Tóm tắt sách Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ

Bạn Thông Minh Hơn Bạn Nghĩ
Tác giả: Thomas Armstrong

Giới thiệu sách:
Bạn có nghĩ mình thông minh không? Và trí thông minh là gì? Nhiều người tin rằng thông minh là phải đạt điểm tốt hoặc giành thứ hạng cao ở trường học. Hoặc thông minh là làm được những việc như:
– Đọc thật tốt
– Giải toán nhanh
– Học thuộc lòng giỏi

Những điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên bởi trí thông minh có thể biểu hiện theo nhiều cách thức khác nhau – trong nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, trong cách cảm nhận, sự hiểu biết về thiên nhiên và sống hòa hợp với những người xung quanh… Bạn thông minh hơn bạn nghĩ sẽ giúp bạn khám phá ra rằng có vô vàn cách biểu hiện trí thông minh.

Trong gần một thế kỷ qua, giới chuyên môn vẫn sử dụng các bài kiểm tra IQ để đo chỉ số thông minh. IQ là từ viết tắt của Intelligence Quotient, là thước đo trí thông minh của con người thông qua một bài kiểm tra. Bài kiểm tra này yêu cầu bạn phải giải toán, định nghĩa từ, tạo mẫu thiết kế, nhắc lại các con số theo trí nhớ và một số bài tập khác nữa. Có thể bạn cũng từng làm một bài kiểm tra IQ giống như vậy.

Nhiều người nghĩ rằng kiểm tra chỉ số IQ là cách tốt nhất để đo trí thông minh của con người. Tuy nhiên, kiểm tra IQ không phải là cách hoàn hảo vì có rất nhiều thứ không thể phản ánh qua các bài kiểm tra. Chúng không thể dự đoán được khi trưởng thành bạn sẽ làm gì hoặc trở thành người như thế nào. Và các câu hỏi kiểm tra cũng thường chịu ảnh hưởng bởi định kiến hoặc quan điểm của người ra đề. Bên cạnh đó, không có bài kiểm tra nào là toàn diện. Hệ thống câu hỏi thường không thể làm bộc lộ những khả năng khác nhau của bạn. Nói chung, các bài kiểm tra IQ thường chú trọng từ ngữ hoặc các con số, vì vậy sẽ làm xao lãng những thứ quan trọng khác như khả năng âm nhạc, nghệ thuật, tự nhiên hay xã hội. Thời gian gần đây, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ quan điểm cho rằng kiểm tra IQ là thước đo trí thông minh tốt nhất. Một trong số đó là nhà tâm lý học, Tiến sỹ Howard Gardner thuộc Đại học Harvard. Những công trình nghiên cứu của ông đã đưa ra một cái nhìn hoàn toàn mới về vấn đề “Thế nào là thông minh?”

Về tác giả:
Thomas Armostrong là Tiến sỹ Triết học – Tâm lý học, nhà giáo dục, tác giả và diễn giả với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy. Ông có nhiều cuốn sách nổi tiếng, như 7 loại hình thông minh, Trí thông minh đa dạng trong lớp học và có rất nhiều bài báo được đăng trên tờ Parenting, Ladies’s Home Journal, Family Circle. Ông cũng xuất hiện nhiều trên các chương trình truyền hình và phát thanh quốc gia, quốc tế như NBC, BBC.

Tóm tắt nội dung sách:

Chương 1: TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ

TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ LÀ GÌ?

Bạn có trí thông minh ngôn ngữ khi bạn yêu thích từ ngữ và cách sử dụng chúng để đọc, viết, nói. Có thể bạn nhạy cảm với ngữ âm, ngữ nghĩa hay ngữ cảnh. Có thể bạn thích chơi hoặc tạo ra các trò chơi với chữ. Người thể hiện trí thông minh này có thể là nhà thơ, nhà văn giỏi, diễn giả xuất chúng, một “con mọt sách”, người kể chuyện cuốn hút hoặc giỏi ngoại ngữ.
Bạn luôn có trí thông minh ngôn ngữ dù bạn nhận ra điều đó hay không. Hãy đọc cuốn sách này (dù thấy rất khó hiểu) và bạn sẽ nhận ra mình là người có trí thông minh ngôn ngữ. Khi bạn trò chuyện với gia đình, đọc báo, đọc truyện cười, viết thư hay gửi e-mail cho bạn bè,… điều này chứng tỏ bạn là người có trí thông minh ngôn ngữ.

MỘT SỐ CÁCH THỨC THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH NGÔN NGỮ

Sau đây là một số cách thức thú vị giúp bạn phát triển khả năng ngôn ngữ. Hãy thử làm những việc sau, dù bạn có trí thông minh ngôn ngữ ở mức nào.
1. Ghi lại ngay các ý tưởng mà bạn vừa nghĩ ra. Luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ (hoặc một tập giấy ghi chú) để ghi lại những ý tưởng nảy ra trong ngày.

2. Đọc bất cứ điều gì hấp dẫn bạn. Những điều thú vị đó có thể là luật trò chơi hay nhật báo, sách về nghệ thuật, tạp chí ô tô, tạp chí khoa học, truyện tranh, báo…

3. Tập viết báo. Viết ít nhất 250 từ mỗi ngày về bất cứ chủ đề nào mà bạn thích. Ví dụ: Viết về những gì bạn làm ở trường, về cuốn sách đang đọc, sự kiện đang xảy ra trên thế giới hay bất cứ thứ gì hấp dẫn bạn.

4. Đi thư viện. Đó là một thế giới sách và chúng là của bạn – hoàn toàn miễn phí. Tất cả những gì bạn phải làm là đăng ký làm thẻ thư viện. Người thủ thư sẽ giúp bạn tìm sách theo những chủ đề mà bạn thích và giới thiệu những tác giả mà bạn sẽ thích. Họ cũng có thể gợi ý về những cuốn sách nói phù hợp với sở thích của bạn.

5. Tra nghĩa những từ bạn không biết trong từ điển. Lên danh sách những từ bạn không hiểu. Nếu kiên trì làm việc đó, bạn sẽ nhận thấy vốn từ của mình tăng lên rất nhanh.

6. Thường xuyên dành thời gian kể chuyện với gia đình. Nội dung câu chuyện là những thứ bạn thích. Bạn có thể kể lại những chuyện xảy ra trong ngày, kể lại những điều thú vị trong cuốn sách đang đọc hoặc nói về gia đình của mình.

7. Lập danh sách những cuốn sách quan trọng. Lập danh sách: (1) Mười cuốn sách bạn thích nhất; (2) những cuốn bạn muốn đọc trong vài tháng tới; (3) những cuốn chắc chắn bạn sẽ đọc trong cuộc đời. Danh sách đó giúp bạn định hướng những lĩnh vực mà mình sẽ đọc.

8. Chơi các trò chơi với từ ngữ. Chơi ô chữ, điền từ, tìm từ, đảo chữ hoặc các trò đố chữ khác mà bạn thích. (Nhiều tờ nhật báo có các trò chơi chữ trong mục thư giãn hoặc giải trí). Chơi sắp chữ, hoặc tìm từ khóa với bạn bè và người thân.

9. Chơi các trò chơi bằng ngôn ngữ nói. Sưu tập một số chuyện vui đùa ưa thích, các câu đố, trò chơi chữ, uốn lưỡi, từ có vần, từ dài, từ lạ và từ đa âm rồi chia sẻ với bạn bè và người thân. Và nếu bạn thích, hãy tự tạo ra những từ của riêng mình.

10. Tham gia một câu lạc bộ đọc sách – nơi bạn có thể thảo luận về sách với người khác. Đó có thể là các câu lạc bộ sách thiếu nhi, truyện trinh thám, tiểu thuyết thuộc các thể loại khác nhau. Nếu bạn không thể tìm được một câu lạc bộ phù hợp, hãy cùng bạn bè và người thân lập một câu lạc bộ riêng.

11. Liên hệ với tác giả mà bạn yêu thích. Tìm e-mail hoặc địa chỉ của nhà văn bạn yêu thích và gửi câu hỏi về sách của họ, cách họ bắt đầu viết hoặc những điều khiến bạn quan tâm.

12. Tham dự buổi nói chuyện của nhà văn. Các nhà văn thường xuất hiện ở nhà sách, thư viện, trường học hoặc những nơi khác để nói chuyện về những cuốn sách của họ và trả lời câu hỏi của độc giả. Hãy nghe các nhà thơ, tiểu thuyết gia, các nhà văn nói về sách của họ.

13. Học ngoại ngữ. Nếu thích, bạn có thể học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Trung hoặc các ngôn ngữ khác. Học ngoại ngữ là một cách để phát triển trí thông minh ngôn ngữ. (Học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai cũng giúp bạn có trí thông minh ngôn ngữ). Bạn có thể tìm những khóa học ngoại ngữ ở trường, trung tâm ngoại ngữ hoặc thư viện.

14. Luôn có một cuốn sổ ghi chép. Dùng cuốn sổ ghi chép này ghi lại những bài thơ, truyện ngắn hay vở kịch mà bạn sáng tác. Bạn có thể ghi lại những câu nói, đoạn văn và đoạn hội thoại mà bạn đọc được hoặc nghe người khác nói. Nhiều nhà văn nổi tiếng thường có một cuốn sổ ghi chép như vậy.

15. Tham gia diễn một vở kịch. Nhiều vở kịch được những nhóm diễn viên quần chúng diễn ở trường. (Nếu có thể, bạn hãy thử diễn một vai trong các vở kịch của Shakespeare. Ông là nhà văn có trí thông minh ngôn ngữ xuất chúng, với hơn 37 vở kịch và 154 bài thơ sonnet mà đến nay, đã hơn bốn thế kỷ nhưng chúng vẫn tràn đầy sức sống).

16. Nếu thích thảo luận, hãy tham gia các đội thảo luận ở trường. Nếu trường bạn không có đội thảo luận, hãy hỏi giáo viên của bạn liệu có thể thành lập các nhóm thảo luận trong lớp không. Thảo luận là cách tuyệt vời để hoàn thiện kỹ năng nói cũng như khả năng tư duy và nghiên cứu. Đây cũng là cách hay để học về những chủ đề khác nhau như khoa học, lịch sử, xã hội, sức khỏe hoặc tiếng Anh.

Chương 2: TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC

TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC LÀ GÌ?

Đầu tiên, nếu có trí thông minh âm nhạc, bạn phải thật sự yêu thích âm nhạc. Bạn biết thưởng thức và lắng nghe các giai điệu, nhịp điệu cũng như các thành tố khác của âm nhạc. Bạn có thể nhận ra giai điệu của bản nhạc đang chơi hoặc bài hát đang phát, những cung đàn hay nốt nhạc trong bài hát, sự khác nhau trong âm điệu của cùng một nốt nhạc khi được chơi bằng các nhạc cụ khác nhau. Bạn ham muốn tìm hiểu và thưởng thức nhiều thể loại nhạc khác nhau. Nói chung, bạn thích các hoạt động như ca hát, chơi nhạc cụ, nghe đĩa CD hoặc tham dự các buổi hòa nhạc. Ngoài ra, bạn cũng thể hiện năng khiếu này khi sáng tác một ca khúc, chơi một hay nhiều loại nhạc cụ, chế tạo nhạc cụ hoặc hát đúng theo nhạc hoặc có thể nghe được tiếng nhạc trong những âm thanh của cuộc sống thường ngày (tiếng chim hót hay nhịp điệu của tiếng tàu hỏa chạy trên đường ray). Bạn hãy tin rằng có rất nhiều cách để đến với âm nhạc và sở hữu trí thông minh âm nhạc – nhiều hơn bạn nghĩ đấy!

Nền văn hóa của chúng ta không chú trọng phát triển trí thông minh âm nhạc. Nhiều người cho rằng đó chỉ là một năng khiếu độc đáo chứ không phải một loại hình trí thông minh. Trong cuộc sống hiện đại, người ta chỉ coi trọng kỹ năng đọc và viết. Chẳng hạn ở trường, bạn không phải trải qua một bài thi âm nhạc để lên lớp, nhưng chắc chắn phải thi đọc, viết và làm toán.
Nói chung, chỉ một số ít người trong nền văn hóa của chúng ta thật sự quan tâm đến âm nhạc, đó là nhạc công violin, ngôi sao nhạc rock, nghệ sỹ nhạc jazz, nhóm nhạc rap, ca sỹ nhạc pop… Số còn lại không quan tâm đến việc phát triển trí thông minh âm nhạc của họ, trừ việc nghe nhạc, xem các nhạc công biểu diễn trên ti vi hoặc chơi nhạc ở nhà, tham gia một nhóm nhạc ở trường hay địa phương.

Thậm chí, nếu có vấn đề với ngân sách thì các ban nhạc, nhóm nhạc hoặc dàn hợp xướng ở trường sẽ bị cắt giảm đầu tiên. Tất nhiên, họ không bao giờ bỏ chương trình tập đọc và làm toán! Kết quả là nếu bạn không được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc hoặc không được tiếp cận âm nhạc ở trường hay một trung tâm công cộng thì bạn hầu như không có cơ hội nào để học và phát triển năng khiếu âm nhạc.

Tuy nhiên, ở nhiều nền văn hóa, âm nhạc lại đóng một vai trò tích cực trong cuộc sống. Ở Hungary, trẻ em được học nhạc lý hằng ngày ở trường (hoạt động này giúp chúng học tốt hơn). Còn ở Nhật Bản, trẻ em được học chơi violin hay piano bằng “phương pháp Suzuki” khi mới ba tuổi. Tại Senegal, những griot (còn được gọi là rapper), hay “những ca sỹ truyền tin” vẫn thu thập, truyền bá tin tức và lưu giữ lịch sử địa phương.

Ở khắp nơi trên thế giới và trong chiều dài lịch sử loài người, âm nhạc vẫn luôn là giải pháp để lưu truyền tri thức từ thế hệ này qua thế hệ khác. Trước khi có những cuốn sách để lưu trữ thông tin, con người phải ghi nhớ mọi thứ bằng bộ não và theo cách thức thế hệ đi trước dạy cho các thế hệ nối tiếp.

Điều đó có nghĩa là phải thuộc lòng hàng nghìn cái tên của các dòng họ trong quá khứ, hay phương thuốc thảo dược hoặc lịch sử của một bộ lạc. Những thổ dân châu Phi, ca sỹ Thổ Nhĩ Kỳ hay Đông Âu và các tu sỹ chữa bệnh đều lưu truyền tri thức theo cách này.

Những con người đó giống như các thư viện di động vậy! Một trong những lý do khiến họ có khả năng ghi nhớ siêu việt như vậy là cách lưu giữ thông tin bằng các hình thức của âm nhạc. Họ đọc chúng theo giai điệu và hát như một phần của các nghi thức bộ lạc, hoặc viết sử thi (bao gồm cả bài hát kể chuyện) chứa đựng những thông tin quan (Trong phần sau của chương này, bạn cũng có thể tìm hiểu cách âm nhạc giúp mọi người đọc và nhớ lâu). Một số câu chuyện bạn yêu thích, truyện cổ tích và truyền thuyết Hy Lạp trong Kinh Thánh đã được lưu truyền theo cách này. Chúng từng là những bài hát và bài tụng kinh trước khi được chép lại.

Hiện nay, âm nhạc vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nhiều cộng đồng người trên khắp thế giới – những nơi bạn phải bộc lộ trí thông minh âm nhạc trong các chức năng của cuộc sống hằng ngày. Vậy tại sao âm nhạc lại quan trọng đối với họ? Bởi âm nhạc là một phần trong cuộc sống của họ. Âm nhạc được dùng trong giao tiếp, học tập, chia sẻ, giải trí và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vì tất cả những lý do này cũng như những lý do khác, bạn cần phải học (theo nhiều cách khác nhau) để có trí thông minh âm nhạc.

MỘT SỐ CÁCH THỨC THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH ÂM NHẠC

Đây là một số cách để giúp bạn phát triển khả năng âm nhạc. Hãy thử làm những việc bạn thích, cho dù trí thông minh âm nhạc của bạn đang ở mức nào.
1. Nghe tất cả những thể loại nhạc mà bạn có thể nghe. Nghe các thể loại nhạc khác nhau trên đài (như nhạc blue, jazz, cổ điển, đồng quê, pop, rap…) một cách đều đặn. Đừng vội quy kết rằng bạn không thích loại nhạc nào. Hãy tự tạo cho mình cơ hội – bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận thấy mình thích thể loại nhạc ít khi nghe.

2. Nghe âm nhạc của những vùng miền khác nhau trên thế giới. Hãy thử nghe âm nhạc của các nước Ireland, Mexico, Ấn Độ, Trung Quốc hay bất cứ nơi nào bạn tò mò muốn nghe. Bạn cũng có thể lên mạng và nghe âm nhạc của các vùng miền khác nhau trên thế giới.

3. Hát với người thân và bạn bè. Hãy hát bài hát yêu thích của bạn hay học những bài hát mới. Thực hành âm nhạc với người khác có thể là một việc rất thú vị, vì thế bạn hãy thường xuyên hát với người thân. Hoặc bạn có thể dùng những loại nhạc cụ đơn giản (trống, ghi- ta, kèn, chũm chọe, lục lạc…) để tạo nhạc nền cho bản nhạc đã thu của bạn.

4. Chơi trò chơi âm nhạc với người thân và bạn bè. Ví dụ, các bạn có thể chơi trò “gọi tên bài hát”: Bạn hát một bài chỉ có rất ít câu và người khác phải đoán tên của bài hát đó.

5. Đi xem các chương trình biểu diễn ca nhạc. Các buổi biểu diễn ca nhạc hay hòa nhạc thường được tổ chức ở các hội chợ, công viên, lễ hội và trường học. Hoặc bạn có thể tham gia các buổi độc tấu, thử giọng và tập diễn lại.

6. Tham gia hoạt động âm nhạc ở trường. Bạn hãy đăng ký tham gia nếu trường học có một dàn đồng ca, ban nhạc hay dàn nhạc, hãy đăng ký tham gia. Bạn sẽ học được cách đọc nhạc, có cơ hội để thử chơi nhiều loại nhạc cụ, kết giao với những người có cùng sở thích tìm hiểu về âm nhạc giống bạn.

7. Sáng tạo hoặc cải tiến các nhạc cụ hay bất kỳ vật dụng nào trong nhà bạn. Bếp là nơi lý tưởng để tìm ra những thứ có thể dùng làm nhạc cụ – nồi và chảo, những chiếc cốc được đổ vào lượng nước khác nhau, những chiếc thìa gỗ, đồ bạc,… Hãy tự làm một cái xắc-xô bằng cách nhét đầy những hạt đỗ khô, đồ ăn, kẹp giấy, đá cuội hoặc sỏi vào một hộp nhựa.

8. Học cách đọc nhạc. Đây là nội dung bắt buộc trong khóa học nhạc của một nhóm nhạc, dàn nhạc hay dàn đồng ca. Nhiều phần mềm có thể giúp bạn học tốt môn này.

9. Khuấy động phong trào yêu nhạc ở trường và cộng đồng. Nếu trường học không đưa môn nhạc vào chương trình học, bạn hãy chia sẻ với giáo viên hoặc hiệu trưởng về những tác dụng mà âm nhạc đem lại. Hãy đem âm nhạc đến với trường học của bạn.

10. Cùng một người bạn lắng nghe một đoạn nhạc. Hãy lắng nghe các thành tố như nhạc cụ hay cách sử dụng giai điệu, nhịp điệu, giọng điệu và âm sắc càng nhiều càng tốt. Bạn có thể phân biệt sự khác nhau của những thành tố này không? Bạn có nghe thấy điệp khúc của bản nhạc không? Cái hay trong đó được thể hiện như thế nào? Có điều gì khác mà âm nhạc đang “nói” với bạn không? Hãy nói với bạn mình về những gì bạn cảm nhận được. Bạn từng nghe nhạc như thế chưa?

11. Nếu có cơ hội, hãy tìm lớp học nhạc dạy chơi loại nhạc cụ mà bạn yêu thích. Các lớp học tư khá phổ biến. Nếu không có, hãy tự học chơi piano, ghi- ta hay acmonica bằng cách sử dụng phần mềm vi tính hay từ một cuốn sách.

12. Lắng nghe và cảm nhận về âm nhạc xung quanh bạn. Hãy bắt đầu bằng việc dành vài phút để lắng nghe những âm thanh và nhịp điệu của thế giới tự nhiên, hay nhịp điệu của thành phố − thế giới của các phương tiện giao thông và máy móc. Sau đó, bạn hãy viết một đoạn nhạc cho bất cứ loại nhạc cụ nào bạn thích – giọng của bạn, một cây đàn piano, ghi-ta hay bất cứ nhạc cụ nào khác (thậm chí là gõ nhịp trên mặt bàn).

13. Sáng tác một ca khúc hay đoạn nhạc. Hãy sử dụng phần mềm để sáng tác ca khúc của chính bạn. Các phần mềm vi tính giúp bạn kết hợp nhiều loại nhạc cụ khác nhau trong một đoạn nhạc. Chương trình này sẽ xuất bản bản nhạc bạn vừa sáng tác. (Vài năm trước, chỉ có những phòng nhạc chuyên nghiệp mới có loại phần mềm này).

14. Thành lập ban nhạc. Hãy tập hợp bạn bè lại và thành lập nhóm nhạc rock, rap, dàn hợp ca hoặc ban nhạc jazz, sau đó trình diễn ở trường hay trong khu phố. Và trong tương lai, bạn có thể trở thành ngôi sao! (Nếu không đạt tới đỉnh cao thì dù sao bạn vẫn có những thời khắc thật vui vẻ).

Chương 3 TRÍ THÔNG MINH LOGIC

TRÍ THÔNG MINH LOGIC LÀ GÌ?

Nếu có trí thông minh logic, bạn sẽ dễ dàng hiểu các con số và khái niệm toán học, thích tìm kiếm các chi tiết tỉ mỉ và nhìn thấy mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả của các vấn đề khoa học. Bạn cũng thích giải những câu đố hóc búa hay chơi những trò chơi cần có chiến thuật, hoặc thích cách vận hành của máy tính, thậm chí còn viết được các chương trình phần mềm. Bạn cũng thể hiện trí thông minh logic trong việc nhẩm tính những phép toán khó, tạo ra mật mã của riêng mình, thực hiện những thí nghiệm khoa học, nghiên cứu và lập trình máy tính, lý giải những câu chuyện thần bí.

Bạn cũng có thể thích tất cả các hoạt động kể trên hay chỉ một vài trong số đó. Nhưng có một thứ sẽ liên kết tất cả các hoạt động đó với nhau, đó là logic. Tư duy logic là công cụ giúp bạn giải quyết được mọi vấn đề. Khi áp dụng quy luật logic, bạn có thể chia vấn đề thành từng phần nhỏ và giải quyết chúng từng bước một, hoặc kết nối những phần rời rạc lại với nhau và tìm ra quy luật khi vận dụng tư duy logic để giải quyết các vấn đề hay tìm ra câu trả lời. Logic có thể giúp bạn giải toán, tìm ra mật mã, giải quyết vấn đề hóc búa hay trả lời câu hỏi khoa học.

Nếu là người có trí thông minh logic, bạn sẽ:
– Tò mò và thích quan sát con người, sự vật và không gian xung quanh.
– Quan tâm đến nguyên nhân và hệ quả (hành động này sẽ dẫn đến phản ứng như thế nào), sau đó tìm ra mối quan hệ giữa chúng (tại sao một nguyên nhân khoa học lại dẫn đến một hệ quả khoa học).
– Đặt câu hỏi về những thứ bạn quan sát được và muốn tìm hiểu.
– Chú ý đến mọi chi tiết từ con số cho đến thiên nhiên và cách ứng xử của con người.
– Vậy bạn đã bắt đầu nhận ra tính logic của trí thông minh logic chưa?
Trí thông minh logic có thể giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau – từ môn toán, máy tính đến các vấn đề khoa học. Nhưng không phải chỉ các công việc cần tính toán mới cân đến trí thông minh logic.

Bạn có thể sử dụng trí thông minh logic khi chơi trò xếp chữ, tìm lời giải cho câu chuyện trinh thám hoặc chỉ đơn giản là sắp xếp những dụng cụ nghệ thuật.

MỘT SỐ CÁCH THỨC THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH LOGIC

Sau đây là một số cách thức giúp bạn phát triển các kỹ năng logic. Hãy thử những hoạt động bạn thích, dù trí thông minh logic của bạn ở mức nào.

1. Chơi những trò chơi cần sử dụng chiến lược và logic. Những trò chơi như cờ tướng, cờ đam hay đô-mi-nô hầu như tùy thuộc vào khả năng sáng tạo chiến lược và nắm rõ nước đi của đối phương.

2. Xem các chương trình truyền hình dạy về khoa học và toán học. Đó có thể là các chương trình tìm hiểu về thiên văn học, địa lý hay các khái niệm và phát kiến khoa học quan trọng.

3. Tập tính nhẩm các bài toán đơn giản. Không nên sử dụng máy tính, giấy và bút (bạn có thể sử dụng khi đã tính xong và muốn kiểm tra lại kết quả). Nếu nhận thấy mình có thể tính nhẩm dễ dàng, hãy luyện các bài toán khó hơn.

4. Khám phá khoa học. Đến thăm bảo tàng khoa học, nhà mô hình vũ trụ, bảo tàng thiếu nhi hay viện nghiên cứu – nơi bạn có thể khám phá những ý tưởng khoa học và toán học thông qua một số hiện vật thú vị được trưng bày. Nếu bạn quan tâm một hiện vật cụ thể, hãy tới tham quan phòng trưng bày chi tiết hơn. Đồng thời, hãy tìm hiểu các ý tưởng toán học và khoa học được sử dụng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày.

5. Đọc báo, tạp chí về khoa học và toán học. Như Tạp chí Toán học và Tuổi trẻ, Toán Tuổi thơ, Khoa học, Tia sáng…

6. Tập ước lượng mọi thứ. Ví dụ: Ước tính số viên kẹo có trong một chiếc hộp, số đá cuội trong một đống đá, số viên bi trong một cái lọ, sau đó kiểm tra lại kết quả bằng cách đếm lại. Tham gia các cuộc thi tính ước lượng ở trường hay với bạn bè.

7. Giải đáp các câu hỏi hóc búa. Mua một cuốn sách về các câu đố (hoặc tìm một trang web có các bài toán vui và câu đố hóc búa), rồi tự mình hoặc cùng bạn bè giải đố.

8. Đề ra “ngày toán học” đặc biệt hoặc các “buổi tối khoa học” với gia đình. Bạn giải các bài toán mẹo, làm một số thí nghiệm khoa học, giải các câu đố hóc búa, trao đổi với người thân về những khám phá khoa học trong các bản tin thời sự.

9. Viết mười câu hỏi bạn cần được giải đáp về thế giới xung quanh. (Ví dụ: Cầu vồng có từ đâu?). Tìm câu trả lời bằng cách tham khảo cuốn Bách khoa Tri thức Toàn thư, sử dụng Internet, hỏi bố mẹ hoặc thầy cô giáo hay tự làm thí nghiệm.

10. Tham gia câu lạc bộ khoa học hay toán học ở trường. Nếu trường bạn không có, hãy đề nghị giáo viên thành lập một nhóm riêng. Bạn cũng có thể tự thành lập một nhóm nhỏ gồm bạn bè và người thân, sau đó tập trung vào các chủ đề khoa học như quan sát các vì sao.

11. Tìm các thí nghiệm khoa học trên sách báo hay Internet mà bạn có thể thực hiện với các vật dụng sẵn có. Hãy thực hiện các thí nghiệm đó đúng cách. Nó có thể gợi ý cho bạn về một công trình khoa học để tham gia hội chợ khoa học ở trường hay tại địa phương.

12. Thuê gia sư hay nhờ bạn cùng lớp giúp bạn tiếp thu môn toán và các môn khoa học nếu bạn thấy khó hiểu. Một người thông hiểu, yêu thích toán và các môn khoa học có thể khiến những đề tài này trở nên hấp dẫn với bạn hơn.

13. Bạn có thể truyền đạt những kiến thức toán học và khoa học của mình cho người khác. Bạn sẽ thấy rằng càng giải thích những khái niệm thì bạn càng hiểu chúng hơn. Sau đó, hãy tìm một người có khả năng giảng giải cho bạn những vấn đề còn nghi ngờ (ví dụ: Cha mẹ, bạn bè, anh chị em ruột hay thầy cô giáo).

14. Chú ý đến việc dùng con số trong các bản tin. Ý nghĩa của chúng là gì? Nếu một con tàu du hành vũ trụ phải vượt qua 68,8 triệu km để lên tới Sao Hỏa, bạn hãy cố gắng hình dung khoảng cách đó là bao xa, điều đó sẽ giúp bạn hiểu thực tế. Ví dụ: Phải đi 68,8 triệu km mới lên tới Sao Hỏa tương đương với bao nhiêu cuộc hành trình đi vòng quanh nước Mỹ?

15. Chỉ ra nguồn gốc của toán học trong những nền văn hóa khác nhau. Nền văn minh của người Maya và Ả Rập cổ đại đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của những phát kiến toán học mà chúng ta sử dụng ngày nay, thậm chí họ còn biết dùng cả “máy tính” nữa. Hãy tìm hiểu cách dùng bàn tính hay các loại thiết bị tính toán từng phát triển trong những nền văn hóa khác nhau.

16. Tạo một trang web cá nhân. Nếu bạn thích, hãy học một ngôn ngữ máy tính như HTML hay Java để làm điều đó.

17. Ghi lại cách bạn đã giải quyết các vấn đề. Khi làm toán hay thực hiện các công việc khoa học ở trường, hãy để ý xem bạn đang nghĩ những gì trong đầu và ghi chú những chi tiết đặc biệt đã giúp hoặc cản trở bạn tìm ra lời giải.

Chương 4 TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIAN

TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIAN LÀ GÌ?

Trí thông minh không gian là học và suy nghĩ bằng hình ảnh – nhưng có thể suy rộng hơn như vậy. Bạn có trí nhớ rất tốt đối với khuôn mặt và địa điểm hoặc có khả năng chú ý đến các chi tiết nhỏ mà người khác thường bỏ qua. Nhìn chung, khi học theo cách thay thế ngôn từ bằng hình ảnh, bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn. Bạn có giác quan rất tốt khi liên kết các sự vật với nhau trong một không gian cho phép (trí thông minh về không gian) Ví dụ: Bạn có thể sắp xếp lại căn phòng của mình vài lần trong đầu mà không cần di chuyển bất kỳ đồ vật nào. Trí thông minh không gian cũng thể hiện khi bạn đọc bản đồ, tìm ra đường đi ở những nơi xa lạ hoặc rất thành thạo trong việc tách rời các đồ vật rồi lại lắp ráp chúng với nhau.

Hãy nhìn ra xung quanh, bạn thấy những loại màu sắc, hình khối, tranh ảnh, bố cục, sự vật gì? Sau đó, hãy nhắm mắt lại. Những hình ảnh nào hiện lên trong tâm trí bạn? Sẽ có hai thế giới – một là tưởng tượng và một là hiện thực, cách bạn kết hợp chúng chính là chìa khóa để có trí thông minh không gian.

Khả năng đó cho phép bạn biến những thứ mình nhìn thấy hoặc tưởng tượng thành hiện thực. Đó là lý do giải thích các họa sỹ và kỹ sư lại sở hữu trí thông minh không gian. Một số người có trí thông minh không gian thể hiện khả năng trong các hoạt động như hội họa, nhiếp ảnh, sản xuất phim hoặc thiết kế; trong khi một số khác lại bộc lộ qua công việc kiến trúc, tạo mẫu hoặc sáng chế.

Bạn đã bao giờ vẽ nguệch ngoạc lên phần lề của vở bài tập về nhà chưa? Hoặc vẽ trong khi đang làm những việc khác – như nghe giảng, xem tivi, nói chuyện điện thoại với bạn bè? Khi làm như vậy, không phải bạn đang lãng phí thời gian mà là đang thể hiện trí thông minh không gian. Các chuyên gia đã nhận định rằng việc vẽ nguệch ngoạc sẽ giúp bạn tư duy tốt hơn, bởi nó tác động lên các vùng trên não bộ (bao gồm cả khu vực của trí thông minh không gian). Bạn sẽ tư duy tốt hơn khi phác họa. Một số người nổi tiếng đã vẽ nguệch ngoạc trên giấy để tư duy tốt hơn, như nhà phát minh Thomas Edison luôn dùng một cuốn nhật ký để phác họa những ý tưởng. Charles Darwin, cha đẻ của Thuyết Tiến hóa, lại vẽ hình cây khắp cuốn sổ nháp (hình vẽ giúp ông suy nghĩ về các loài được phân chia giống như nhánh cây như thế nào). Bạn nên giữ một cuốn nhật ký bằng tranh hoặc vở nháp để lưu lại những ý tưởng bất chợt nảy sinh, chúng sẽ mang lại rất nhiều điều cho bạn.

Một số người có trí thông minh không gian thường gặp khó khăn ở trường học. Bởi hầu hết các trường học đều dành nhiều thời gian cho từ ngữ và con số hơn là các bức hình. Những người sở hữu trí thông minh không gian thường có xu hướng nghĩ về hình ảnh thay vì từ ngữ, họ có thể gặp rắc rối trong việc ghi nhớ các sự việc, ý tưởng được biểu hiện bằng từ ngữ hoặc con số. Các chuyên gia nhận thấy rằng hầu hết những đứa trẻ bị “thiểu năng học tập” hoặc mắc chứng khó đọc đều nhạy bén với hình ảnh. Chúng có thể trở thành họa sỹ hay nhà sản xuất phim hoạt hình giỏi, hoặc sửa chữa và xây dựng rất khéo – nhưng thật khó để thể hiện những thế mạnh này khi học trong trường.

Nếu bạn là người có trí thông minh không gian, hãy tìm cách biến nó thành thế mạnh của mình. Ví dụ, nếu bạn phải nhớ tên 50 tiểu bang của Hoa Kỳ, hãy xem kỹ bản đồ thay vì viết tên các tiểu bang đó. Bạn có thể nhắm mắt và hình dung vị trí của các tiểu bang. Sử dụng trí nhớ thị giác có rất nhiều lợi ích, đặc biệt là trong việc học tập.

MỘT SỐ CÁCH THỨC THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIAN

Sau đây là một số cách thức giúp bạn phát triển trí thông minh không gian. Hãy cố gắng thử một số hoạt động bạn thích, cho dù bản thân bạn có trí thông minh không gian ở mức nào.
1. Khám phá thế giới nghệ thuật. Nếu nơi bạn sống có bảo tàng, hãy tới tham quan và quan sát các loại hình nghệ thuật được trưng bày ở đó. Nếu bạn không có cơ hội đến bảo tàng nghệ thuật, hãy xem trên mạng. Rất nhiều bảo tàng có trưng bày ảo tất cả (hay một phần) bộ sưu tập của họ trên các trang web. (Hãy bắt đầu tìm kiếm bảo tàng trực tuyến với một công cụ tra cứu như Google). Đọc những cuốn sách và tạp chí được minh họa bằng các bức ảnh hay tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Đây cũng là cách thú vị để bạn bắt đầu khám phá. Người thủ thư có thể gợi ý cho bạn những cuốn sách hay tạp chí nghệ thuật.

2. Giữ một cuốn sổ ghi chép hình ảnh. Sổ ghi chép hình ảnh rất tiện lợi để phác họa những gì bạn quan sát được và cảm thấy thích thú, hoặc ghi lại những ý tưởng hay vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết. Bạn có thể kết hợp nhật ký viết tay với sổ ghi chép hình ảnh hoặc dùng một cuốn khác.

3. Tạo một “thư viện tranh”. Sưu tập những hình ảnh, bức tranh và mẫu thiết kế bạn thích từ báo chí, bưu ảnh hay từ bất kỳ nguồn nào bạn có. Bạn có thể cất chúng trong một cái hộp, tập hợp thành một cuốn sách ảnh hay dán lên tường.

4. Chụp bức ảnh về một ngày của bạn. Sẽ rất thú vị khi chụp ảnh về những điều bạn gặp trong ngày. Bạn có thể thực hành kỹ năng chụp ảnh phóng sự và ghi lại những sự kiện quan trọng trong vài ngày hay vài tuần. Sau đó, chọn ra những bức đẹp nhất và cho vào một quyển album hay dán chúng lên tường. (Thậm chí, bạn có thể duy trì công việc chụp ảnh trong khoảng thời gian vài tháng hay vài năm và sẽ thấy những bức ảnh – cũng như cuộc sống của chính bạn – thay đổi như thế nào theo thời gian).

5. Tự quay phim cho mình. Nếu có một chiếc máy quay kỹ thuật số, bạn có thể làm bất cứ việc gì từ các đoạn video ca nhạc đến các thước phim tài liệu do bạn tự viết kịch bản, với dàn diễn viên là bạn bè. Có rất nhiều phần mềm đơn giản giúp bạn chỉnh sửa cũng như thêm âm thanh và các hiệu ứng vào tác phẩm của mình.

6. Chơi các trò chơi hay tập giải câu đố. Pictionary (trò đoán chữ từ những hình vẽ của đồng đội) là một trò chơi quan sát quen thuộc. Rất nhiều trò khác như tic-tac-toe, cờ đam và cờ vua đều cần có chiến lược và khả năng hình dung những tình huống khác nhau trước khi chọn nước đi tiếp theo. Câu đố chuỗi, khối lập phương rubic (hay bất kỳ trò chơi 3-D nào) và ma trận là những cách thú vị để sử dụng khả năng tư duy về không gian đa chiều của bạn.

7. Xem ảo ảnh. Ảo ảnh là những bức tranh đánh lừa bộ não, cho phép bạn thưởng thức hình ảnh theo nhiều cách. Bạn cũng có thể tự tạo ra ảo ảnh.

8. Sáng tạo bằng máy tính. Có rất nhiều phần mềm giúp bạn sáng tạo trên máy tính. Ví dụ: Chương trình Adobe Photoshop để chỉnh sửa hình ảnh hay Adobe Illustrator cho phép bạn vẽ trên giao diện máy tính, chọn các màu sắc và bố cục khác nhau chỉ với một lần kích chuột. Các chương trình này có thể giúp bạn làm bất cứ điều gì từ thiết kế một chiếc ô tô (chương trình hỗ trợ thiết kế trên máy tính – CAD) đến làm phim hoạt hình.

9. Tham gia một lớp học. Bạn thích học về điều gì? Vẽ và tô màu như thế nào? Kiến trúc cơ bản là gì? Bạn làm cách nào để phát triển khả năng nhiếp ảnh của mình? Những nghệ sỹ nổi tiếng trong lịch sử? Những loại hình thủ công khác nhau như thế nào? Bạn có thể tìm thấy những lớp học có tất cả các chủ đề đó và còn nhiều hơn thế nữa. Hãy tìm những lớp học ngoại khóa trong các chương trình đào tạo thường xuyên, tại trung tâm cộng đồng, các bảo tàng (bảo tàng nghệ thuật và bảo tàng thiếu nhi), các trường cao đẳng cộng đồng, trên mạng và với gia sư.

10. Tạo ra một “phòng thiết kế” ngay trong nhà. Thu thập các vật liệu để vẽ và xây dựng mô hình cho các phát minh, ý tưởng hay dự án của bạn, như miếng ghép bằng nhựa, hình khối ghép bằng que, hình lục giác xếp bằng giấy, viên gạch, xốp, keo, dụng cụ thông ống, ghim giấy, vỏ hộp soda, tăm và đất sét, v.v…

11. Tạo ra một khu vực “dành cho nghệ thuật” ngay trong nhà. Bạn có thể sử dụng những thứ ở xung quanh như bút chì, bút đánh dấu, bút chì màu, đất sét nặn, giấy xi-măng, kéo, keo dán, kim tuyến, giấy lụa, bảng vẽ, giấy vẽ, bảng treo, tấm xốp hay bất kỳ thứ gì bạn thích. Một giá vẽ hay bảng gỗ để đặt dụng cụ vẽ và bức tranh trong khi làm việc cùng khăn trải bàn nilon để bảo vệ bàn và sàn nhà cũng rất hữu ích.

12. Quan sát những thứ xung quanh bạn vài phút mỗi ngày. Quan sát từ những chi tiết nhỏ như ánh nắng xuyên qua cửa sổ phòng học mỗi buổi chiều, sự thay đổi màu sắc trên bảng, hình dáng của những trang thiết bị trong sân chơi, đường đi của chiếc xe bạn thích hay bất cứ thứ gì thu hút tầm mắt của bạn.

13. Vận động nhà trường tiến hành những hoạt động phát triển trí thông minh không gian. Đề nghị giáo viên hay hiệu trưởng tăng thêm nhiều môn nghệ thuật trong chương trình học, mở lớp học dành cho những người thích kiến trúc hay tổ chức hội chợ sáng chế trong trường bạn.

14. Thay đổi cách nhìn của bạn về thế giới. Những thứ như kính vạn hoa, kính viễn vọng, kính lúp và kính hiển vi có thể thay đổi cách quan sát thế giới của bạn, giúp bạn khám phá những gì đã nhìn thấy. Kính vạn hoa tạo thêm nhiều màu sắc, ánh sáng và chi tiết hơn. (Bạn có thể tự làm được kính vạn hoa). Kính lúp và kính hiển vi phóng to những vật nhỏ xíu và tạo ra một thế giới mới đầy chi tiết và hình dạng. Kính viễn vọng mang những thứ ở rất xa đến gần hơn – bạn không chỉ thấy mặt trăng ở sát bên mà còn quan sát được cả những lỗ thủng trên bề mặt của nó nữa.

15. Tìm kiếm những chi tiết thú vị trong cuộc sống hằng ngày. Chi tiết là tất cả những gì xung quanh bạn – từ những “con mắt” trên vỏ quả dứa trong một tiệm trái cây đến hàng cửa sổ của một tòa văn phòng lớn. Càng quan sát nhiều, bạn càng cảm thấy hứng thú hơn (ví dụ: Những hình vuông lặp đi lặp lại trên một dãy nhà hay những dấu chữ thập trên hàng rào).

16. Thực hiện một “cuộc đối thoại bằng tranh”. Thực hiện cuộc đối thoại với một người bạn hay thành viên trong gia đình bằng cách vẽ tranh. Người kia vẽ một điều gì đó, bạn cũng dùng hình vẽ để “trả lời” và tiếp tục như vậy cho đến khi dừng “cuộc đối thoại”. Sau đó, cả hai cùng nhau thảo luận về chúng và để ý xem liệu các bạn đã “nói” đúng những gì mình nghĩ và cần truyền đạt trong bức tranh hay chưa.

Chương 5 TRÍ THÔNG MINH VẬN ĐỘNG CƠ THỂ

TRÍ THÔNG MINH VẬN ĐỘNG CƠ THỂ LÀ GÌ?

Trí thông minh vận động cơ thể có nghĩa là bạn học và suy nghĩ thông qua cơ thể, sử dụng cơ thể để biểu lộ bản thân hay các kỹ năng của mình. Bạn luôn cảm thấy thoải mái với cơ thể mình. Có thể bạn là một vận động viên, hoặc bạn có thể nhảy múa và diễn xuất đầy khéo léo. Hoặc bạn có nhiều hứng thú hơn với việc dùng đôi tay để tiến hành các hoạt động như làm đồ thủ công, điêu khắc, kiến trúc, cơ học hay sửa đồ vật. Bạn cũng có thể thể hiện trí thông minh này thông qua việc đá bóng giỏi, đan len hay may vá dễ dàng, nặn tượng bằng đất sét, diễn kịch tinh tế, biểu diễn ảo thuật, sửa các đồ vật bị hỏng trong nhà.

Mọi người thường nghĩ rằng trí thông minh vận động cơ thể không phải là một loại hình thông minh. Bạn cho rằng cơ thể và trí óc làm những việc rất khác nhau. Suy cho cùng, bạn tiến hành các hoạt động bằng cơ thể, còn học tập và suy nghĩ thì bằng đầu óc. Cơ thể dường như chỉ làm những việc như đi bộ, leo trèo, cúi lên cúi xuống, vươn vai, v.v… Điều đó có đúng không? Thực ra như vậy chỉ đúng một phần. Tuy nhiên, bằng cách nào mà cơ thể làm được những việc này? Đó chính là thông qua những chỉ dẫn từ não bộ.

Bạn sử dụng nhiều phần khác nhau của não bộ để di chuyển − chạy, nhảy múa, xây dựng mô hình, chơi thể thao, thắt nơ, tung hứng, đi bộ hay bất cứ loại vận động nào. Mỗi vận động đều cần đến sự phối hợp nhanh chóng và tỉ mỉ của vô số các dây thần kinh, cơ, khớp và các phần khác nữa. Nếu buộc phải chỉ riêng cho từng bộ phận của cơ thể phải di chuyển như thế nào, chắc chắc bạn sẽ mất hàng tuần mới ra được khỏi giường vào buổi sáng. Não bộ đưa ra mệnh lệnh cho cơ thể rất nhanh, do đó việc di chuyển, cử động chỉ mất vài giây chứ không phải hàng tuần. Cơ thể biết phải làm gì khi bạn muốn nó làm điều đó (và làm nhanh!) − có nghĩa là cơ thể bạn khá thông minh!

MỘT SỐ CÁCH THỨC THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH VẬN ĐỘNG CƠ THỂ

Sau đây là một số cách giúp bạn phát huy và tận hưởng trí thông minh vận động cơ thể. Hãy thực hiện những hành động lôi cuốn bạn, bất kể bạn nghĩ như thế nào về trí thông minh vận động cơ thể của mình.

1. Luyện tập khả năng phối hợp tay-mắt. Học cách tung hứng – đây là một hoạt động tuyệt vời đòi hỏi sự kết hợp giữa mắt, trí óc và tay. Ngoài ra, các hoạt động khác cũng giúp phát triển khả năng này như chơi bi, ping pong và video game (Tất cả những hoạt động đó kết hợp với sự định hướng rõ ràng sẽ giúp bạn phát triển các phản xạ). Để tăng khả năng phối hợp tay-mắt thông qua các môn thể thao, bạn có thể đánh bóng rổ, ném móng ngựa hoặc phi tiêu, chơi bowling. Hãy luyện tập các kỹ năng đánh tennis, các cú giao bóng chuyền hay đánh bóng bằng gậy.

2. Thực hiện những hành động có vẻ ngớ ngẩn. Hãy luyện tập những trò đùa như một kẻ ngớ ngẩn. Ví dụ: Cố gắng làm cho đầu lưỡi chạm vào chóp mũi, mường tượng cách làm lỗ mũi loe ra hoặc nhướn lông mày, tạo những âm thanh khác thường bằng cách khum bàn tay lại thành hình chén ở trong nách, tiếp đó kéo bàn tay đi lên đi xuống. Luyện tập cách ngọ nguậy đôi tai (đối với một số người thì đây là việc rất khó!). Dùng ngón chân viết tên vào một mảnh giấy. (Bạn có thể làm những việc gì với các ngón chân mà thông thường phải dùng các ngón tay?)

3. Chơi trò chơi đố chữ với người thân và bạn bè. Trò chơi đố chữ là một cách thức tuyệt vời để thể hiện ý nghĩ bằng cách sử dụng cơ thể. Nếu bạn thích thú với trò chơi này, hãy thực hiện một “cuộc đối thoại” với bất cứ ai mà không sử dụng lời nói.

4. Tìm kiếm ý tưởng trong khi di chuyển và luyện tập. Luôn giữ một cuốn sổ tay nhỏ hoặc máy ghi âm bên mình khi bạn chạy bộ hoặc đi bộ đường dài. Hãy viết hoặc phác thảo bất cứ ý tưởng thú vị nào mà bạn có. Bạn có thể sáng tác thơ, giải quyết được các vấn đề toán học hoặc vẽ phác thảo ý tưởng.

5. Học cách mát-xa vai cho bạn bè và người thân. Mát-xa vai thường mang lại cảm giác thoải mái, vì vậy khi mát-xa cho người khác, bạn cần tìm hiểu cách thức hoạt động của các cơ bắp, họ thích những gì và họ trở nên căng thẳng ra sao. Trước khi bạn định mát-xa vai cho ai đó, phải luôn đảm bảo đã đưa ra những câu hỏi kiểm tra để thấy rằng họ thích những gì bạn làm. Những gì mang lại cảm giác thoải mái cho người này lại có thể gây nhột hoặc làm đau người khác.

6. Suy ngẫm về một ý tưởng và thực hiện nó. Sử dụng đất sét, ghim kẹp giấy, giấy bồi, dụng cụ ống nạo, hộp, giấy xây dựng hoặc bất cứ vật liệu nào khác bạn tìm thấy quanh nhà. Trí óc sẽ được “duỗi” ra khi bạn kéo căng các ngón tay.

7. Rèn luyện cơ thể. Hãy rèn luyện để tim và phổi khỏe mạnh, đồng thời nâng cao khả năng chịu đựng bằng các hoạt động thể dục nhịp điệu. Các hoạt động này bao gồm: Nhảy, chạy đua, chạy bộ, đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu hoặc đi xe đạp. Hãy phát triển sức mạnh thể chất bằng các bài tập như chống đẩy, đẩy xà đơn, nằm xuống rồi ngồi dậy thẳng lưng, chân duỗi thẳng hay nâng tạ.
Thực hiện các bài tập co giãn như làm cơ thể ấm hoặc lạnh để nâng cao sức bền và các hoạt động thể dục nhịp điệu giúp cơ thể linh hoạt hơn.

8. Học một môn nghệ thuật hoặc nghề thủ công. Tìm hiểu các công việc như đan len, móc len, dệt, may vá, thêu thùa, xâu vòng, làm dây trang sức bằng nút, thắt nút dây (để câu cá), xây dựng mô hình hoặc thuật viết chữ đẹp. Với sự hỗ trợ của người lớn, trẻ em có thể khám phá các hoạt động như làm mộc, khắc gỗ, nấu ăn hoặc làm kính màu.

9. Giải tỏa căng thẳng và thư giãn. Bạn nên tìm hiểu những cách thức để nhận thức về cơ thể tốt hơn cũng như biết cách thư giãn khi rơi vào tâm trạng căng thẳng. Tâm trạng này ảnh hưởng đến cả cơ thể lẫn trí óc, vì vậy khi lo lắng về bài kiểm tra, bài tập về nhà hay về người thân, đó chính là lúc bạn cần tìm cách giải tỏa căng thẳng. Hãy để cơ thể được nghỉ ngơi. Nằm xuống và bắt đầu thở sâu. Bắt đầu từ các ngón chân, gồng các cơ bắp lên và sau đó thả lỏng chúng trong khi bạn thở ra. Tiếp tục làm như vậy với bàn chân và bắp chân, cứ tiếp tục cho đến khi bạn đạt được trạng thái thư giãn lên tới đỉnh đầu. Yoga và thái cực quyền là những cách thức hữu hiệu để loại bỏ căng thẳng. Chúng sẽ giúp bạn học tốt, ngủ ngon và tinh thần lạc quan hơn.

10. Tham gia một lớp kịch hoặc thử một vai diễn. Ở trường, bạn có cơ hội tham gia những vở kịch ngắn trào phúng của lớp hoặc một vở kịch của trường. Nếu thích diễn kịch, hãy tìm kiếm những địa điểm thuộc khu vực sinh sống − những nơi bạn có thể tham gia, ví dụ các nhóm kịch cộng đồng hoặc nhóm giáo dục đồng đẳng. Ở đó, bạn có thể diễn những vở kịch ngắn trào phúng hoặc các vở kịch theo chủ đề như cuộc sống, nạn ma túy và nạn côn đồ…

11. Tham gia các khóa học võ thuật. Võ thuật có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: Aikido có tính chất phòng thủ thuần túy sẽ dạy cho bạn cách sử dụng chính đòn của đối thủ để chống lại họ; karate, jujitsu hoặc taekwondo đề cao cách tiếp cận mang tính chủ động hơn. Một lớp học đòi hỏi phải có nhiều đối thủ để mọi người luyện tập cách tấn công, rèn luyện tính kiềm chế và tinh thần kỷ luật. Hãy tìm một lớp học ưng ý và phù hợp với khả năng của bạn. Các trung tâm cộng đồng là nơi lý tưởng để bạn tìm kiếm các lớp học địa phương.

12. Tập trung học hoặc tự luyện tập một môn thể thao cá nhân. Các môn thể thao cá nhân bao gồm: bơi, chạy, bắn cung, trượt ván, đi xe đạp, trượt tuyết… Bạn có thể luyện tập cùng người khác hoặc thi đấu trong một đội, nhưng bạn có thể tự mình làm tốt những hoạt động này. Thể thao giúp bạn rèn luyện cơ thể, kết bạn và giải tỏa căng thẳng.

13. Tham gia đội thể thao trong khu phố hoặc ở trường học. Nếu bạn thích chơi thể thao cùng người khác, hãy tìm kiếm cơ hội ở trường học hoặc trong khu phố của mình. Nếu mới bắt đầu, bạn có thể thử với các môn thể thao của trường, thành phố, khối phố hoặc với nhóm bạn hàng xóm. Nếu bạn muốn tìm kiếm một môn thể thao thoải mái hơn, hãy cùng bạn bè chơi những môn thể thao tự chọn như bóng rổ, bóng chày, khúc côn cầu, bóng chuyền hoặc bóng đá. Nếu bạn muốn thi đấu và cạnh tranh nghiêm túc, hãy chơi trong đội thi đấu của trường hoặc khu phố.

Chương 6 TRÍ THÔNG MINH TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN

TRÍ THÔNG MINH TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN LÀ GÌ?

Bạn yêu mến mọi người và thể hiện điều đó bằng nhiều cách khác nhau. Đơn giản nhất là việc bạn thích làm việc, học tập, giúp đỡ và gần gũi mọi người. Bạn có khả năng thiên bẩm là hiểu người khác cảm nhận như thế nào, họ muốn hoặc cần gì và tại sao họ lại làm như vậy. Bạn cũng có thể là người thích kết bạn hay hoạt động tốt trong các tổ chức xã hội. Nếu có trí thông minh tương tác cá nhân, bạn sẽ thể hiện nó bằng việc lãnh đạo một câu lạc bộ hay tổ chức trong trường học, kết giao với nhiều bạn bè, giúp đỡ người khác sống hòa thuận, truyền cảm hứng cho mọi người cùng tham gia một việc lớn, hoặc tổ chức các hoạt động cho người thân và bạn bè.

Bạn có trí thông minh tương tác cá nhân cũng có nghĩa là bạn quan tâm chân thành đến người khác và mong muốn được giúp đỡ họ.
Trí thông minh tương tác cá nhân thể hiện ở việc bạn hiểu và đối xử tử tế với người bạn nhút nhát, tự ti ở trường. Hoặc bạn có khả năng giải quyết những tranh cãi của bạn bè hay anh chị em ruột. Ngoài ra, bạn còn trực tiếp giúp đỡ những người xung quanh (ví dụ: Giúp bác hàng xóm quét đường phố) hay thông qua các tổ chức dịch vụ. Có rất nhiều cách để trở thành một người có trí thông minh tương tác cá nhân, bởi nó bao gồm nhiều khả năng khác nhau. Và một trong những khả năng của trí thông minh tương tác cá nhân mà bạn có thể có là thấu hiểu người khác.

Bạn biết con người đọc sách – nhưng bạn có biết con người cũng có thể đọc con người không? Khi bạn mỉm cười với ai đó, người đó có thể “đọc” được khuôn mặt của bạn và đoán rằng bạn đang hạnh phúc; nếu cau mày, bạn đã truyền đạt thông điệp là mình đang buồn hay cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, đọc sách đôi khi dễ hơn rất nhiều so với “đọc” con người.

Chẳng hạn, điệu cười có nhiều kiểu khác nhau. Nụ cười cởi mở có thể cho người khác thấy: “Tôi rất vui khi được biết anh”; cười mím môi có thể ngụ ý: “Tôi giận anh nhưng tôi không muốn anh biết điều đó”. Nụ cười giả tạo có nghĩa là: “Tôi không thấy thoải mái khi gặp anh nhưng tôi vẫn cười vì phải tỏ ra lịch sự”. Cần phải có trí thông minh mới nhận ra được sự khác biệt giữa những điệu cười này. Và điều quan trọng là phải có trí thông minh tương tác cá nhân.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học-xã hội, mấy giây trước khi gặp gỡ người khác, thậm chí là trước khi nói chuyện, cả hai bên đã có những nhận xét không lời về nhau. Vì thế tại thời điểm của cuộc gặp gỡ, mỗi người trong các bạn đã đọc được một loạt tín hiệu xã hội và đưa ra cảm nhận về người kia. Điều này nghe có vẻ ngạc nhiên nhưng bạn đã làm chúng mỗi ngày ở trường, ở nhà hay bất cứ nơi đâu. Những nhận xét này có thể giúp bạn nhận ra người đó có làm bạn khó chịu hay có khả năng trở thành một người bạn hay không.

Một số người rất giỏi trong việc “đọc” suy nghĩ hay cử chỉ của người khác. Họ có thể đứng trong đám đông hay trong lớp học rồi chỉ ra những ai thích và không thích nhau. Một người “đọc” người khác giỏi có thể nhanh chóng chọn ra một nhóm bạn thường chơi với nhau, tìm ra những người có khúc mắc với nhau hay chỉ ra những bạn thường chơi không công bằng. Và người đó có thể nhận ra tất cả những điều này chỉ với việc quan sát các cử chỉ như nháy mắt, cách nhìn, điệu gõ tay, biểu hiện trên khuôn mặt hay các cử chỉ khác (cách đi đứng, tư thế). Thỉnh thoảng, bạn hãy thử “đọc” những nhóm người xung quanh. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những điều mọi người nói mà không cần dùng lời.

Giả sử, tình cờ bạn gặp một người không giỏi trong việc “đọc” người khác. Có thể lúc đó bạn sẽ có thái độ lạnh nhạt, nhưng người kia lại hiểu nhầm và nghĩ bạn đang giận dữ. Hoặc bạn có thể vỗ vai thân thiện với một ai đó nhưng họ lại xem đó là một hành động thô lỗ. Như vậy, bạn có thể thấy rằng thật dễ hiểu nhầm ý của người khác.

Bởi một phần lớn trí thông minh tương tác cá nhân là khả năng “đọc” người khác, nên bạn có thể thấy tầm quan trọng của nó trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Khả năng “đọc” người khác giúp bạn giao tiếp và có mối quan hệ thân thiện với mọi người. Bạn có thể thành công hơn trong cuộc sống bởi bạn hiểu những gì người khác cần và cách thức để có được điều bạn muốn từ người khác – ví dụ, giúp bạn giải các bài tập về nhà, ủng hộ tiền khi bạn gây quỹ cho một mục đích cao cả. Khả năng này còn giúp bạn tặng cho người khác những thứ họ cần.

Nhà tâm lý học Daniel Goleman, chuyên gia về trí thông minh tương tác cá nhân, nói rằng thế giới doanh nhân thường được tạo nên bởi những người có chỉ số IQ thấp hơn nhưng họ lại chịu trách nhiệm quản lý những người có chỉ số IQ cao hơn (xem thêm phần chỉ số IQ). Như vậy, người quản lý không nhất thiết phải có chỉ số IQ hay bằng cấp cao nhất và cuối cùng lại lãnh đạo những người có chỉ số IQ hay bằng cấp cao. Điều này có khiến bạn ngạc nhiên không?

Hãy dành thời gian suy ngẫm về những người bạn được mọi người yêu mến nhất. Họ có phải là những học sinh thông minh nhất không? Hay họ là thành viên trong ban chấp hành hội học sinh? Hoặc họ được yêu mến vì những lý do như tự tin, duyên dáng, vị tha, có cá tính? Nhiều học sinh có trí thông minh tương tác cá nhân được thầy cô giáo và bạn bè yêu mến bởi họ biết cách sống hòa thuận với mọi người – chứ không phải vì họ luôn nhận được điểm 10 trong tất cả các môn học.

Điều này không có nghĩa là bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi cũng như có trí thông minh trong những lĩnh vực khác. Bạn có thể có tất cả chín loại hình trí thông minh hay một vài trí thông minh bất kỳ nhưng vẫn đạt kết quả cao trong học tập, có những người bạn thân và được yêu mến. Ví dụ, nếu bạn giỏi môn toán và làm thơ, điều này không có nghĩa con người là một bí ẩn đối với bạn.

MỘT SỐ CÁCH THỨC THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH TƯƠNG TÁC CÁ NHÂN

Dưới đây là một số cách thức giúp bạn phát triển và tận hưởng các kỹ năng của trí thông minh tương tác cá nhân. Hãy thực hiện bất cứ hoạt động nào bạn có hứng thú, bất kể bạn nghĩ thế nào về trí thông minh tương tác cá nhân của mình.
1. Làm một cuốn sổ địa chỉ: Ghi danh sách bạn bè cùng số điện thoại, địa chỉ và e-mail của họ. Sử dụng những thông tin này để giữ liên lạc. Thậm chí nếu không có gì đặc biệt, bạn chỉ cần ghi chú ngắn gọn về những điều bạn nghĩ đến người đó – điều này cũng có nhiều ý nghĩa.

2. Vẽ bản đồ xã hội của riêng bạn: Viết tên bạn ở vị trí trung tâm của tờ giấy. Gần tên bạn nhất, hãy viết tên của những người thân thiết nhất với bạn (người thân và bạn bè). Sau đó, viết tên những người bạn và các mối quan hệ không thân thiết với bạn xa hơn theo mức độ. (Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ thật sự xa, hãy viết tên người đó ở mép tờ giấy). Hãy viết tên những người bạn gần gũi càng nhiều càng tốt. Sau đó, bạn nên nhìn lại danh sách. Nếu bạn muốn có thêm nhiều tên trong tờ giấy hay nhiều tên ở gần bạn hơn, hãy luyện tập theo những chỉ dẫn kết bạn đã đề cập ở phần trước của chương này.

3. Gặp gỡ những người bạn mới: Quyết định gặp gỡ thêm một người bạn mới mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng (số người bạn muốn gặp tùy thuộc vào quyết định của bạn). Nếu bạn muốn làm quen với một ai đó, hãy bắt đầu ngay với việc giới thiệu bản thân.

4. Luyện tập khả năng quan sát mọi người: Khi đến một nơi công cộng – sân chơi, cửa hàng rau, siêu thị – cùng một người bạn hay người thân, các bạn hãy thử “đọc” suy nghĩ và ý nghĩa thể hiện qua cử chỉ của những người xung quanh. Hãy nhìn ngôn ngữ cử chỉ của họ, những biểu hiện trên khuôn mặt (hạnh phúc, đau buồn, gắt gỏng hay mệt mỏi) và tư thế của họ như thế nào (đứng hay ngồi). Họ dùng tay hay có điệu bộ gì khác trong khi nói? Họ sử dụng những hình thức giao tiếp không lời nào (bắt tay, chạm khẽ vào vai, hay hôn)? Hãy nói về những gì bạn thấy và suy nghĩ xem hành vi giao tiếp đó có ý nghĩa gì.

5. Tìm những người có cùng suy nghĩ với bạn: Tổ chức một câu lạc bộ hay lập một nhóm bạn có cùng mối quan tâm với bạn (sách, thiên nhiên, bóng chày, nấu ăn, mua sắm, thiết kế). Sẽ rất thú vị khi dành thời gian bên cạnh những người thích làm những việc giống bạn. Các bạn có thể làm việc cùng nhau, đưa ra những ý tưởng mới, hay chỉ đơn giản là ngồi tán gẫu. Khi có những hoạt động chung, các bạn sẽ có vô số chuyện để nói.

6. Tự nguyện giúp đỡ người khác: Có rất nhiều tổ chức được thành lập và hoạt động để giúp đỡ mọi người trong một phạm vi nhỏ hay trên toàn cầu. Bạn có thể quan tâm và tình nguyện tham gia một số tổ chức như: Hội Chữ thập đỏ, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường, Hội Bảo vệ Bà mẹ và trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và tổ chức Ân xá Quốc tế (AI).

7. Tham gia học nhóm: Tận dụng những hoạt động học nhóm ở trong lớp – bạn có thể học được nhiều cách khác nhau khi giải quyết vấn đề, lắng nghe ý tưởng của người khác và hiểu bạn bè cùng lớp hơn. Hãy cố gắng để có điều kiện học tập và nghiên cứu với bạn bè sau giờ lên lớp – cùng làm bài tập về nhà, sáng tạo tác phẩm nghệ thuật chung, hát hay chơi nhạc cùng nhau. Hãy hỏi ý kiến giáo viên về việc tạo điều kiện để các thành viên trong lớp học tập và nghiên cứu theo nhóm nhiều hơn.

8. Tham gia các tổ chức hay hoạt động tập thể: Ứng cử vào ban chấp hành hội học sinh – sinh viên, đóng góp ý kiến cho chương trình bảo vệ môi trường của trường học, hay tìm cách khác sử dụng trí thông minh tương tác cá nhân để giúp đỡ bạn bè.

9. Làm gia sư: Hãy đề nghị kèm cặp cho một bạn cùng lớp hoặc gia sư cho một học sinh ít tuổi hơn. Bạn sẽ thấy hạnh phúc và hài lòng với việc giúp đỡ người khác, và nhờ đó bạn có thể sớm hoàn thiện trí thông minh tương tác cá nhân.

10. Dành thời gian bên gia đình: Thường xuyên dành những khoảng thời gian “chất lượng” bên gia đình để kết nối các thành viên với nhau. Đó là những buổi họp gia đình để các thành viên cùng trò chuyện, trao đổi về những vấn đề quan trọng như công việc hằng ngày, mọi việc tiến triển ra sao và kết quả học tập như thế nào. Hoặc cả gia đình cùng chơi bài vào buổi tối, chơi bóng rổ trong công viên hay đi chơi bowling.

11. Khám phá khả năng lãnh đạo: Dù bạn là một nhà lãnh đạo thiên bẩm hay chỉ thích là một thành viên bình thường trong nhóm, hãy khám phá xem khả năng lãnh đạo có ý nghĩa gì. Bạn sẽ có cơ hội thử sức khả năng lãnh đạo trong nhiều tổ chức và nhóm tình nguyện. Ở đó, bạn có cơ hội được đào tạo, tư vấn và học hỏi các kỹ năng lãnh đạo.

12. Tìm một người tư vấn giàu kinh nghiệm: Người đó giúp bạn học hỏi các kỹ năng mới, phát triển và hoàn thiện chúng. Ngoài ra, người đó cũng có thể đóng vai trò là một hình mẫu tích cực của bạn, giúp bạn tự tin hơn và cảm thấy hứng thú khi gặp gỡ mọi người. Họ sẽ khuyến khích bạn phát triển các kỹ năng của một nhà lãnh đạo. Bạn có thể tìm họ ở nhiều nơi khác nhau. Đó có thể là anh/chị hướng đạo sinh, chủ tịch câu lạc bộ, huấn luyện viên, một người bạn của gia đình, một doanh nhân ở địa phương, hay một người làm việc trong tổ chức bạn tham gia tình nguyện.

13. Tìm cơ hội để học hỏi ở bất cứ đâu: Có thể bạn chưa bao giờ nghĩ đến điều này, nhưng tất cả những người bạn gặp lại biết những điều bạn không biết, tiếp xúc với những người bạn chưa bao giờ gặp và có những kinh nghiệm bạn chưa có. Hãy suy nghĩ có bao nhiêu điều bạn có thể học hỏi từ họ. Sau đó, thể hiện sự quan tâm của bạn với những người bạn mới và hỏi họ nhiều điều. Cuối mỗi ngày, hãy suy nghĩ về những người bạn đó và tự hỏi bản thân đã học được những gì từ họ.

14. Đừng vội đưa ra phán xét về người khác: Có thể thật dễ dàng khi đưa ra lời phán xét về mọi người mà không cần hiểu họ. Chắc hẳn bạn từng có suy nghĩ: “Anh chàng đó thật ngốc nghếch!” Nhưng thay vì vội vàng kết luận, hãy tìm hiểu xem bạn và người đó có những điểm chung nào và bạn học hỏi được điều gì từ họ. Có thể người đó sẽ không trở thành bạn của bạn, nhưng ít nhất bạn cũng đã nỗ lực để hiểu họ hơn. Và nếu các bạn có thể trở thành bạn của nhau, điều đó thật tuyệt vời.

15. Luyện tập khả năng kết bạn: Nếu bạn cảm thấy không tự tin hay lúng túng, hãy tập làm quen với những người bạn đã biết như thành viên trong gia đình hay một người bạn cũ. Việc làm quen sẽ dễ dàng hơn nếu bạn luyện tập. Kết bạn qua thư cũng là một cách thú vị để biết thêm những người bạn mới.

Chương 7 TRÍ THÔNG MINH NỘI TẠI

TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM LÀ GÌ?

Khi có trí thông minh nội tâm, bạn sẽ hiểu rõ bản thân. Bạn biết mình là ai và có thể làm gì. Bạn biết cảm giác của mình và hiểu rõ bản thân hơn những gì người khác hiểu về bạn. Bạn tự lập ra các mục tiêu riêng, suy ngẫm và học hỏi từ kinh nghiệm, hiểu rõ sức mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Bạn có thể thể hiện trí thông minh nội tâm với việc ghi lịch trình công việc hằng ngày, khắc phục khó khăn trong cuộc sống, lập kế hoạch cho tương lai, dành thời gian suy ngẫm về cuộc sống, quan tâm đến tôn giáo hay tâm lý học cũng như rèn luyện khả năng hiểu và chấp nhận những cảm xúc mà cuộc sống mang lại.

Bạn đã bao giờ nghĩ mình là ai không? Nếu ai đó hỏi: “Bạn là ai?”, bạn có thể trả lời: “Tôi là John Doe” hay “Tôi là Jane Doe”. Nhưng đó chỉ là tên của bạn. Bạn chắc chắn có nhiều thứ hơn thế. Bạn có thể tiếp tục: “Tôi mười một tuổi, sống ở…, hiện tôi đang học lớp 6; sở thích của tôi là chơi bóng đá.” Những điều này sẽ giúp mọi người biết thêm một số thông tin về bạn nhưng vẫn còn nhiều điều để hiểu.

Ngoài độ tuổi, nơi sống, lớp học và sở thích, bạn còn có kinh nghiệm, ước mơ tương lai, sở thích sở ghét, hay cảm xúc riêng tư. Mô tả bản thân càng rõ nét, bạn càng hiểu rõ mình là ai. Và đó chính là những gì hàm chưa trong khái niệm trí thông minh nội tâm.

Bạn có nghĩ: “Tất cả mọi người đều hiểu rõ bản thân họ”? Liệu điều đó có đúng không? Thực tế, không phải tất cả mọi người đều có khả năng đó. Chỉ một số người có thể hiểu rõ những cảm xúc, mục tiêu và ước mơ của mình hơn người khác. Vì những người có trí thông minh nội tâm thường hiểu rõ về bản thân họ, nên họ có thể đưa ra những chọn lựa thông minh hơn trong cuộc sống. Thực tế, những người này ít bị ảnh hưởng bởi áp lực tâm lý từ bạn bè cùng trang lứa, bởi họ không quan tâm nhiều đến những điều người khác nghĩ về mình và không muốn làm những việc cản trở bước chân họ trên con đường tiến tới mục tiêu đã định.
Đây là hai ví dụ về họ với việc sử dụng các kỹ năng của trí thông minh nội tâm:

Ví dụ 1: Bạn thân của Jane rất muốn thử giọng cho một vở nhạc kịch của trường nhưng cô bé không muốn đi một mình và nài nỉ Jane cùng tham gia. Jane có một giọng ca hay, nhưng cô bé không muốn thử giọng vì cảm thấy lo lắng khi hát trước đám đông; hơn nữa, Jane muốn dành thời gian để hoàn thiện trò chơi bóng đá của mình. Jane biết điều gì tốt nhất cho mình và không để phải chịu áp lực từ phía người bạn. Tuy nhiên, Jane cũng nói rằng cô bé sẽ rất vui khi xem người bạn thử vai và sẽ cổ vũ hết mình cho bạn ấy.

Ví dụ 2: Bạn bè John đang chế giễu một cậu bạn trên sân bóng vì cậu này chơi thể thao rất ké và lại có phần không tự tin. Chúng cũng bắt đầu khiêu khích John vì John không hùa theo chúng. Thực tế, điều John làm cũng chính là để bảo vệ cậu bạn đang bị bắt nạt, vì John cho rằng việc làm của đám bạn kia là không đúng. Thậm chí, John biết rằng đám bạn có thể sẽ nghỉ chơi với cậu nhưng vẫn quyết định làm việc mà cậu tin là đúng.

Vậy trí thông minh nội tâm của Jane và John thể hiện ở điểm nào? Đó chính là việc Jane đã nhận ra những điểm mạnh (bóng đá và giọng nói), điểm yếu (sợ biểu diễn trước đám đông) và mục tiêu của mình (mong muốn hoàn thiện trò chơi bóng đá). Jane đã chống lại được áp lực từ việc người khác muốn cô bé làm những việc mà cô bé nghĩ không có lợi cho mình. Đối với John, cậu đã bảo vệ cho điều mình tin, thậm chí điều đó có thể khác biệt với những gì bạn bè nghĩ và cậu có thể bị trêu chọc.

Như bạn thấy, trí thông minh nội tâm cũng giống như sự tự nhận thức. Và đây là một trong những loại kiến thức quan trọng nhất bạn cần có. Thật khó mà tin được rằng việc hiểu rõ bản thân còn quan trọng hơn là tìm ra lời giải cho các bài toán hóc búa hay học được cách đọc các nốt nhạc – nhưng đó là sự thật!

Thực tế cho thấy, trí thông minh nội tâm là chìa khóa quan trọng để có được cuộc sống thành công. Khi bạn biết mình là ai và mong muốn tương lai như thế nào, bạn sẽ có nhiều khả năng hơn để đạt được những mục tiêu đó. Và còn một phần thưởng khác nữa: Khi có trí thông minh nội tâm, bạn cũng dễ dàng phát triển những trí thông minh khác.

MỘT SỐ CÁCH THỨC THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM

Sau đây là một số cách thức thú vị giúp bạn phát huy và tận hưởng các kỹ năng của trí thông minh nội tâm. Hãy thực hiện bất cứ hoạt động nào bạn có hứng thú, bất kể trí thông minh nội tâm của bạn đang ở mức độ nào.

1. Tự hỏi bản thân: “Tôi là ai?” Ngay đầu trang giấy, hãy viết dòng chữ “Tôi là ai?” Viết càng nhiều câu trả lời càng tốt. Liệt kê những việc bạn yêu và ghét, sở thích của bạn hay bất cứ thứ gì khác xuất hiện trong đầu. Câu trả lời càng chi tiết càng tốt. Hãy dành nhiều thời gian và giấy để viết nếu cần thiết.

2. Ghi nhật ký. Viết ra những cảm xúc, ý tưởng, kỷ niệm hay bất cứ thứ gì khác mà bạn đang nghĩ đến. Bạn có thể viết về một ngày ở trường, cuộc tranh cãi với một người bạn hay cảm giác hạnh phúc khi chăm sóc chú mèo nhỏ. Bạn hãy làm thơ hay vẽ trong nhật ký nếu muốn. Và đây là nhật ký của riêng bạn và bạn không phải đưa nó cho ai cả.

3. Lập một danh sách riêng. Lập một danh sách bao gồm tất cả những việc bạn có khả năng làm tốt. Sau đó, lập danh sách những việc bạn muốn làm hơn. Dựa trên danh sách này, hãy lập một danh sách các mục tiêu cho bản thân (xem phần tiếp theo).

4. Lập mục tiêu cho bản thân. Dành khoảng thời gian đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng để lập các mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt được sau một khoảng thời gian. Hãy lập các mục tiêu bạn đạt được bằng nỗ lực của bản thân. Nếu mục tiêu quá dễ dàng, bạn sẽ không có cảm giác hài lòng khi đạt được nó. Nếu mục tiêu quá khó hay không thể đạt được, bạn sẽ cảm thấy chán nản và bực tức vì không có được sự tiến bộ. Hãy đánh giá bản thân đã làm được những gì trong việc đạt mục tiêu cuối mỗi khoảng thời gian, sau đó lập các mục tiêu mới.

5. Viết tự truyện. Viết một câu chuyện về cuộc đời bạn, về những gì bạn đã trải qua cho đến ngày hôm nay. Bạn có thể sử dụng tranh vẽ, hình ảnh và cả âm nhạc để dựng một vở kịch hay viết một cuốn sách hài.

6. Thiết kế một bức tranh của riêng bạn. Sử dụng các bức hình trên tạp chí, ảnh chụp hay các chất liệu nghệ thuật như sơn hay ánh sáng để thiết kế một bức tranh thể hiện phong cách riêng của bạn. Bạn có thể dán hột xoàn, lông chim hay ô tô đồ chơi vào bức tranh để tạo cảnh không gian ba chiều. Bức tranh bao gồm hình ảnh của con người hay những vật, hoạt động bạn thích. Những chi tiết đó bạn muốn làm trong tương lai hay quan trọng với bạn, tùy vào sức tưởng tượng của bạn.

7. Ghi nhớ những giấc mơ. Tìm cách nhớ lại giấc mơ của bạn mỗi đêm và viết ra nếu bạn muốn. Hãy dành thời gian suy ngẫm xem những điều đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của bạn.

8. Suy ngẫm về mỗi ngày trôi qua. Cuối mỗi ngày, hãy suy ngẫm về những điều thú vị hay điều không mấy tốt đẹp đã xảy ra, điều bạn đã học được và về cách thức bạn sử dụng để cải thiện những việc đó trong tương lai. Hãy viết ra ba điều khiến bạn biết ơn hay hạnh phúc trong ngày hôm đó.

9. Học cách thư giãn. Dành những khoảng thời gian đều đặn để thư giãn. Bạn có thể sử dụng phương pháp luyện yoga.

10. Nhìn lại hộp công cụ trí thông minh nội tâm. Liệt kê danh sách tất cả các công cụ giúp bạn giải quyết những vấn đề vướng mắc trong cuộc sống. Đó có thể là viết nhật ký, nói chuyện với bố mẹ hay bạn thân, thư giãn với các bài thể dục, hít thở sâu, đến một nơi yên tĩnh hay những việc bạn giúp bạn vui vẻ trở lại khi gặp chuyện không vui.

11. Đọc sách rèn luyện khả năng tự lực. Những cuốn sách sẽ giúp bạn hiểu được bản thân. Bạn có thể đọc sách về người có trí thông minh nội tâm – những người đã tạo ra sự đột phá nhờ niềm tin sâu sắc vào bản thân. Hoặc đọc các tác phẩm hay tiểu sử của những nhân vật như Rosa Parks, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Eleanor Roosevelt hay Gloria Steinem.

12. Làm những việc bạn yêu thích. Dành thời gian mỗi ngày hay mỗi tuần để làm những việc bạn yêu thích. Đó có thể là việc bạn làm theo sở thích, tự nguyện tham gia một hoạt động bạn quan tâm hay học hỏi những điều mới mẻ.

13. Bắt đầu những việc có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân. Bạn có thể phát minh ra một thứ (và được nhận bằng sáng chế) giúp giải quyết một vấn đề chung nào đấy (ví dụ: những bình sữa hiện có mặt trên thị trường rất khó sử dụng), hay bắt đầu một công việc kinh doanh dựa trên ý tưởng hay sáng kiến của bạn. Hoặc thấy một vấn đề nào đó khiến bạn thật sự quan tâm, như những con vật bị lạc, tình trạng vô gia cư, xóa mù chữ, và bạn muốn làm điều gì đó để thay đổi trong phạm vi địa phương hay toàn cầu, như: tham gia các đội tình nguyện, đưa ra các đề xuất, xây dựng một trang web cung cấp thông tin cho những người bạn cùng lứa tuổi.

Chương 8 TRÍ THÔNG MINH THIÊN NHIÊN

TRÍ THÔNG MINH THIÊN NHIÊN LÀ GÌ?

Khi nghĩ đến trí thông minh thiên nhiên, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là gì? Thiên nhiên, hầu như là vậy! Trí thông minh thiên nhiên chỉ sự thích thú và hiểu biết của bạn đối với môi trường sống. Bạn chú ý đến mọi thứ xung quanh, thích thú với việc tìm hiểu và phân loại sinh vật như cây cối hay động vật. Bạn có thể là người quan tâm đến thời tiết, thích sưu tầm các loại đá hay tìm hiểu các vì sao. Bạn chỉ ra sự khác nhau giữa các loại cây, thú, chim, các loại côn trùng nhỏ, đám mây, vì sao hay ngọn núi. Bạn cảm thấy rất hứng thú với những thứ xung quanh – dù ở bất cứ nơi đâu.

Hãy dành thời gian suy ngẫm xem thiên nhiên có ý nghĩa gì đối với bạn. Bạn có dành nhiều thời gian ở ngoài trời không? Bạn thấy thú vị với nghề làm vườn, chăm sóc cây cối và động vật, tìm hiểu về sông hồ, đại dương, thiên văn hay khí hậu? Hoặc sưu tầm các loài côn trùng nhỏ, ngắm nhìn các loài chim hay tìm hiểu các loại đá trên mặt đất? Về các sinh vật sống, cảnh quan hay bầu trời? Thiên nhiên là tất cả những điều đó và còn hơn thế – trí thông minh thiên nhiên cũng vậy.

MỘT SỐ CÁCH THỨC THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH THIÊN NHIÊN

Dưới đây là một số cách thức có thể giúp bạn phát huy và tận hưởng trí thông minh thiên nhiên. Hãy thử bất cứ hoạt động nào bạn thấy hứng thú, bất kể bạn nghĩ trí thông minh thiên nhiên của mình ở mức độ nào.

1. Chú ý đến thiên nhiên ở quanh bạn. Có thể đó chỉ là việc ngắm nhìn một đàn kiến đang làm việc chăm chỉ, ghi chép về các loài hoa hay rau mọc trong vườn, cảm thấy thích thú khi quan sát những tán lá trong công viên đang đổi màu vào mùa thu, hay nghiên cứu một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp – ví dụ, sân sau nhà bạn.

2. Trồng một loài cây nhỏ và quan sát nó phát triển. Bạn có thể trồng một cây hoa, cây ớt hay bất cứ loài cây nào bạn thích. Hãy chú ý đến các giai đoạn phát triển khác nhau của nó. Nó phát triển có nhanh không? Cần bao nhiêu nước? Có thích nhiều ánh sáng không? Và những nhân tố này có thay đổi khi nó lớn hơn không?

3. Nằm trên thảm cỏ và ngắm nhìn bầu trời. Chú ý đến những đám mây lơ lửng trên bầu trời vào một buổi chiều có nắng. Chúng có hình mảnh mai và theo đường kẻ? Hay trắng mịn màng? Chúng đứng yên hay trôi theo gió? Bạn có thể dự đoán gì về thời tiết? Liệu trời có vẻ như sắp mưa?

4. Ngắm nhìn bầu trời trong một đêm quang đãng. Hãy quan sát xem bầu trời về đêm có màu gì. Bạn sẽ thấy các vì sao và thậm chí cả các hành tinh. Sao Kim và Sao Hỏa là các vì sao có thể nhìn rõ nhất, bạn sẽ thấy chúng xuất hiện ở cuối đường chân trời. Hãy quan sát mặt trăng và xem đang ở tuần trăng nào, trăng tròn, trăng khuyết hay đang dần tròn. Bạn có thể sẽ nhìn thấy sao băng, nhất là trong những đêm trời tối. Nếu bạn sống ở thành phố, có thể ban đêm sẽ quá sáng để thấy được các vì sao. Nếu vậy, bạn có thấy được thứ gì khác không? Các hành tinh? Trực thăng? Hay ánh đèn điện của các tòa nhà?

5. Nếu bạn thích ngắm sao, hãy tìm hiểu các chòm sao. Chòm sao là một nhóm gồm các vì sao có hình dạng giống các vật thể (chòm Đại hùng), động vật (chòm Kim Ngưu) hay con người (chòm Song Tử). Hầu hết các chòm sao đều gắn liền với những câu chuyện (đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau) giải thích về sự ra đời của chúng. Hãy thử nhận dạng các chòm sao trong đêm và tạo ra bầu trời của riêng bạn trên trần phòng ngủ với các vì sao phản quang. Hoặc tạo ra một mô hình vũ trụ đơn giản bằng cách đục lỗ trên giấy xây dựng màu đen theo hình dạng các chòm sao, sau đó lắp đèn nháy vào và dán chúng lên trần nhà trong phòng tối. Có thể bạn sẽ muốn ngắm nhìn các chòm sao của riêng mình và viết nên những câu chuyện về chúng.

6. Trồng một bồn cây nhỏ. Nếu nhà bạn không có sân, hãy cố gắng trồng một bồn hoa hay dược thảo trên bệ cửa sổ. Sau đó, lên kế hoạch, đào lỗ, trồng, chăm sóc và thu hoạch khu vườn ở nhà bạn hay trường học. Nếu nhà bạn có một khu vườn lớn, hãy trồng một mảnh nhỏ của riêng mình.

7. Trồng một khu vườn với nhiều loài hoa và cây trái. Hãy bắt đầu với bạn bè đồng trang lứa và người lớn trong khu vực nhà bạn. Bạn có thể phải dọn dẹp và sửa sang khu đất trước khi trồng một thứ gì đó. Khu vườn đó có hoa, rau, cây ăn quả hay dược thảo – bất cứ loài cây nào mà các thành viên của khu vườn muốn trồng.

8. Ngắm nhìn các loài chim. Chuẩn bị ống nhòm và tới một khu rừng gần nhà hay gần trường để quan sát các loài chim. Hãy mang theo sách hướng dẫn để có thể nhận dạng các loài chim lạ.

9. Theo dõi các chương trình truyền hình về thiên nhiên. Những nhà vô địch trong thiên nhiên hoang dã, Chân dung cuộc sống… là những chương trình rất thú vị. Nếu nhà bạn có kết nối với truyền hình cáp thì Discovery Channel (Kênh khám phá), Learning Channel (Kênh học tập) và Animal Planet (Hành tinh động vật) là những kênh truyền hình phù hợp để tìm các chương trình về thế giới tự nhiên. Nếu có thể, hãy xem các chương trình này cùng người thân, bạn bè và thảo luận về những vấn đề được đề cập trong các chương trình đó.

10. Đọc sách và tạp chí về thiên nhiên. Hãy tìm sách viết về các loài động vật, khủng long hay rừng rậm,… Có thể bạn sẽ thích đọc sách viết về cuộc đời của các nhà tự nhiên học nổi tiếng như John Muir, Rachel Carson, Charles Darwin, George Washington Carver và John Goodall. Một số tạp chí hay bạn có thể kiểm nghiệm là Rừng xanh, Con người và Thiên nhiên, Kiến thức Ngày nay… hay bất cứ tạp chí nào viết về thiên nhiên.

11. Tham gia một tổ chức môi trường. Bạn có thể làm việc với một tổ chức địa phương về các vấn đề quan trọng đối với khu vực bạn sống hoặc tham gia tổ chức chuyên giải quyết các vấn đề quốc gia hay quốc tế. Tất cả các tổ chức như Greanpeace (Hòa bình Xanh), The Serria Club (Câu lạc bộ Sierra), Earth Island Institute (Tổ chức quốc tế quan tâm và bảo vệ cá heo) và World Wildlife Fund (Quỹ Động vật hoang dã thế giới) hoạt động vì một loạt các vấn đề về môi trường, từ ô nhiễm đến việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng và mất môi trường sống.

12. Tham gia tình nguyện ở trường học hay một dự án cộng đồng “xanh”. Bạn có thể tham gia hoạt động trong một chương trình tái chế ở cấp cộng đồng, nâng cao nhận thức về việc bảo tồn các khu rừng nhiệt đới hay mỏm đá san hô, trồng cây, trao đổi với học sinh trên toàn thế giới về những vấn đề môi trường ở địa phương họ, hay nghiên cứu về các loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

13. Chăm sóc vật nuôi. Hãy là người chịu trách nhiệm nuôi và chăm sóc vật nuôi trong nhà hoặc ở trường. Bạn cho chúng ăn uống, đi dạo, đổ phân hay lau rửa lồng. Chăm sóc vật nuôi có nhiều việc và nhiều trách nhiệm hơn bạn nghĩ không? Sau một khoảng thời gian chăm sóc chúng, bạn có biết thêm nhiều điều về loài vật nuôi đó không?

14. Xây dựng hệ sinh thái của riêng bạn. Hãy đặt bể cá, nhà kính, tổ kiến hay bất cứ hệ sinh thái nào có thể di chuyển được. Bạn sẽ phải học nhiều điều về việc xây dựng một hệ sinh thái, bất kể là lớn hay nhỏ. Mỗi một loài cây nhỏ, loài vật hay côn trùng đều đóng một vai trò nhất định. Nếu bạn có thể xây dựng một hệ sinh thái ở nhà, hãy trao đổi với giáo viên và coi đó như một đề tài khoa học trong chương trình học.

15. Tìm hiểu về một loài động vật. Chọn một loài vật bạn yêu thích, ví dụ như chó, mèo, lợn, báo trắng, gấu túi hay linh dương châu Phi. Tìm hiểu càng nhiều thông tin về loài thú đó càng tốt. Nếu đó là vật nuôi trong nhà, bạn có thể tìm hiểu về các giống khác nhau, nguồn gốc và cách chúng đã được thuần hóa. Nếu là loài thú thuộc một nơi mới lạ, hãy tìm hiểu về môi trường sống của chúng, loài đó có bị liệt vào danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng không và tại sao, vai trò của chúng trong hệ sinh thái.

16. Tham quan bảo tàng lịch sử tự nhiên, vườn bách thú, hồ cá hay vườn ươm. Đó là những nơi rất thú vị để bạn tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Bảo tàng là nơi quản lý những chương trình giáo dục đặc biệt về các loài cây và thú ở địa phương, quan sát thiên văn cùng nhiều nội dung khác.

17. Quan sát mặt đất. Bạn có thể học hỏi được nhiều điều về nơi mình đang sống, như bụi và đá. Bạn sẽ tìm thấy nhiều loại khoáng sản khác nhau, thậm chí cả hóa thạch. Hãy đọc sách địa lý về nơi bạn sống, tìm kiếm các mẫu đá, khoáng sản và nhiều thứ khác. Nếu bạn thật sự có hứng thú, hãy sưu tầm các loại đá và tham khảo sách hướng dẫn về chúng để nhận diện những gì vừa sưu tầm được.

18. Hòa mình vào thế giới tự nhiên. Nếu có thể, bạn nên đi cắm trại hoặc thực hiện một chuyến đi bộ đường dài. Hãy tận dụng cơ hội để học hỏi những điều mới lạ về thế giới tự nhiên. Sau đó, làm một cuốn nhật ký thế giới tự nhiên về những điều bạn đã học được, phác thảo hay chụp ảnh cây cối, động vật và kết cấu tự nhiên theo các mục nhật ký.

19. Sưu tầm. Các loại côn trùng, lá cây, hoa và đá là những thứ thú vị để bạn sưu tầm. Bạn có thể ép hoa, lá và cất giữ chúng trong cuốn sổ sưu tập. Nếu bạn không muốn làm chết những con côn trùng, hãy cho chúng vào những chiếc lọ có lỗ thông khí, sau đó thả chúng vào buổi chiều hoặc tối. Bạn có thể tìm hiểu về bất cứ thứ gì mình thích bởi luôn có sách hay các câu lạc bộ bàn luận về chúng. Nhưng hãy nhớ một điều, khi sưu tầm, bạn có thể sẽ làm tổn thương đến môi trường bởi có một số thứ sẽ tốt hơn nếu để chúng ở trong tự nhiên.

20. Học cách nấu ăn. Có nhiều điều thú vị bạn có thể học; và việc nấu ăn sẽ càng thú vị hơn nếu bạn sử dụng rau quả tự tay trồng lấy.

Chương 9 TRÍ THÔNG MINH CUỘC SỐNG

TRÍ THÔNG MINH CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Nếu bạn đang còn sống (hẳn là vậy rồi vì bạn đang đọc cuốn sách này), tức là bạn có Trí thông minh Cuộc sống. Nhưng Trí thông minh Cuộc sống còn bao hàm nhiều ý nghĩa hơn là sự “duy trì sự sống”. Đó là khi bạn nhận thức được và có cảm nhận sâu sắc rằng mình đang sống. Bạn có Trí thông minh Cuộc sống nếu bạn có nhiều câu hỏi về cuộc sống, như “Vì sao có vũ trụ?” và “Sự sống bắt đầu như thế nào?”

Nhưng Trí thông minh Cuộc sống không chỉ là việc có nhiều câu hỏi lớn về cuộc sống, mà còn là đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này. Bạn có Trí thông minh Cuộc sống nếu bạn có niềm tin để trả lời cho những câu hỏi như:
– Chúa trời có tồn tại không?
– Chân lý là gì?
– Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi chúng ta chết?
– Vì sao những chuyện xấu lại xảy đến với những người tốt?
Một số người biểu hiện Trí thông minh Cuộc sống qua đức tin tôn giáo hay tinh thần hoặc qua các cách thờ phụng. Những người không có đức tin tôn giáo hay tín ngưỡng có thể biểu hiệu Trí thông minh Cuộc sống của họ qua những cách khác. Ví dụ, những người có Trí thông minh Cuộc sống có thể nghiên cứu triết học, cảm kích trước vẻ đẹp của thế giới, hoặc biểu hiện một sự thiện lành tốt bụng với mọi sinh mệnh.

MỘT SỐ CÁCH THÚ VỊ GIÚP PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH CUỘC SỐNG

Dưới đây là một vài cách giúp bạn mở rộng và sử dụng hiệu quả các kỹ năng Trí thông minh Cuộc sống của mình. Hãy thử bất kỳ hoạt động nào hấp dẫn đối với bạn, bất kể bạn nghĩ mình có trí Thông minh Cuộc sống ở mức nào.

1. Luyện tập một loại thiền định, suy tưởng, cầu nguyện, hoặc tự học. Thực hiện các hoạt động này sẽ giúp bạn có một ý tưởng hay cảm nhận lớn hơn về ý nghĩa của sự sống.

2. Tham gia một hoạt động thờ phụng, học nhóm, sinh hoạt cộng đồng hay những hoạt động chung khác. Những hoạt động này có thể đánh thức trong bạn cảm nhận về một điều gì đó lớn hơn chính bản thân bạn.

3. Đọc những cuốn sách về các chủ đề tôn giáo, tâm linh hay triết học. Hãy thử đọc cuốn Chúa có đó không? Là con. Margaret1 của Judy Blume hay Cây táo yêu thương của Shel Silverstein. Xem phim. Các bộ phim như Giết con Chim Nhại và WALL-E tập trung vào những câu hỏi lớn về cuộc sống.

4. Viết nhật ký. Ghi lại những suy nghĩ của bạn về các câu hỏi và vấn đề triết học, tôn giáo, tâm linh hay các câu hỏi và vấn đề quan trọng khác về cuộc sống.

5. Đọc những cuốn sách về các truyền thống triết học trong lịch sử. Ví dụ như cuốn Hướng dẫn tìm hiểu Triết học cho bạn trẻ của Jeremy Weate.

6. Thành lập một câu lạc bộ. Hãy thành lập một câu lạc bộ triết học ở trường; tham gia nhóm học nhóm của nhà thờ, hội đạo Do Thái hay nhà thờ Hồi giáo; một nhóm thảo luận về vũ trụ của khu dân cư hay các nhóm bạn bè khác để cùng thảo luận về các vấn đề lớn trong cuộc sống.

7. Nghe người khác diễn giảng. Tham gia các bài giảng, diễn thuyết, các buổi nói chuyện, các buổi trình diễn hay các sự kiện khác có sự tham gia của những người đã dành phần lớn cuộc đời mình cho các vấn đề tâm linh, tôn giáo, triết học hay đạo đức.

8. Hãy đọc những cuốn sách về các tập quán tôn giáo khác nhau trên thế giới. Một thế giới, Nhiều tôn giáo: Những cách thờ phụng của Mary Pope Osborne là một khởi đầu tốt.

9. Làm nghệ thuật. Hãy thể hiện những cảm nghĩ của bạn về một chủ đề hay câu hỏi triết học hoặc tôn giáo qua việc vẽ tranh, điêu khắc, cắt dán tranh ảnh…

10. Thảo luận. Tìm một người bạn cũng thích nghĩ về những chủ đề cuộc sống sâu sắc như bạn. Hãy lên kế hoạch gặp nhau thường xuyên để nói về những ý tưởng này.

11. Đọc các sách về khoa học. Tìm những cuốn sách bàn về các học thuyết mới nhất về sự hình thành của vũ trụ (vô cùng rộng lớn) và/ hoặc các tư tưởng hiện nay về những khối vật chất tạo nên mọi thứ (vô cùng nhỏ bé).

12. Đặt câu hỏi. Hãy viết ra ba câu hỏi quan trọng liên quan đến triết học, tôn giáo, tâm linh hay đạo đức như “Điều gì quyết định số phận của một người?” Sau đó hãy tìm một người lớn đáng tin cậy để giúp bạn trả lời.