Tổng hợp các câu chuyện thần thoại Việt Nam hay và ý nghĩa
Truyện thần thoại là một trong những thể loại sáng tác của con người thời cổ đại, nó thể hiện ý thức tìm hiểu về vũ trụ cũng như mong muốn chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Và các câu chuyện thần thoại đó đã thổi đến làn gió tươi mới cho con người nói chung, người Việt Nam nói riêng hơi thở của tư duy phóng đại, vì thế các truyện thần thoại Việt Nam vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay.
Hãy cùng GSIR tổng hợp các câu chuyện thần thoại Việt Nam đầy ý nghĩa qua bài viết dưới đây!
Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới sở hữu bề dày lịch sử trên 2000 năm, nhờ thế mà kho tàng văn hoá dân tộc của đất nước chúng ta vô cùng phong phú. Và không ít trong số đó được cả thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
Đi theo đó, Việt Nam sở hữu kho tàng văn hóa dân gian hàng ngàn năm với số lượng câu chuyện thần thoại, cổ tích đến từ rất lớn từ 54 dân tộc anh em. Vậy truyện thần thoại Việt Nam là gì?
“Truyện thần thoại Việt Nam là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người.” – Khái niệm được trích dẫn từ trang Wikipedia Việt Nam.
“Thần trụ trời” là truyện thần thoại thuộc về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên, được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam. Truyện kể về thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng chưa sinh ra muôn vật và loài người, trời đất vẫn còn là một vùng đất tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng có một vị thần khổng lồ xuất hiện dùng đầu đội lên trời cao, dùng tay vừa đào vừa đắp đất đá thành một cái cột để chống trời. Chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt.
Từ đó, đất trời phân đôi, đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như chiếc bát úp và nơi đất trời giao nhau ấy về sau dân gian gọi là chân trời. Đến khi đất trời đã ổn định thì thần phá tan cái cột, hất tung đất đá vương vãi khắp nơi biến thành những hòn núi hay hòn đảo, còn ở những chỗ bị đào thì biển sâu hồ rộng.
Mỗi khi nhắc đến những truyền thuyết thần thoại Việt Nam, chắc chắn câu chuyện về Âu Cơ và Lạc Long Quân luôn được nghĩ tới đầu tiên. Bởi đây là câu chuyện gắn liền với với nguồn gốc “con rồng cháu tiên” của người Việt từ thuở xa xưa.
Âu Cơ là chim lạc còn Lạc Long Quân là rồng thần, hai người cùng sinh sống bên nhau, đẻ ra được một cái bọc trăm trứng nở ra trăm con, 50 xuống biển 50 lên non. Từ đó, dân gian lưu truyền những người được sinh ra trong bọc trăm trứng được gọi là con rồng cháu tiên, và cũng chính là ông bà tổ tiên của loài người chúng ta.
“Thánh Gióng” (hiệu là Phù Đổng Thiên Vương), đây là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam. Ông được xem là biểu tượng cho tinh thần chống giặc ngoại xâm cũng như đại diện cho sức mạnh của tuổi trẻ.
Trong lịch sử Việt Nam đã phải kinh qua muôn vàn những cuộc chiến tranh tàn khốc khiến cho dân chúng lầm than, song trong văn hoá dân gian lại rất ít đề cập đến các hình tượng “anh hùng văn hoá” này. Vì thế, Thánh Gióng có thể coi là hình tượng anh hùng chiến đấu đầu tiên của người Việt với mong muốn đánh bại giặc ngoại xâm từ ngàn xưa đến nay.
Sự tích Mười hai bà mụ được tác giả Nguyễn Đổng Chi kể trong sách “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Có thuyết nói rằng đó là các mười hai vị nữ thần giúp việc cho Ngọc Hoàng trong lúc ông có ý định sáng tạo ra loài người. Cũng có thuyết lại cho đó là những vị thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm khi ông đã tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới.
Lại có thuyết cho rằng mỗi vị nữ thần giữ công việc khác nhau: người nắn tai, người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy nói, người dạy cười, … nhưng cũng có người cho rằng họ không phân biệt công việc cụ thể mà cùng nhau tạo ra con người.
Sơn Tinh – Thuỷ Tinh