trạng thái. Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ. Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì… Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

Chức năng của động từ

Động từ có chức năng truyền tải thông tin, nội dung mấu chốt của câu. Đây là một trong bốn lớp từ chính, cùng với danh từ, tính từ và trạng từ để tạo ra một câu có nội dung hoàn chỉnh.

Phân loại động từ

Dựa theo tính chất của động từ, động từ được chia thành động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái.

  • Động từ chỉ hành động dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm tăng sức gợi hình, khiến sự vật trở nên gần gũi hơn.
  • Động từ chỉ trạng thái dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

Trạng từ là gì?

Định nghĩa trạng từ

Trạng từ hay còn được gọi là phó từ là từ dùng để bổ nghĩa cho các động từ, tính từ hay các trạng từ khác. Trạng từ bổ sung nghĩa cho câu.

Chức năng của trạng từ

Trạng từ thường đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu để làm nổi bật ý nghĩa đó. Trạng từ còn có thể dùng để so sánh ngang bằng, so sánh hơn, so sánh nhất, so sánh kép và so sánh tăng tiến.

  • Bổ nghĩa cho động từ
  • Bổ nghĩa cho tính từ
  • Bổ nghĩa cho trạng từ khác
  • Bổ nghĩa cho cả câu
  • Bổ nghĩa cho các từ loại khác: cụm danh từ, cụm giới từ, đại từ, và từ hạn định

Phân loại trạng từ

Trạng từ có thể được phân làm nhiều loại tùy vào vị trí và ý nghĩa của nó trong câu.

  • Trạng từ chỉ cách thức: Diễn tả một hành động như thế nào. 
  • Trạng từ chỉ thời gian.
  • Trạng từ chỉ tần suất (Phó từ năng diễn): Diễn mức độ của một hành động.
  • Trạng từ chỉ nơi chốn: Diễn tả hành động hiện đang xảy ra ở đâu.
  • Trạng từ chỉ mức độ: Diễn tả mức độ của một tính chất hoặc một đặc tính.
  • Trạng từ chỉ số lượng: Diễn tả số lượng.
  • Trạng từ nghi vấn: là những trạng từ thường đứng ở đầu câu hỏi.
  • Trạng từ liên hệ: là những trạng từ giúp liên kết hai chủ đề hoặc hai câu lại với nhau. Chúng còn có thể là từ diễn tả: lý do, thời gian, nơi chốn.

Trên đây là 4 khái niệm cơ bản nhất về 4 thành phần trong câu. Việc sử dụng danh từ, động từ, tính từ, trạng từ cần mang sự tự nhiên, hài hòa và rõ nghĩa, như vậy mới đáp ứng được một câu hoàn chỉnh. Việc sử dụng ngôn ngữ cần rèn luyện nhiều, vì vậy bước đầu xác định định nghĩa về các loại từ này và cách sử dụng là cần thiết. Để tìm hiểu thêm có thể tìm đọc các nguồn sách uy tín.