Tổng hợp Cá mập cắn cáp quang, câu nói đùa và sự thật bất ngờ
Chia sẻ Cá mập cắn cáp quang, câu nói đùa và sự thật bất ngờ là chủ đề trong bài viết hôm nay của chúng tôi . Tham khảo bài viết để biết chi tiết nhé.
Bạn vui lòng chờ trong giây lát…
Mục Lục
Theo thông tin từ Infogame, bắt đầu từ chiều ngày 27/8, cả 3 tuyến cáp quang biển quốc tế AAG, IA & SMW3 đều đang bị mất lưu lượng gây ảnh hưởng đến đường truyền trong nước đi quốc tế. Và cũng như mọi lần, dân mạng lại bắt đầu đùa là “cá mập cắn cáp”.
Vậy thì, liệu câu nói đó có bằng chứng khoa học nào không hay chỉ để nói cho vui miệng? Mời bạn xem qua bài viết để biết câu trả lời.
Từ một lời phỏng đoán nguyên nhân đứt cáp
Còn nhớ vào vài năm trước, khi sự cố đứt cáp xảy ra “như cơm bữa” thì người ta mới bắt đầu đi tìm lời đáp từ các chuyên gia cũng như những đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp với tuyến cáp quang biển.
Sau đó, một trong những bên chuyên môn đang đảm nhiệm việc duy trì và vận hành tuyến cáp biển AAG đã phỏng đoán nguyên nhân có thể là vì… cá mập cắn.
Họ cho rằng, sóng điện từ của cáp quang khiến cá mập nhầm lẫn với điện trường sinh học của những đàn cá nên mới tấn công.
Dù vậy, lập luận này hoàn toàn không được dư luận trong nước ủng hộ và còn bị cho là khá buồn cười.
Và cũng chính từ đó, hàng loạt ảnh chế liên quan đến sự kiện đứt cáp cùng câu phỏng đoán kia cứ thế mà đi chung với nhau, cứ hễ đứt cáp thì chỉ cần đỗ lỗi cho cá mập là xong.
Cho đến những bằng chứng khoa học cụ thể
Mặc cho việc đứt cáp do bị cá mập cắn cứ được chúng ta nhắc đi nhắc lại theo kiểu troll cho vui, song trên thực tế, cáp quang biển luôn có sức hút kỳ lạ với cá mập.
Được biết, vào năm 1987, tờ New York Times đã đưa tin: Hiện có khoảng 88.500 đến 96.500 km cáp đồng đặt dưới biển không hề bị gì, chỉ có những sợi cáp quang nằm chung xuất hiện những vết cắn của sát thủ biển cả.
Lúc đó (và cho đến thời điểm hiện tại), có rất nhiều người đã cho rằng chính dòng điện chạy trong lõi cáp quang khiến cảm giác thèm ăn của cá mập bị kích thích (cá mập có các cảm biến điện thế quanh miệng để phát hiện con mồi).
Tuy nhiên theo Tiến sĩ Chris Lowe, với kinh nghiệm nghiên cứu về cá mập trong nhiều năm tại Đại học California thì cá mập tấn công dây cáp quang là vì lý do khác. Cụ thể:
“Chúng (cá mập) có thể cắn cáp chỉ vì tò mò. Đó là một hành động rất tự nhiên và bản năng giống như kiểu mèo hay chó đùa giỡn với những đồ vật quanh chúng”.
“Và tuy cắn không đứt (do chỉ cắn đùa đùa) nhưng các chiếc răng sắc nhọn sẽ để lại nhiều lỗ thủng khiến nước tràn vào trong, ảnh hưởng trực tiếp tới việc truyền tải dữ liệu”, vị Tiến sĩ này nói thêm.
Đồng quan điểm với Lowe, Guillaume Le Saux – thuyền trưởng tàu lắp đặt, sửa chữa cáp biển “Pierre de Fermat” thuộc nhà mạng Orange (Pháp) cho biết:
“Cá mập có thể dò ra các bức xạ điện từ trong cáp quang biển và vì tính hiếu kì nên chúng sẽ bơi đến cắn cáp”.
Chính vì biết được cá mập khá “đam mê” cắn cáp nên nhiều ông lớn, trong đó có Google đã chi gần 300 triệu USD để đầu tư cho tuyến cáp quang biển có tên Faster.
Đây là một tuyến cáp mang lại tốc độ mạng khá cao cho khu vực châu Á cũng như là được phủ sợi Kevlar, vật liệu dùng trên áo chống đạn.
Vậy với Việt Nam: “Cá mập cắn cáp quang” là đùa hay sự thật?
Với những dẫn chứng vừa nêu, chúng ta có thể tin rằng việc cá mập thích cắn cáp quang là sự thật. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế thì các trường hợp cáp quang bị đứt ở nước ta chưa từng có liên quan đến con cá mập nào.
Cũng xin nhắc lại, đó chỉ là phỏng đoán của những người liên quan. Còn sự thật thì vẫn chỉ có “trời biết, đất biết” hay đơn vị trực tiếp vận hành tuyến cáp có thể biết.
Vậy thì theo bạn, liệu cáp đứt là do đâu? Vẫn tại cá mập hay một loài cá nào khác? Hoặc chỉ đơn giản vì chất lượng cáp không được cao?
Hãy comment bên dưới để chia sẻ cảm nghĩ của bạn ngay nhé!
* Trong bài có sử dụng ảnh và video từ Trần Anh Tuấn (YouTube), BBC, Zing News & radioshiga.com.
Mẹo hay trao tay: Thủ thuật tăng tốc Wi-Fi trong những ngày đứt cáp
Biên tập bởi Tech Funny