Tôn trọng Quyền tham gia của trẻ em
Các điều khoản trong Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã có các quy định về Quyền tham gia của trẻ em nhưng để đưa vào thực tế rất cần sự thấu hiểu của người lớn.
Các điều khoản trong Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã có các quy định về Quyền tham gia của trẻ em nhưng để đưa vào thực tế rất cần sự thấu hiểu của người lớn.
Các điều khoản trong Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã có các quy định về Quyền tham gia của trẻ em nhưng để đưa vào thực tế rất cần sự thấu hiểu của người lớn.
Các điều khoản trong Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã có các quy định về Quyền tham gia của trẻ em nhưng để đưa vào thực tế rất cần sự thấu hiểu của người lớn.
Các điều khoản trong Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã có các quy định về Quyền tham gia của trẻ em nhưng để đưa vào thực tế rất cần sự thấu hiểu của người lớn.
Các điều khoản trong Luật Trẻ em 2016 và Nghị định 56/2017/NĐ-CP đã có các quy định về Quyền tham gia của trẻ em nhưng để đưa vào thực tế rất cần sự thấu hiểu của người lớn.
Gần đây, việc thực hiện điều tra thân thiện với các vụ án xâm hại trẻ em đã được quy định rõ trong các thông tư, nghị định của ngành công an. Cán bộ điều tra được khuyến khích mặc đồ dân dụng, không mặc cảnh phục, để khi tiếp xúc với trẻ em, các bé sẽ cảm thấy gần gũi, không sợ sệt. Từ đó, trẻ chia sẻ nhiều hơn, thuận lợi cho công việc phá án nhanh hơn.
Trong tư duy của nhiều người lớn, kể cả thời gian trước đây và hiện nay, câu nói, ý nguyện của trẻ em rất ít có giá trị. Không ít người lớn thường tự áp đặt cho trẻ về mọi thứ trong cuộc sống lên quan tới trẻ mà không cần quan tâm tới tình cảm, suy nghĩ của con trẻ. Nhiều người lớn nhân danh sự tốt đẹp mang tới với trẻ nhưng tâm tư của trẻ em đã không được coi trọng, tôn trọng. Đa phần, người lớn áp quyền của mình lên trẻ, song lại không để ý tới quyền trẻ em. Vì vậy mà đã xảy ra nhiều bi kịch như trẻ tự tử, bỏ nhà ra đi, phản ứng bất cần với các nguyên tắc đề ra của người lớn.
Năm trước, khi đón con ở trường về, tôi được nghe kể có một nam phụ huynh xin cô giáo vào gặp trò chuyện với cả lớp của con trai 15 phút. Con trai của anh vốn là đứa trẻ chăm học và học rất giỏi. Trong quá trình sinh hoạt tập thể, bé có mâu thuẫn với vài bạn trai trong lớp khiến nhóm bạn này không chơi cùng. Phụ huynh này xin giáo viên chủ nhiệm được tiếp xúc trao đổi với cả lớp sau giờ học. Cô giáo đồng ý.
Tuy nhiên, khi vừa vào lớp học, thay vì chuyện trò tâm sự với các bạn của con để hiểu được mọi chuyện, thì phụ huynh này đã lớn tiếng đe nẹt cả lớp. Anh ta cho biết sẽ “báo công an” nếu như bạn nào đó có các hành vi tẩy chay, không chơi với con trai anh ta. Người đàn ông này cũng đứng trên lớp, sử dụng bút viết của cô giáo để dạy cho các trẻ khác biết thế nào là “quyền trẻ em”. Lũ trẻ trong lớp ở lứa tuổi 12 nghe các lời đe nẹt ấy quá sợ hãi, xanh mặt. Sự việc được các trẻ khác báo ngay cho phụ huynh. Cô giáo chủ nhiệm sau đó đã bị nhà trường kỷ luật bởi đồng ý cho phụ huynh kia vào lớp “quậy”.
Theo các con trong lớp, “chú ấy nói về quyền trẻ em để bảo vệ con mình nhưng tụi con cũng là trẻ em mà”. Sự việc cho thấy những lỗ hổng về nhận thức của phụ huynh cũng như sự đánh giá chủ quan của người lớn về trẻ em. Trẻ hiện giờ được tiếp cận với rất nhiều thông tin, chính vì vậy cũng đã hiểu hơn về các quyền trẻ em mà mình được thụ hưởng và bảo vệ.
Hình minh họa